Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Con voi cuối cùng bên bờ suối Ia Tul

Minh Ngọc - 10:15, 19/12/2020

Tin voi Yẵ Tao chết (hôm 3/12/2020) làm rúng động cả một vùng thung lũng Ayun rộng lớn trong nhiều ngày qua. Đó là chú voi nhà cuối cùng của người quản tượng cuối cùng ở vùng đất Ayun – Chư Mố (Gia Lai) này. Bên bờ suối Ia Tul, chú voi Yẵ Tao gần 60 tuổi đã không còn thêm một lần vui với nắng gió đại ngàn nữa.

Voi Yẵ Tao lúc còn sống. (Ảnh của gia đình Siu Kiêm)
Voi Yẵ Tao lúc còn sống. (Ảnh của gia đình Siu Kiêm)

Bên bờ suối Ia Tul

"Lũ làng ơi! Cứu! Yẵ Tao bệnh rồi! Cứu!". Tiếng gọi thảng thốt của anh Siu Kiêm (làng Pleipa Kdranh, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) vang vang trong tiếng ầm ì của cơn dông miền cao nguyên giữa mùa khô. Nghe tiếng thảng thốt của ông Siu Kiêm, người làng lũ lượt đổ ra.

Cứu voi! Cứu Yẵ Tao thôi! Tiếng gọi nhau khản đặc của lũ làng Chư Mố vang lên rầm rĩ. Tiếng chân người chạy rầm rập, tiếng kêu than kinh động cả Yang trời, Yang đất. Mấy trăm con người, già có, trẻ có, nam có, nữ có chạy như con hoẵng bị mãnh thú dồn đuổi. Họ chạy mải miết về phía bờ suối Ia Tul. Bóng người thảng thốt chao nghiêng như cánh lá dưới mặt nước. Nhưng rồi, những bước chân chậm dần, chậm dần, sít bên nhau, đứng sát bên bờ suối.

Voi Yă Tao khỏe mạnh, lực lưỡng khi xưa từng giúp dân làng dựng bao ngôi nhà khang trang, kéo bao nhiêu cột điện thắp sáng đường quê nay nằm đó, im lìm, cô độc. Trông đến xót xa! Yẵ Tao bệnh rồi, Yẵ Tao nằm đó, bên bờ suối Ia Tul. Vợ chồng Siu Kiêm đứng bên cạnh, nước mắt lưng tròng, tay vuốt ve vào đầu Yẵ Tao. Nhưng con voi cái cuối cùng của vùng Chư Mố này vẫn nằm im không nhúc nhích. Những lời cầu nguyện, những tiếng gọi Yẵ Tao vang lên trong sự bất lực của con người. Người làng chỉ biết đứng lặng nhìn.

Một người, hai người, rồi cả chục người cùng khóc. " Yẵ Tao bệnh rồi, Yẵ Tao nằm đó, Yẵ Tao không đứng dậy được nữa rồi. Còn gì của cha ông nữa!", Siu Kiêm lẩm nhẩm nói. Cơn dông không trút mưa xuống mà trên mặt ai cũng đầy nước. Siu Kiêm đau đáu nhìn từng phần của Yẵ Tao đang nằm im bất động. Nỗi đau cuộn lên từ bên trong, ông không còn sức để nói.

Voi Yã Tao trong ký ức ký ức người làng Chư Mố (ảnh của gia đình Siu Kiêm)
Voi Yã Tao trong ký ức ký ức người làng Chư Mố (ảnh của gia đình Siu Kiêm)

Đó là con voi nhà duy nhất còn lại của làng voi vang bóng một thời, từng được coi là đẹp nhất Tây Nguyên. Trong ký ức Siu Kiêm, trong nỗi nhớ của người làng ở vùng Ayun này thì Yẵ Tao là biểu tượng vĩnh cửu của làng.

Ngày trước, trên cao nguyên Gia Lai và vùng thung lũng Ayun này có làng voi Chư Mố (huyện Ia Pa) gồm các buôn: Kdranh, Ama Đá là địa danh nổi tiếng vì nhiều voi. Và ở đó, có ông Ksor Chăm, người nổi danh thuần dưỡng voi từ mấy chục năm qua, là người đã tự nguyện làm “kẻ dở người” khi bỏ cả nhà cửa, ruộng vườn để một mình suốt ngày rong ruổi theo những con voi của mình.

Ông Ksor Chăm, cha vợ của anh Siu Kiêm trước kia có tới 3 con voi đực là Thoong Khăm, Thoong Xa và Bạk Xom. Nhưng hầu hết đàn voi của buôn làng đều đã chết vì bom đạn, số ít còn lại cũng ngã xuống vì bệnh tật hoặc thiếu thức ăn. Những người quản tượng ở vùng đất này vì thế cũng bỏ đi nơi khác, số ít chuyển sang làm nông. 

