Nơi ấy, bao thế hệ cha trước, con sau. Cũng nơi ấy, những người mẹ, người vợ đằng đẵng ngóng tin từ hải đảo. Một tấc biển chẳng thể cắt rời, dẫu tấm thân hòa cùng sóng nước. Một phút giây chẳng nao núng, dẫu máu đào nhuộm mặn sóng Biển Đông. Nhiều người đã trìu mến dành cho nơi ấy tên gọi thân thương: Làng Trường Sa.
“Dân tôi ngàn năm khó nhọc/mà sống chắt chiu câu nghĩa tình”. Xin được mượn ca từ bài hát “Hà Tĩnh mình thương” của cố nhạc sĩ An Thuyên chỉ để nói rằng: Dẫu cuộc sống bộn bề khó khăn nhưng người dân miền Trung vẫn dạt dào tình nghĩa. Từ trong gian khổ, nhọc nhằn của cuộc sống đời thường, tình người đã được chắt chiu để ngời sáng lung linh.
Yếu tố “hạnh phúc của nhân dân” đã được nhấn mạnh trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Chủ trương này làm sâu sắc hơn giá trị lớn lao của 6 chữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. 6 chữ này là khát vọng cháy bỏng cả dân tộc luôn hướng đến và cũng là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước Việt Nam không ngừng nỗ lực để đạt được, để mỗi người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân.
Cán bộ, nhân dân huyện vùng cao Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội XIII sẽ đưa ra nhiều quyết sách để đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.
Văn kiện Đại hội XIII là sự kế thừa những kết quả đạt được trước đó, đồng thời phát triển phù hợp với những yêu cầu thực tiễn đặt ra, tạo đột phá cho giai đoạn phát triển mới.
Miền rét sương cửa khẩu cầu Treo (Hà Tĩnh) mùa này mờ ảo. Nơi ấy, cánh rừng hun hút gió, bước chân người lính vẫn vững vàng. Nơi ấy là những đêm sương đặc quánh, chốt phòng dịch vẫn sáng đèn vùng biên ải. Dẫu hiểm nguy, gian khổ, nhưng đã không ai nao núng, sờn lòng. Chống dịch như chống giặc đã là mệnh lệnh.
Giữa trùng khơi bao la, lá cờ Tổ quốc thiêng liêng lắm. Không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh hải, màu cờ đỏ tung bay trên mỗi con tàu còn tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để ngư dân bám biển. Giữ lá cờ Tổ quốc luôn tung bay giữa biển cả không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự tôn, tự hào dân tộc.
Tết đến, xuân về với những người con xa quê hương là thời khắc quan trọng để đoàn tụ với gia đình. Còn với những chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai, Tết là những ngày đêm không nghỉ để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc và căng mình trên mặt trận chống dịch Covid-19. Hàng chục chốt dã chiến được dựng lên khắp các tuyến biên giới Lào Cai trở thành những vành đai thép, đang từng ngày từng giờ bảo vệ người dân vui Tết, đón xuân.
Rất nhiều phương pháp đặt bẫy được thực nghiệm, trong đó có việc dùng chính thân mình làm mồi nhử. Nhưng không phải lúc nào muỗi cũng “cắn câu”. Săn muỗi nhưng phải đảm bảo muỗi hãy còn sống khỏe?!... Tôi đã có nguyên một đêm theo các bác sĩ ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật để “mắt thấy tai nghe” nghề đặc biệt ấy.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII; đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; 30 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991; 10 năm thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 2010-2020.
Mới chỉ lần giở những cuốn sổ ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận mà Hội LHPN Yên Thành (Nghệ An) gọi là nhật ký thăm hộ; tôi đã hiểu rõ những cuộc đời, hoàn cảnh, số phận của mỗi hội viên dẫu chưa một lần giáp mặt. Và tôi còn bất ngờ hơn, khi cuốn sổ ấy còn như một thời khóa biểu nhắc việc để những người làm công tác hội “không quên” nhiệm vụ thăm hộ, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm; kịp thời chia sẻ khó khăn, vướng mắc với chị em hội viên.
