Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tản mạn về voi ở Buôn Đôn

PV - 10:57, 04/07/2019

Tây Nguyên là mảnh đất chứa đầy huyền tích văn hóa. Và mỗi khi đặt chân tới mảnh đất này, những câu chuyện về đàn voi rừng được thuần hóa luôn mang lại nhiều cảm xúc khó tả...

Một chú voi nhà ở Buôn Đôn. Một chú voi nhà ở Buôn Đôn.

Huyện Buôn Đôn được tách ra từ huyện Ea Súp và một phần TP. Buôn Ma Thuột vào ngày 07 tháng 10 năm 1995 trên cơ sở địa danh Bản Đôn trước đây. Đến với Buôn Đôn chúng tôi đã được nghe kể nhiều câu chuyện thú vị, từ việc liên quan đến voi cho đến việc đội ngũ những Người có uy tín tiên phong trên nhiều lĩnh vực, giúp bà con thoát nghèo…

Từ rất lâu, Buôn Đôn đã nổi danh về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ngày ấy, người tù trưởng hùng mạnh N’Thu K’Nul đã săn được hàng trăm con voi và dâng tặng Hoàng gia Thái Lan một con voi trắng. Vua Thái vì cảm phục nên đã phong tặng ông danh hiệu Khunjunop (vua săn voi). Sau khi ông qua đời, dân làng đã xây mộ cho ông với lối kiến trúc của đồng bào dân tộc M’nông-Lào kết hợp để thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với vị tù trưởng quá cố.

Đến nay, dấu ấn về vị vua săn voi ngày nào vẫn còn tồn tại trong đời sống người dân qua những câu chuyện được kể lại qua nhiều thế hệ. Tiếp nối những chiến công của thủ lĩnh Khunjunop, người cháu Ama Kông đã điểm thêm những chiến tích hào hùng trong lịch sử Buôn Đôn. Là một Grư (Trưởng đoàn săn voi) dũng mãnh, tài ba và đã được vua Bảo Đại ban tặng thanh gươm quý, đặc biệt bài thuốc của Ama Kông được kết hợp từ lá, thân, rễ cây rừng đã trở thành món quà đặc sản hấp dẫn với du khách.

Đến thôn Trí A, xã Krông Na, chúng tôi gặp ông Ma Ang, Người có uy tín của thôn từ gần 15 năm nay. Sinh năm 1953, từng đi học ở TP. Buôn Ma Thuột rồi về làm cán bộ xã. Nghỉ hưu từ năm 2014 nhưng tầm ảnh hưởng của ông Ma Ang với dân làng là rất lớn. Với vị trí, vai trò của mình, trong thôn Trí A có việc gì bà con đều nhờ ông phân xử.

Ông Ma Ang (bên phải) kề chuyện về voi Tây Nguyên. Ông Ma Ang (bên trái) kề chuyện về voi Tây Nguyên.

Là Người có uy tín, không chỉ là người tiên phong trên nhiều lĩnh vực, mà ông còn rất thông hiểu về voi. Ông Ma Ang chia sẻ: Trước đây, voi chở khách, bị o ép nhiều. Ngày cao điểm, có những chú voi chở 7-8 chuyến khách. Mỗi khi chở khách, người ta thường dùng còng số 8 khóa ở chân voi và cột thêm khúc gỗ để voi giảm tốc độ, dễ điều khiển. Mỗi lần như vậy, thấy tội cho voi lắm!.

Khi tin đồn ngà và một số bộ phận khác trên cơ thể voi có thể trị được bách bệnh, đàn voi ở Buôn Đôn đã phải hứng chịu sự thảm sát tàn khốc từ con người. Ngay cả những chú voi đã được thuần dưỡng, cũng bị đám thợ săn nhòm ngó. Giọng trầm ngâm, ông Ma Ang bảo: Kể cả với đàn voi nhà, cách nuôi như hiện nay cũng là chưa ổn, bởi chế độ nuôi voi nhiều nơi ở Tây Nguyên chưa phù hợp. Voi bị bóc lột sức lao động trong khi chế độ ăn uống kham khổ. Khi cả ngày phục vụ chở khách, nhưng chỉ được ăn mấy cây mía, trong khi mía không phải thức ăn chính của voi. Vì vậy, voi bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần và sức khỏe. Bên cạnh đó, việc khai thác lông đuôi voi và ngà voi cũng chưa đúng quy cách, gây hại cho sức khỏe của voi.

Với người dân Buôn Đôn nói riêng, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, con voi không chỉ là biểu tượng, hình ảnh của sức mạnh, mà nó còn thể hiện sự ấm no, giàu sang và hùng mạnh của một buôn làng. Người dân Buôn Đôn luôn tự hào về vùng đất mình sinh sống, nơi đã sản sinh ra nhiều dũng sĩ săn voi bậc nhất Tây Nguyên. Nhưng bây giờ, khi nhắc đến voi, nhiều người cảm thấy buồn và lo lắng. Khi thành lập huyện Buôn Đôn (năm 1995), toàn huyện có khoảng 150 voi nhà. Nhưng, đến thời điểm này, chỉ còn 25 cá thể. Điều đáng nói là các cá thể voi ở Buôn Đôn hiện đã lớn tuổi, khó có khả năng sinh sản, đồng thời hằng ngày vẫn phải phục vụ du khách khi đến thăm quan tại đây.

Trước thực trạng số lượng voi nhà ở Buôn Đôn đang có xu hướng giảm đi, tỉnh Đăk Lăk đã thành lập Trung tâm bảo tồn voi và phê duyệt Đề án bảo tồn phát triển đàn voi nhà. Tuy nhiên, kết quả mang lại không như mong muốn. Với những khó khăn trong công tác bảo tồn voi của tỉnh Đăk Lăk hiện nay, ông Ma Ang e ngại: “Nếu không có phương pháp bảo tồn, chẳng bao lâu nữa, hình ảnh về đàn voi Buôn Đôn chỉ còn lại trong chuyện kể”.

MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.