Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về Gò Cỏ - miền dấu tích ngàn xưa

Tiêu Dao - 10:50, 05/04/2023

Hơn 100 năm qua, bắt đầu từ khi văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet phát hiện năm 1909 tại Sa Huỳnh, thì cái tên làng Gò Cỏ (Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã được nhiều người biết đến. Hôm nay, bà con ở “miền dấu tích ngàn xưa” này, đã quan tâm tôn tạo, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp, xây dựng các hạ tầng Homestay để đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn.

Một góc Sa Huỳnh nhìn từ trên cao.
Một góc Sa Huỳnh nhìn từ trên cao

Tiếng vọng từ đất

Tôi vào ngôi làng cổ Gò Cỏ (Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) để cảm nhận sự yên bình đến lạ. Cách đây chưa lâu, vào ngày 24/3/2023, người làng và những cư dân xung quanh Sa Huỳnh vừa rầm rộ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt về văn hóa Sa Huỳnh của Thủ tướng Chính phủ. Văn hóa Sa Huỳnh - ấy là cái tên chung của cả một nền văn hóa trải dọc nhiều địa phương miền Trung, nhưng đậm đặc nhất vẫn là ở Quảng Ngãi, mà nơi khởi thủy đó chính là khu vực làng Gò Cỏ này.

Bà Bùi Thị Vân (68 tuổi) bảo rằng, cả đời bà sống giữa di sản mà chẳng biết. Ngày cả làng, cả địa phương rầm rộ đón những đoàn khảo cổ cách đây gần chục năm. Rồi bây giờ, đón nhận Di tích quốc gia đặc biệt về văn hóa, người làng như rộn ràng hơn, thấu cảm được cả những huy hoàng trong đất mà tiền nhân để lại.

Các hiện vật mộ chum được lưu giữ tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh. (Ảnh: Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh)
Các hiện vật mộ chum được lưu giữ tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh. (Ảnh: Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh)

Bà Huỳnh Thị Thương (71 tuổi), thì tự hào khi ngôi làng vốn vô danh bây giờ cũng đã nổi tiếng. Mà quả thật, chỉ cách đây ít năm thôi, làng Gò Cỏ mới được các chuyên gia khảo cổ trong và ngoài nước biết đến vào năm 2017. Chính đoàn khảo sát cũng tiếp cận ngôi làng từ phía biển.

Ngôi làng gần như chẳng mấy ai biết đến, nhưng rồi tất cả phải vỡ òa khi phát lộ ở làng Gò Cỏ, đầm An Khê là vùng lõi của văn hóa Sa Huỳnh. Cùng tiếp nối là văn hóa Chăm pa với hàng loạt di tích như đường đá, giếng Chăm, bia ký Chăm, tường đá, tháp Chăm, hệ thống thủy lợi bằng đá được xếp vô cùng công phu... 

Đặc biệt, dưới đáy đầm An Khê còn có một cây cầu đá Chămpa xây dựng dang dở. Song song với đó, là nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh đã được khai quật. Thời điểm ấy, đoàn khảo sát để xây dựng không gian văn hóa Sa Huỳnh trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Cả một nền văn hóa 2000 - 2500 năm tưởng chừng ngủ im trong lòng đất đã được đánh thức. Hơn 100 năm qua, bắt đầu từ khi văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet phát hiện năm 1909 tại Sa Huỳnh, thì cái tên địa danh ấy đã được đặt tên cho nền văn hóa khảo cổ này.

Bộ sưu tập công cụ sản xuất đồ đá trong di tích Long Thạnh. (Ảnh: Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh).
Bộ sưu tập công cụ sản xuất đồ đá trong di tích Long Thạnh. (Ảnh: Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh).

Theo Ts. Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, thì thông tin đầu tiên trong Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông Bác cổ về việc phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh. Từ đó đến nay, hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được tìm thấy khắp các tỉnh ven biển miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận. 

Trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu, hiện đã có 26 di tích được khai quật. Vùng lõi văn hóa Sa Huỳnh cần được bảo vệ đặc biệt rộng hơn 1.600 ha gồm: Di tích Long Thạnh (còn gọi là Gò Ma Vương), Di tích Thạnh Đức, Di tích Phú Khương, Quần thể di tích Chăm pa trong không gian Sa Huỳnh, đầm An Khê, lạch An Khê - sông Cửa Lỗ đều ở Sa Huỳnh. Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa… ngày càng được khám phá rõ nét hơn.

Các hiện vật mộ chum tại di chỉ văn hóa Sa Huỳnh
Các hiện vật mộ chum tại di chỉ văn hóa Sa Huỳnh

Cũng theo Ts. Đoàn Ngọc Khôi, đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh, là táng thức mộ chum. Di tích là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum, vò gốm chôn đứng trong địa tầng. Trong chum vò chứa nhiều đồ tùy táng gồm các chất liệu đá, gốm, sắt, đá quý, thủy tinh rất đa dạng về loại hình như công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức…

Đặc trưng về di vật là sự phổ biến của công cụ lao động bằng sắt, đồ gốm tô màu trang trí nhiều đồ án hoa văn khắc vạch, đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thủy tinh như vòng, hạt chuỗi, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hai đầu thú… Đặc biệt thủy tinh nhân tạo, là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Đây là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những có kiểu dáng đa dạng mà còn phong phú về màu sắc như­ xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu.

