Thời điểm này, hoa ban đang vào mùa nở rộ trên khắp núi rừng và trên các tuyến phố của thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Vẻ đẹp trong trắng, thuần khiết làm say đắm lòng người.
Ở tuổi 24, Cao Xuân Long (dân tộc Chứt) đã trở thành Bí thư Chi bộ trẻ tuổi nhất của xã vùng biên Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) và đảm trọn “ba vai” quan trọng của bản. “Cậu ấy là niềm tự hào của Đảng bộ huyện”, Bí thư Huyện ủy huyện Minh Hóa Bùi Anh Tuấn khoe.
Không đơn thuần là bữa ăn trưa miễn phí, “Nhà ăn 0 đồng Nhất Tâm" dành cho người khó khăn, học sinh xa nhà vào buổi trưa của các bà, các cô ở thôn 11, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’lấp (Đăk Nông), còn mong muốn gieo vào tâm hồn các em học sinh tấm lòng thiện nguyện, biết yêu thương, giúp đỡ người khó khăn.
Với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng Bảy Núi (An Giang), tiếng xe ngựa lốc cốc đã trở thành âm thanh quen thuộc, nhắc nhở về vùng đất gian lao mà anh dũng. Ngày nay, cỗ xe ngựa vẫn xuất hiện trên những nẻo đường, chở theo ký ức về vùng đất Bảy Núi xa xưa…
Hơn 50 năm gắn bó với khung dệt, đến nay, thổ cẩm của bà đã có mặt tại hơn 20 quốc gia như Mỹ, Pháp, Nhật, Bỉ, Canada, Hàn Quốc…Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng đã xác lập kỷ lục gia đối với bà về thành tích “Người phụ nữ Chăm giới thiệu và phát triển thổ cẩm Chăm ra nước ngoài nhiều nhất”. Bà là Nghệ nhân Thuận Thị Trụ (Inrahani).
Kể từ khi lập bản, dựng mường, bà con nhiều bản làng vùng cao xứ Nghệ lần đầu được đón ánh sáng điện lưới quốc gia. Niềm vui ấy càng nhân lên khi điện không chỉ là nguồn sáng sinh hoạt hàng ngày, mà có điện rồi sẽ mở mang tầm mắt, có thêm kiến thức, kinh nghiệm… để bà con phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng bản làng no ấm.
Dẫu chưa thể gọi là “thẳng cánh cò bay”, nhưng những cánh đồng rộng nhiều ha nhờ “gom”, thuê, mượn... đã “hé lộ” một cách thức làm ăn lớn từ việc tổ chức lại sản xuất thông qua tích tụ ruộng đất. Từ khát khao, hoài bão của những “hai lúa”, đất đang đẻ ra tiền.
Mùa Xuân này, chị em phụ nữ ở các bản Thác Đất, Ngòi Tèo, Kim Long… xã Minh Dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) có một niềm vui mới. Đó là các chị vừa hoàn thành xong lớp xóa mù chữ. Các chị biết đọc, biết viết thành thạo. Có chị tự lên xã làm giấy tờ. Có chị còn biết dạy các con học bài nữa.
Sinh ra đã không được may mắn, những người khiếm thính vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. Thế nhưng, họ không đơn độc. Trong xã hội vẫn luôn có những người quan tâm đến họ. Vì lẽ đó, tiệm giặt là của người điếc ở Hà Nội đã ra đời mang theo nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
Như hòa cảm cùng vợ, Macr - người đàn ông mang quốc tịch Thụy Sĩ, ngân lên những giai điệu bài hát “Giấc mơ Chappi” bằng tiếng Việt phát âm còn ngọng nghịu. Giấc mơ đẹp ấy đang được vợ chồng Thảo - Marc cùng những cư dân người Cơ Ho nuôi lớn mỗi ngày giữa làng buôn, giữa những rẫy cà phê và núi rừng xứ sở.
