Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nậm Củm bây giờ có khác xưa?

Sỹ Hào - 15:30, 19/03/2021

Sau 7 năm, chúng tôi mới có dịp trở lại Nậm Củm, một trong 5 bản có đồng bào dân tộc Mảng sinh sống tập trung của huyện Mường Tè (Lai Châu), nơi đã từng có việc: "nhà khá nhất bản chỉ có cây đu đủ". Diện mạo Nậm Củm bây giờ đã mang sắc màu nông thôn mới, nhưng đời sống người dân cơ bản vẫn nghèo, nhiều tệ nạn vẫn còn âm ỉ …

Bản Nậm Củm nép mình bên dòng suối Nậm Sì Lường (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)
Bản Nậm Củm nép mình bên dòng suối Nậm Sì Lường (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)

Hộ nghèo vẫn chiếm đa số

Năm 2014, trong chuyến công tác ở Mường Tè, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã thực sự trăn trở, trước tương lai mịt mờ của 28 hộ đồng bào dân tộc Mảng ở bản Nậm Củm, xã Bum Nưa. Thuộc một trong 16 DTTS rất ít người của nước ta, đồng bào dân tộc Mảng ở Nậm Củm đã được thụ hưởng rất nhiều chương trình, dự án hỗ trợ, nhưng cuộc sống của 28 hộ ở Nậm Củm cứ lay lắt đến nao lòng.

Thời điểm ấy, 28 gia đình ở Nậm Củm đều thuộc hộ nghèo; nhà khá nhất bản cũng chỉ có 2 con gà nuôi nhốt và cây đu đủ đang ra hoa. Nghèo thì đã đành, nhưng đau đáu hơn cả là nạn uống rượu, dùng thuốc phiện đã bào mòn thể xác lẫn tinh thần của người dân nơi đây. Lúc đó, tình trạng nghiện rượu và thuốc phiện vốn dĩ là những việc không bình thường, nhưng lại trở nên bình thường ở Nậm Củm.

Trung tâm bản Nậm Củm trước đây là bãi đất lô nhô đá, với những con người ngồi vật vờ vì nghiện (Ảnh chụp năm 2014)
Trung tâm bản Nậm Củm trước đây là bãi đất lô nhô đá, với những con người ngồi vật vờ vì nghiện (Ảnh chụp năm 2014)

Thực tế tại bản Nậm Củm mà phóng viên ghi nhận, phản ánh đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trực tiếp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an vào cuộc để “vực dậy” Nậm Củm; đồng thời chỉ đạo tỉnh Lai Châu đẩy mạnh hơn nữa việc điều trị Methadone cho người nghiện chất dạng thuốc phiện ở Nậm Củm nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung.

Sau 7 năm, chúng tôi trở lại Nậm Củm. Vào bản vẫn là tuyến đường cũ dài khoảng 7 cây số, nhưng nay khó đi hơn gấp nhiều lần vì đường bị “cày nát”, bởi các phương tiện trọng tải lớn chuyển chở thiết bị cho các dự án thủy điện “siêu nhỏ” trên dòng suối Nậm Sì Lường.

Nhìn tổng thể, Nậm Củm nay mang dáng vẻ khang trang hơn. Trước đây, khu vực trung tâm bản là bãi đất trống lô nhô đá, nhưng nay được thay thế bằng hệ thống đường nội bản bê tông hóa; nhiều căn nhà mới, kiên cố đã được dựng lên. Điểm trường cấp mầm non và cấp tiểu học ở Nậm Củm đã được xây dựng kiên cố…

Trung tâm bản Nậm Củm nay khang trang hơn, đường nội bản được bê tông kiên cố (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)
Trung tâm bản Nậm Củm nay khang trang hơn, đường nội bản được bê tông kiên cố (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)

Hơn 4ha ruộng bậc thang của bản đang vào mùa đổ nước. Nậm Củm đã mang sắc xanh hơn từ những vườn chuối xung quanh và cả trong ánh mắt, nụ cười của những chàng trai, cô gái của bản mà chúng tôi tiếp xúc.