Nâng giá trị cho miền di sản

Gò Cỏ bây giờ “bỗng dưng” nổi tiếng hơn, cho dù vài năm trở lại đây, người dân nơi đây đã đón không ít đoàn khách đến tham quan thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa và cả để nghỉ dưỡng. Trong Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh nằm bên đầm An Khê, cách trung tâm làng Gò Cỏ vài trăm mét, nhiều người khách lạ như thấy mình lạc vào vùng đất chứa đựng nhiều câu chuyện của người xưa.

Sa Huỳnh xưa vốn là vùng đất giàu có, thương cảng Sa Huỳnh một thời giao thương phồn thịnh, nơi đây có cửa biển nằm cạnh dòng hải lưu ven bờ, có vịnh kín, ghe thuyền ẩn trú an toàn. Đây cũng là điểm xuất phát con đường muối, từ vùng muối Sa Huỳnh lên Tây Nguyên và đi các nơi theo đường biển. Muối gắn liền với cư dân Sa Huỳnh, Cham pa, Đại Việt, đem lại sự giàu có và quyền lực.

Du khách tham quan, tìm hiểu Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh đang trưng bày 700 hiện vật, hình ảnh, tài liệu có giá trị về nền văn hóa Sa Huỳnh.
Du khách tham quan, tìm hiểu Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh đang trưng bày 700 hiện vật, hình ảnh, tài liệu có giá trị về nền văn hóa Sa Huỳnh.

Sa Huỳnh gần như là nơi duy nhất còn giữ lại được không gian sinh tồn của người cổ Sa Huỳnh, từ môi trường sinh thái, địa lý nhân văn, địa chất địa mạo... Đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, là “bảo tàng sống” cho công tác nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững. Di sản văn hóa dân gian của cư dân sống quanh đầm An Khê, nương tựa vào đầm An Khê là một di sản văn hóa phong phú, đặc trưng.

Vài ba năm trở lại đây, làng Gò Cỏ và các khu vực lân cận như đầm An Khê, Gò Ma Vương... được định hướng để xây dựng thành điểm du lịch, làng du lịch cộng đồng. Những người dân một đời chỉ quen đi biển, làm muối, trồng cấy đã hăng hái trước vận mệnh của làng, của vùng đất này.

(Bài CTV) Miền dấu tích ngàn xưa 5

Ngay cả những người nhiều tuổi trong làng như Bùi Thị Vân (68 tuổi), bà Huỳnh Thị Thương (71 tuổi) cũng học làm du lịch. Ngôi nhà tranh của bà Vân giờ đã thành Homestay. “Làng tôi từng không ai biết, không ai thèm đến. Chính con cháu trong làng cũng bỏ đi nơi khác sinh sống. Nhưng giờ khác rồi, du khách đến nườm nượp, nhiều đến mức có khi chúng tôi phải từ chối đón đoàn vì quá tải”, bà Vân tâm sự.

Ông Lê Minh Phụng - Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cũng tự hào khi nói rằng, bà con ở vùng này đã chú trọng quan tâm tôn tạo, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp, xây dựng các hạ tầng Homestay, dịch vụ ăn uống, tham quan trải nghiệm đan lưới, làm bánh, hát hố, hát bài chòi. 

“Nhiều người trẻ sau khi đi học đã mang kiến thức về để phát triển du lịch địa phương. Đời sống người dân đã khá lên trông thấy nhờ di sản này. Hy vọng trong tương lai, với sự đầu tư của các cấp các ngành và các doanh nghiệp, thì Sa Huỳnh sẽ là điểm du lịch nổi bật ở miền Trung!”, ông Phụng cho biết.

Đầm An Khê tổ chức nhiều hoạt động du lịch như chèo thuyền, đánh bắt cá...được du khách thích thú.
Người dân ở đầm An Khê đã tổ chức nhiều hoạt động du lịch như chèo thuyền, đánh bắt cá...tạo ấn tượng cho du khách trong những lần về Gò Cỏ trải nghiệm.

Sa Huỳnh bây giờ đã lột xác không ngờ, bởi nơi ấy không chỉ có di sản, mà văn hóa làng còn vẹn nguyên. Du khách đến vẫn được người dân hướng dẫn đánh bắt cá bằng thuyền nan trên đầm An Khê hay trên sông Cửa Lỗ, vun đất trồng khoai hay ngồi đan lưới, làm bánh ít... Gò Cỏ cùng với hàng loạt địa điểm như Gò Ma Vương tháp Núi Một, tháp Gò Đá, cầu Đá, miếu Cham pa, bia ký Vũng Bàng, hệ thống giếng Cham pa gồm 12 giếng, con đường xếp đá cổ, hệ thống mương dẫn nước cổ; địa điểm Đầm An Khê và lạch An Khê - sông Cửa Lỗ… tạo thành một hệ thống du lịch từ văn hóa cổ tới thiên nhiên và nghỉ dưỡng rất tiềm năng.

Không những thế, địa danh văn hóa Sa Huỳnh lại may mắn hội tụ đầy đủ những giá trị địa du lịch.Tất cả các mặt giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không đều thuận lợi.

Sa Huỳnh bên làng, bên biển. Nếu từ trên cao nhìn xuống mới thấy được sức sống mới của Sa Huỳnh. Một bên, ruộng lúa xanh rì nhấp nhô, cò bay thẳng cánh, một bên, biển xanh dạt dào, êm êm từng nhịp sóng. Bên những dòng xe bon bon là những đoàn tàu ra khơi tung lưới, chở về bến cảng quê hương rộn rã những tiếng cười. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.