Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đất trời Xuân Quản Bạ

Bút ký của Cao Xuân Thái - 09:20, 08/02/2021

Tôi rời khỏi TP. Hà Giang vào buổi sớm, đến địa phận Chum Vàng, Chum Bạc, cảnh sắc đã không còn heo hút. Thấp thoáng những mái nhà dân nép mình dưới vườn cây ăn quả tươi tốt, ngô trải dài mướt mát, rì rào trong cái rét tê tái những ngày đông muộn...

Núi Đôi Quản Bạ như tác phẩm nghệ thuật giữa những núi đá trùng điệp. (Ảnh: TL)
Núi Đôi Quản Bạ như tác phẩm nghệ thuật giữa những núi đá trùng điệp. (Ảnh: TL)

Đến Minh Tân, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), con đường mở rộng thênh thang, nơi đây đang hình thành một thị tứ mới sôi động. Đây cũng là điểm đầu của con đèo Pác Xum nổi tiếng, con đường đột ngột dâng cao, khúc khuỷu, tôi chợt nhớ câu thơ của ai đó còn truyền tụng đến giờ: “Muỗi Pác Xum, hùm làng Đán”. Ấy là chuyện của những năm xa xưa. Bởi vậy, cuộc sống mới hôm nay gợi biết bao điều tốt đẹp về một vùng biên viễn…

Hết con đèo Pác Xum, lại bắt đầu hành trình vượt lên Cổng trời Quản Bạ. Ngoái lại phía sau là cả một thế giới kỳ ảo. Con đường tựa sợi dây chão khổng lồ uốn lượn quanh lưng núi, những chiếc xe tải chở hàng, xe chở khách bé nhỏ như đồ chơi của tuổi thơ nhẫn nại, chậm chạp vượt dốc. Cánh rừng già Phong Quang im lìm, mây trắng vắt ngang như bức tranh thủy mặc mới dừng lại ở nét vỡ vạc chấm phá…

Chưa hết ngỡ ngàng bởi cảnh sắc dưới chân con đèo nổi tiếng ấy, bàn chân tôi đã chạm vào địa phận Quản Bạ. Cổng trời Quản Bạ là cổng Thiên Đàng (đầu thế kỷ XX, người Pháp lên đây đã đặt tên cho nó). Dịch từ tiếng Anh HEAVEN trên tấm bảng hiệu lớn UBND huyện dựng lên cách đây vài năm, nó mang màu sắc quảng cáo và gợi cho du khách sự tò mò, khao khát, khám phá và chinh phục. Nó còn khẳng định, Quản Bạ không còn bỡ ngỡ trước nền kinh tế thị trường, với lợi ích to lớn của ngành công nghiệp không khói. Bởi vậy, những năm gần đây, khách Tây, Tàu, trong Nam, ngoài Bắc lên với Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc ngày càng tăng, nhất là vào dịp mùa Thu, mùa Xuân, hoặc phiên chợ tình Khau Vai độc đáo vào tháng 3 hằng năm…

Vào Xuân. (Ảnh TL)
Vào Xuân. (Ảnh TL)

Hiện giờ Cổng trời Quản Bạ có nhà hàng giới thiệu nhiều mặt hàng đặc sản của địa phương, lầu vọng cảnh khang trang để khách tham quan nghỉ chân, thả mắt ngắm nhìn toàn cảnh Tam Sơn. Ấn tượng nhất vẫn là Thạch Nhũ đôi nằm chếch phía Bắc thung lũng Tam Sơn rộng tới hàng ngàn ha.

“Không cài then Cổng trời mở tung/Gió hào phóng thổi qua rừng quế/Thơm hương như thể/Lá mềm môi em”… Cổng trời Quản Bạ bây giờ là vậy, có rất nhiều điểm nhấn, là cửa ngõ lên với Cao nguyên đá phía Bắc, những trang huyền thoại về xứ sở này cứ lần lượt được hé mở sau điệp điệp, trùng trùng của núi non, mây trắng đến nao lòng. Đó là sức sống, thân phận đời người, bản sắc văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng và cả những câu chuyện tình đã trở thành bất hủ…

Quản Bạ đang ấm lên, đẹp dần lên trong mắt bè bạn bốn phương. Nhiều đoàn khách khi lên tới Hà Giang mặc dù đã không quản ngại 46km đèo dốc để lên Quản Bạ, họ có ý kiến rằng, cơ sở nghỉ ngơi Quản Bạ rất tốt, yên tĩnh, các dịch vụ cũng khá, đặc biệt có nhiều đặc sản ngon và lạ…

Nếu Tam Sơn là trung tâm, thì các điểm du lịch của Quản Bạ đều nằm trong bán kính vừa phải, nghĩa là khi thăm thú các điểm du lịch này, buổi chiều vừa đủ cho khách trở về Quản Bạ để phục hồi sức khỏe. Chưa đâu như Quản Bạ, thế mạnh về du lịch rất phong phú, tiện lợi và sinh động.

 Đường lên Quản Bạ. (Ảnh TL)
Đường lên Quản Bạ. (Ảnh TL)

Điểm du lịch đầu tiên phải kể đến là hang Khố Mỷ (Tùng Vài) với nhiều vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, những khối đá, nhũ đá buông rủ, lạ, óng ánh bởi ánh nắng mặt trời soi chiếu. Còn là suối Tiên (Thái An), Thạch Sơn Thần (Quyết Tiến), núi đất nguyên sinh núi Ba Tiên (Thái An), Núi Đôi (thị trấn Tam Sơn)…

Gắn liền với các điểm du lịch, hoạt động văn hóa văn nghệ… là những đặc sản nổi tiếng như rượu ngô Thanh Vân, hồng không hạt, thảo quả muối, chè Tùng Vài, thổ cẩm Lùng Tám… Cách trung tâm huyện không xa là thôn Nặm Đăm - Làng Văn hóa du lịch cộng đồng với những ngôi nhà trình tường thấp thoáng sau rặng đào, lê đang dâng đầy hoa… Cùng các lễ hội: Cấp sắc, Lễ cúng cơm mới, Lễ hội cầu mùa…

Huyện Quản Bạ cũng đang chỉ đạo trồng cây xanh, chủ yếu là đào phai, cây lê, lát da đồng… một kế hoạch thiết thực và đầy ý nghĩa, các loại cây quý hiếm này được trồng trên địa phận thôn Cóoc Mạ, dọc Quốc lộ 4C, thôn Nặm Đăm và dọc sông Tráng Kìm ngược lên phía Bắc.

Ngước nhìn lên Cổng trời Cán Tỷ, tạt sang Bát Đại Sơn, tôi bắt gặp một vùng đá núi trập trùng, miên man không dứt mà thổn thức trước vẻ đẹp kỳ vĩ của xứ sở này. Hoa đào, hoa lê đã trắng hồng quanh làng bản. Tôi mang theo mùa hoa thắm và cả mùa Xuân vùng cao về xuôi mà khuyên nhủ bè bạn rằng: Hãy lên với Quản Bạ mùa Xuân này…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 08:33, 28/03/2024
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 08:25, 28/03/2024
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 08:24, 28/03/2024
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 08:20, 28/03/2024
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 08:17, 28/03/2024
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 07:53, 28/03/2024
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 07:34, 28/03/2024
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.