Năm 1990, ông Ksor Chăm mang 5 cây vàng qua Đắk Lắk tìm đến huyện Lạc Thiện mua 1 con voi cái 3 tuổi mang về, đặt tên là Yă Tao về để kết duyên cùng voi đực Đak Xom. Nhưng duyên chưa mặn nồng thì Bạk Xom đột ngột chết, để lại Yă Tao đơn độc một mình. 

Từ ngày Bạk Xom chết, cả vùng Chư Mố này chỉ còn lại một con voi con Yă Tao. Và Ksor Chăm trở thành người quản tượng cuối cùng của vùng đất này. Ông mang voi Yă Tao của gia đình vào tận rừng sâu tìm thức ăn để duy trì sự sống cho nó, còn xung quanh ông và khắp cả tỉnh Gia Lai người ta đã lần lượt bán đi những con voi nhà cuối cùng vì nhiều lí do khác nhau.

Khi ông Ksor Chăm đã không còn đủ sức để rong ruổi theo con voi vào rừng kiếm cái ăn cho nó, và khi ông mất đi, công việc quản tượng giờ được ông truyền lại cho người con rể Siu Kiêm. Hàng ngày, Siu Kiêm gùi gạo, muối vào rừng sâu thay cha vợ mình, rong ruổi theo con voi để kiếm cái ăn cho nó và cũng để nó kiếm cây thuốc tự chữa bệnh có khi cả tháng anh mới về nhà một lần. Đã có nhiều người đến “gạ” mua voi Yẵ Tao với giá cao, thậm chí có người còn đánh ngay một chiếc ô tô Santafe đời mới trị giá gần tỉ bạc đến nhà đòi đổi ngang con voi, nhưng anh Ksor Chăm cha vợ Siu Kiêm đã một mực chối từ.

Với người dân Chư Mố, voi không chỉ là một tài sản lớn mà là con vật linh thiêng, là niềm kiêu hãnh của dòng họ, buôn làng và hơn hết nghề nuôi, thuần dưỡng voi là bản sắc văn hóa của cha ông truyền lại, phải giữ gìn cho con cháu mai sau. Đó là tâm nguyện của người quản tượng cuối cùng ở vùng đất này, và được truyền cho người con rể Siu Kiêm.

Nỗi cô đơn của Yẵ Tao

Mấy mươi năm qua, từ ngày bạn tình Bạk Xom chết, voi Yẵ Tao cô độc suốt từ đó đến nay, trở thành con voi cuối cùng của Bắc Tây nguyên này. Những ngày khi ông Ksor Chăm còn sống, voi Yẵ Tao vẫn được đưa vào bên hông nhà. Quần tụ quanh nhà ông Ksor Chăm vẫn là những ngôi nhà sàn của người Jrai không kém phần bề thế. Và voi Yẵ Tao được ông Ksor Chăm cùng người làng yêu thương như chính người thân trong gia đình mình. Vậy mà...

Tin voi Yẵ Tao chết làm rúng động cả một vùng thung lũng Ayun rộng lớn trong nhiều ngày qua. Người từ các làng đổ về đưa tiễn voi Yẵ Tao về với Yang. Người con rể Siu Kiêm dẫn đám trẻ, dẫn lũ làng đi đào hố, mang lễ vật để cùng đưa Yẵ Tao đến với anh Ksor Chăm ở ngôi làng linh thiêng của người Jrai. Nhiều đêm qua, anh không về nhà mà ở lại bên mộ Yẵ Tao. Siu Kiêm nhổ những sợi lông đuôi của Yẵ Tao gói vào một túi nhỏ, đặt trên ngực áo mình. Đó là những gì là dấu tích cuối cùng của Yẵ Tao, để rồi lặng nhìn mãi.

Trong ký ức, những trải nghiệm đầu đời là thứ rất khó quên, huống gì Yẵ Tao này là con voi không chỉ của ông Ksor Chăm, mà của tất cả lũ làng với hàng trăm con người, và hàng nghìn người làng ở các vùng khác. Nhiều người cũng loay hoay nhặt nhạnh trong ký ức đổ nát của mình một cái gì đó gần gũi nhất với Yẵ Tao mà xót xa.