Đem những thay đổi ở Nậm Củm tâm sự với lãnh đạo xã Bum Nưa, chúng tôi có thêm những thông tin mới; vui có, lo cũng có. Ấy là, theo Phó Chủ tịch UBND xã Bum Nữa, ông Lò Văn Trung, những năm qua, từ sự quan tâm của tỉnh, huyện, bản Nậm Củm đã được đầu tư mạnh, nhờ đó góp phần cùng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đồng bào dân tộc Mảng ở Nậm Củm đã được hỗ trợ cây con giống, hướng dẫn kỹ thuật để phát triển sản xuất, vươn lên. Từ năm 2014 đến nay, bản đã tăng thêm 11 hộ, nâng tổng số hộ của bản lên thành 39 gia đình; có nhiều con em của bản đang học THCS tại xã…

“Nhưng cơ bản Nậm Củm vẫn nghèo, vẫn phải thường xuyên cấp gạo cứu đói. Bản có 39 hộ thì có 28 hộ nghèo, các hộ còn lại có mức sống trung bình thôi”, Phó Chủ tịch UBND xã Bum Nưa trăn trở nói.

Tệ nạn vẫn dai dẳng

Nhưng đau đáu hơn cả là ở Nậm Củm vẫn còn dai dẳng tình trạng nghiện rượu; số người nghiện thuốc phiện có giảm nhưng vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.

Theo đại diện lãnh đạo xã Bum Nưa, sau phản ánh của báo chí, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, Tổ công tác của huyện Mường Tè do ông Trần Đức Hiển - lúc đó là Phó Chủ tịch UBND huyện, hiện là Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, làm Tổ trưởng, đã quyết liệt tiến hành nhiệm vụ cai nghiện cho 28 người ở Nậm Củm bằng Methadone.

Nhưng sau chừng ấy năm, cũng chỉ mới có 15 người cai thành công; còn 13 người vẫn dùng cùng lúc cả Methadone lẫn … thuốc phiện!. Còn tình trạng nghiện rượu thì rất khó chấm dứt, dường như là nhiệm vụ “bất khả thi”.

Trước đây, nhà khá nhất bản Nậm Củm chỉ có cây đu đủ. Khi nào cây đu đủ ra quả thì đều có người ở nhà để trông vì sợ bị hái trộm (Ảnh chụp năm 2014)
Trước đây, nhà khá nhất bản Nậm Củm chỉ có cây đu đủ. Khi nào cây đu đủ ra quả thì đều có người ở nhà để trông vì sợ bị hái trộm (Ảnh chụp năm 2014)

Một ám ảnh khác cũng đang vảng vất ở Nậm Củm là nạn trộm vặt. Tình trạng đường ống bằng sắt của công trình nước sinh hoạt tự chảy được Nhà nước đầu tư tiền tỷ bị đào lên, cắt nhỏ đem bán sắt vụn… vẫn còn.

Trong ngày trở lại Nậm Củm (ngày 1/3/2021), chúng tôi ghé thăm giáo viên, học sinh điểm Trường Mầm non Nậm Củm. Hơn 20 trẻ được các cô giáo chăm sóc chu đáo tại điểm trường này, với kỳ vọng mở hướng tương lai cho đồng bào dân tộc Mảng ở Nậm Củm.

Nhưng ngay đầu câu chuyện, giáo viên điểm Trường Mầm non Nậm Củm đã “tố”: Sáng nay (tức 1/3/2021 – Pv) lại bị mất các sợi xích đu bằng sắt để các trẻ vui chơi anh ạ. Giờ các cháu không có xích đu để chơi nữa. Cây chuối bên cạnh trường chuẩn bị ra hoa cũng bị ai đó chặt mất đem bán rồi.

Khi nghe phóng viên chia sẻ thông tin này, lãnh đạo xã Bum Nưa không mấy ngạc nhiên; chỉ duy nhất họ không biết vì sao cây chuối của trường lại bị chặt. Đành dẫn lời của giáo viên điểm Trường Nậm Củm, rằng, cây chuối bị chặt ở trường sáng nay cũng bán được mười nghìn đồng!.