Cứ mỗi độ xuân về cả cao nguyên Bắc Hà hoa mận nở trắng các triền đồi, các thung lũng trồng mận tạo nên cảnh đẹp đặc sắc, thơ mộng, thu hút du khách chiêm ngưỡng, khám phá.
Nơi ngã ba con sông Đà hùng vĩ, vùng tiếp giáp 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, thuộc địa phận xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) có một dòng tộc người Dao đã định cư, sinh sống từ nhiều đời. Năm tháng qua đi, dòng sông Đà giống như nhân chứng chảy qua miền huyền thoại, với bao hoài niệm từ thủa sinh cơ lập nghiệp đến những đổi thay của đồng bào Dao hôm nay.
Chuyến thực tập vùng Tây Nguyên đã hoàn thành khi mùa Xuân đang về, tôi rời phố núi Pleiku, tìm về ký ức tuổi thơ đã cất dấu hơn hai mươi năm. Đèo Mang Yang - nơi được mệnh danh là “Cổng trời” theo ngữ nghĩa người Gia Rai cũng như các “phượt thủ”…
Xuân này, trên những bản làng vùng cao miền Tây xứ Nghệ, cuộc sống mới ấm no, đủ đầy đang hiện hữu trong từng nếp nhà. Niềm vui ấy càng ý nghĩa hơn khi những gia đình từng là hộ nghèo nơi đây, bằng nội lực đã vươn lên phát triển kinh tế, xin ra khỏi hộ nghèo. Những lá đơn của lòng tự trọng ấy đã khơi dậy, lan tỏa ý chí vươn lên trong cộng đồng.
Khi những vạt cải trên nương đã bừng trổ những bông hoa mang màu vàng miên man của nắng; những cành hoa mận, mơ, lê, đào bung nở sắc trắng, hồng rung rinh trước gió, ấy là lúc “nàng Xuân” đã về với bản làng vùng cao, mang theo bao niềm vui mới, bao khát khao và ước vọng… Những nét chấm phá của sắc Xuân vùng cao đã hiện hữu qua góc máy của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Sơn Tùng.
Đỗ Bích Thúy đã trở thành một hiện tượng thú vị của văn đàn Việt với đề tài miền núi. Những núi đá, nương ngô, con ngựa, hoa tam giác mạch… cùng nét ăn, nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác của đồng bào Mông, Tày đã được chị đưa vào những trang văn bằng một trái tim rung cảm và một tình yêu da diết kỳ lạ…
Tôi rời khỏi TP. Hà Giang vào buổi sớm, đến địa phận Chum Vàng, Chum Bạc, cảnh sắc đã không còn heo hút. Thấp thoáng những mái nhà dân nép mình dưới vườn cây ăn quả tươi tốt, ngô trải dài mướt mát, rì rào trong cái rét tê tái những ngày đông muộn...
Là địa danh nơi đồng bào từng nuôi giấu đồng chí Cayxỏn Phômvihản, cố Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La ) là một trong những minh chứng cho biểu tượng của tình đoàn kết hai nước Việt Nam - Lào. Đặc biệt, ngày nay, tình đoàn kết, hữu nghị ấy càng được các thế sau vun đắp, dựng xây.
Cuối năm 2020, tôi chọn TP. Buôn Ma Thuột cho chuyến du lịch cuối cùng của năm. Thật tình cờ, nơi tôi ở là Homestay trên đường mang tên cố ca sĩ, NSND người Ê Đê Y Moan Enuol.
Trải qua một thời gian dài, người dân xã đảo Nhơn Châu (TP. Quy Nhơn) và một số làng đồng bào DTTS ở xã vùng cao Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định) gần như tách biệt với thế giới hiện đại vì không có điện. Tuy nhiên, Xuân này, người dân vui hơn bởi điện lưới quốc gia đã được kéo về tận nơi thỏa niềm mong ước bấy lâu…