Người làng Chư Mố tổ chức an táng cho voi Yẵ Tao. (ảnh Văn Ngọc)
Người làng Chư Mố tổ chức an táng cho voi Yẵ Tao. (ảnh Văn Ngọc)


Tôi đã từng nhiều lần đến thăm những ngôi làng ở vùng đất cao nguyên này, biết cái bụng của người Jrai thương voi lưamslắm. Không chỉ riêng người già, mà cả lũ trẻ cũng vậy. Siu Kiêm tỉ mẩn lau vết của Yẵ Tao trên một khúc gỗ. Siu Kiêm bảo giờ Yẵ Tao chỉ còn một chút này thôi. Đứa trẻ bên cạnh cất một tràng tiếng Jrai, Siu Kiêm xoa đầu không đáp, rồi lặng lẽ nhìn mông lung ra phía trước, nơi mới ngày hôm qua còn voi Yẵ Tao đứng vững chãi, lừng lững giữa trời…

Có lẽ, trong trí nhớ của Siu Kiêm, và của người làng lại thấp thoáng hiện về cái khung cảnh đêm xoang rừng rực lửa, tiếng chiêng, tiếng cồng rộn cả các làng bên, điệu xoan vui thâu đêm suốt sáng. Trai gái Jrai ngả nghiêng say men rượu cần, và voi Yẵ Tao lim dim mắt nhai mía, nhai thân cây bắp đầu mùa mới thu hái, thấp thoáng bóng ông Ksor Chăm đứng bên voi và cười hiền từ.

Trong trí nhớ của Siu Kiêm, và của người làng lại thấp thoáng hiện về cái khung cảnh đêm xoang rừng rực lửa, tiếng chiêng, tiếng cồng rộn cả các làng bên, điệu xoan vui thâu đêm suốt sáng. Trai gái Jrai ngả nghiêng say men rượu cần, và voi Yẵ Tao lim dim mắt nhai mía, nhai thân cây bắp đầu mùa mới thu hái, thấp thoáng bóng ông Ksor Chăm đứng bên voi và cười hiền từ

Tôi để mặc vợ chồng Siu Kiêm với nỗi nhớ ấy, voi Yẵ Tao mất rồi. Nhưng những người trong làng vẫn ngày ngày sống, đau đáu với voi Yẵ Tao. Vợ chồng Siu Kiêm trầm ngâm, nhìn mãi ra phía trước làng. Tôi cũng nhìn theo, nơi ấy đã từng sống động những vòng xoang duyên dáng của các thiếu nữ, tiếng cồng, chiêng trầm hùng của các chàng trai, những ghè rượu uống mãi không bao giờ cạn mùa lễ hội... Yẵ Tao không chỉ minh chứng cho một thời hùng vĩ của mảnh đất Bắc Tây Nguyên, một thời bạt ngàn rừng xanh, tràn đầy muông thú. Yẵ Tao chính là minh chứng cho sự đổi thay của thời cuộc, và đã mấy chục năm qua, Yă Tao sống trong sự cô quạnh, dường như chỉ mình Yẵ Tao tồn tại trên cõi đời.

Giờ voi Yẵ Tao không còn nữa, Chư Mố còn lại gì?

Cao nguyên Gia Lai nói riêng và vùng Bắc Tây Nguyên vốn tự hào về nghề thuần dưỡng voi rừng và đàn voi nhà đông đúc. Ấy vậy nhưng, bây giờ trở lại, thấy chạnh lòng vì vắng dấu chân voi. Với người Tây Nguyên, voi không chỉ đắc dụng trong công việc nặng nhọc như kéo gỗ làm nhà, vận chuyển nông sản… mà còn chứng tỏ được vị thế của chủ voi trước cộng đồng, thể hiện sự giàu có, địa vị bề trên! Những người làng vẫn thủy chung với voi, có lẽ vì trong sâu thẳm, họ tìm thấy ở đó những gì thiết thân nhất, gần gũi nhất. Từ nay về sau, nhiều người có lên vùng Bắc Tây Nguyên cũng không thể được thấy bất cứ một con voi nào nữa thay vào đó là những nấm mồ. Thế hệ sau này có khi chỉ biết đến voi trong sách vở mà thôi.

Đàn voi nhà ở Tây Nguyên đang vơi dần vì bệnh tật, vùng đất mà cách đây chỉ mấy chục năm về trước voi vẫn được nuôi nhiều như một niềm kiêu hãnh của đại ngàn. Không ai hình dung đến một lúc nào đó, hình ảnh những đàn voi hùng dũng của Tây Nguyên sẽ chỉ còn trong ký ức. Thế nhưng, đó là lời cảnh báo hết sức cấp thiết. Khi mà những đứa trẻ của đại ngàn còn phải lạ lẫm và thích thú trước cảnh voi tắm, thì đối với người miền xuôi, lo lắng một ngày đến Tây Nguyên không còn nhìn thấy voi nữa là nỗi lo cận kề trước mắt và mọi lời cảnh báo bây giờ đã là quá muộn. Nhưng những câu chuyện đó giờ đã trở thành ký ức.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.