Một cây chuối bị chặt mất, xét về giá trị không lớn; nhưng về mặt xã hội lại là một vấn đề đáng suy ngẫm. Nó cho thấy, những vấn nạn ở Nậm Củm vẫn cứ âm ỉ. Và hơn nữa, màu xanh của cây chuối là biểu tượng cho hy vọng về một tương lai khác ở Nậm Củm; nhưng hy vọng đó cứ leo lét như đèn dầu trước gió.

“Đừng chờ sung rụng”!

Căn nguyên sâu xa nhất cho những ám ảnh ở Nậm Củm vẫn là do nghèo. Đồng bào dân tộc Mảng ở Nậm Củm nói riêng, ở toàn huyện Mường Tè nói chung, dù hiện không lâm vào thiếu đói, nhưng nghèo đang là thực tế hiện hữu.

Theo số liệu của Phòng Dân tộc huyện, toàn huyện có 235 hộ, với 1.210 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mảng, chiếm 2,58% dân số toàn huyện. Nhưng đến thời điểm này, số hộ nghèo dân tộc Mảng vẫn là 153 hộ (766 nhân khẩu), chiếm tỷ lệ hơn 64,47%; riêng ở bản Nậm Củm, tỷ lệ hộ nghèo là hơn 71,79% (28/39 hộ).

Nậm Củm đã mang thêm màu xanh hy vọng trong ánh mắt, nụ cười của những chàng trai, cô gái của bản (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)
Nậm Củm đã mang thêm màu xanh hy vọng trong ánh mắt, nụ cười của những chàng trai, cô gái của bản (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)

Trao đổi thực trạng này với ông Lý Anh Hừ, Bí thư Huyện ủy Mường Tè, chúng tôi nhận được những chia sẻ rất thật của người đứng đầu cấp ủy của huyện nghèo 30a này. Ông bảo, mặc dù cấp ủy, chính quyền địa phương đã rất nỗ lực, nhưng đời sống của đồng bào dân tộc Mảng vẫn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Mảng là cao nhất trong 10 thành phần dân tộc anh em trên địa bàn huyện.

“Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Mảng quá cao khiến việc thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo chung của huyện gặp rất nhiều khó khăn, cứ mãi là huyện nghèo”, ông Hừ nói, giọng có phần ấm ức.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, trong 8 năm (2013 - 2020), tỉnh được giao 328,589 tỷ đồng để thực hiện Quyết định 1672/QĐ-TTg hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, dân tộc La Hủ. Đồng thời, thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg, trong 2 năm (2019 - 2020), tỉnh cũng được giao 37,817 tỷ đồng để đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các DTTS rất ít người.

Có thể chia sẻ được với nỗi phiền muộn của ông Lý Anh Hừ. Đã qua hai nhiệm kỳ làm Bí thư Huyện ủy Mường Tè, chắc hẳn ông Hừ đã thấm được áp lực của việc thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo tỉnh giao. Trong giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù đã giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 6,0%/năm (giảm từ 61,55% xuống còn 31,4%), nhưng Mường Tè vẫn là huyện quá nghèo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Mảng là cao ngất ngưởng (hơn 64,47%).

Điều này có thể đặt câu hỏi: Liệu cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Mường Tè đã thực sự rốt ráo, chú trọng đầu tư, hỗ trợ trúng và đúng để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Mảng? 

Là một trong 16 DTTS rất ít người của nước ta, bên cạnh các chính sách chung triển khai ở vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, thì đồng bào dân tộc Mảng ở Mường Tè còn được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án đặc thù khác.

Đó là chính sách theo Quyết định 2086/QĐ-TTg nhằm phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người; là chính sách trong Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” theo Quyết định 1672/QĐ-TTg;… Học sinh dân tộc Mảng ở Mường Tè còn được thụ hưởng chế độ hỗ trợ học tập theo Nghị định 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ; được hỗ trợ phụ cấp ăn trưa theo Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu;…

Rõ ràng, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc Mảng ở Mường Tè là không thiếu, nguồn kinh phí thực hiện cũng không hề nhỏ. Nhưng vì sao đồng bào dân tộc Mảng ở đây vẫn nghèo đến vậy ? Câu hỏi này xin gửi chính quyền các cấp của huyện Mường Tè cũng như của tỉnh Lai Châu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 3 phút trước
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 29 phút trước
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 5 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 5 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 5 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.