Mắt ghép được lấy từ đảo JeJu – Hàn Quốc, thân chủ là cây chanh ba lá của Thái Lan, giống quýt đặc biệt ấy đang “lấp lá” trên đất Quỳ Hợp – Nghệ An. Chủ nhân của vườn quýt chưa chính thức đặt tên, còn tôi thì gọi đó là giống quýt đa quốc gia.
Trong khi ở đất liền, nhà nhà, người người quây quần bên nhau đón ngày đầu tiên của năm 2021, thì ở nơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, những người lính nhà giàn DK1/10 căng mình theo dõi mục tiêu. Niềm vui của các chiến sĩ chỉ trọn vẹn khi Nhân dân cả nước đón Tết yên bình.
Từng đón nhận phần thưởng cao quý - Huân chương Lenin, từng khiến nhiều kĩ sư Liên Xô “mất chức” vì những sáng tạo không ngờ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật (KHKT), nhưng ông vẫn nhảy việc, rồi xin nghỉ về quê bán nước kiếm sống. Dẫu vậy, niềm đam mê khoa học âm ỉ khiến ông không dứt được, để rồi đêm về ông lại mò mẫm với những đề tài nghiên cứu mới...
“Ở đâu Nhân dân gặp khó khăn, gian khổ, thiên tai, dịch bệnh thì ở đó có bộ đội giúp dân”. Lời khẳng định ấy của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ X , một lần nữa khẳng định thêm phẩm chất kiên trung sáng ngời của người lính giữa thời bình. Nhìn lại một năm 2020 đầy những biến động của thiên tai, dịch bệnh, sẽ thấy rằng phát biểu đó của người đứng đầu Chính phủ là rất đúng, rất trúng lòng dân...
Trên vùng đất ngã ba biên giới Việt Nam - Lào – Cam-pu-chia thuộc cửa khẩu quốc tế Bờ Y của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một trang trại cao su xanh thẳm giữa buôn làng của người dân tộc Xơ Đăng. Đấy là tài sản của nhà ông A Xem. Có lẽ ở vùng ngã ba biên giới Đông Dương- nơi “một tiếng gà gáy 3 nước cùng nghe” này, số người có thu nhập tiền tỷ như A Xem quả là hiếm. Người đảng viên 45 năm tuổi Đảng này đã gần trọn cuộc đời gắn bó, bám làng, bám đất rừng biên giới.
Làng Kon Klo2, xã Đắk Rơ Va (TP. Kon Tum) được tách ra từ làng Kon Klo thuộc phường Thắng Lợi vào năm 1993. Ngày ấy, bà con người dân tộc Ba na đã bao đời gắn bó trên mảnh đất “chôn rau cắt rốn” cùng dời làng, qua sông Đăk Bla, cùng nhau sát cánh nơi vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp, xây dựng xây quê hương từng ngày thay đổi.
A Lăng Đợi dừng tay rìu trên phiến gỗ đang thành hình ở Khu du lịch Suối Hoa (xã Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng) để trò chuyện cùng mọi người. Hơn 10 năm nay, ông A Lăng Đợi (sinh năm 1964 tại làng Gừng, thị trấn P’rao, huyện Đông Giang, Quảng Nam) được địa phương lựa chọn là già làng trong những đợt giao lưu, giới thiệu văn hóa Cơ tu tại nhiều nơi như Hội An, Đà Nẵng, Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội…
Dưới thời tiết 15, 16 độ ở miền núi, những tiếng ê a học bài của lũ trẻ nhỏ vang lên từ “lớp học dã chiến”, xung quanh toang hoang gió lùa buốt lạnh. Trường học mượn tạm tiệm tạp hoá của nhà một người dân ở xã Trà Lâm. Sau cơn bão Molave (bão số 9) vừa qua, trường Trà Khương (xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) chơ vơ một đống đổ nát. Lại một mùa chạy trường!
Từ các bản làng xa xôi, 145 học sinh, sinh viên, thanh niên (HS, SV, TN DTTS) xuất sắc, tiêu biểu đã về Thủ đô Hà Nội để cùng nhau hát lên âm vang của lòng tự hào "đường đến ước mơ" tại Lễ Tuyên dương HS, SV, TN DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020.