Trong những năm qua, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719); đồng thời, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, thực hiện có hiệu quả Chương trình.
Những năm qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ của Đảng và Nhà nước và của tỉnh Lai Châu thông qua các chương trình, dự án, chính sách, huyện Mường Tè đã có những bước chuyển mình phát triển toàn diện về mọi mặt. Đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên.
Có nước sinh hoạt về tận nhà, bà con chúng tôi mừng lắm, không còn vất vả đi chở từng can nước hay phải mang quần áo ra suối giặt. Người già, trẻ em được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đỡ lo bệnh tật - đó là những lời chia sẻ phấn khởi của người dân ở các bản làng huyện vùng cao biên giới Mường Tè, Lai Châu.
Bản Giàng Ly Cha, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giờ đây đã bình yên. Được đảm bảo quyền tự do sinh hoạt tôn giáo, bà con giờ đây luôn kính Chúa, yêu nước, yêu thương lẫn nhau, chấp hành tốt pháp luật, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước. Nhờ vậy, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc trên địa bàn vùng cao biên giới.
Là một cuộc điều tra mẫu, việc khảo sát mức sống dân cư được thực hiện nhằm thu thập thông tin làm căn cứ đánh giá mức sống, tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo, giám sát và đánh giá một số chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả khảo sát mức sống dân cư cho thấy, nhiều chỉ số về kinh tế - xã hội ở vùng DTTS vẫn cần tiếp tục được cải thiện từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Tin tức -
Tào Đạt -
08:33, 21/06/2024 Trong hai ngày 19 - 20/6, UBND huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có ông Trần Hữu Chí - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh Lai Châu; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Tè; cùng 120 đại biểu tiêu biểu đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Mường Tè là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Toàn huyện có 13 dân tộc sinh sống, với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Huyện có 14 xã thì có đến 11 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào DTTS còn hạn chế... Những năm qua, để phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, Mường Tè đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, phát huy sức mạnh toàn dân và tận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Dân tộc La Hủ là một trong 4 dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu. Trước đây, đồng bào chủ yếu sống du canh, du cư, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, người dân đã biết phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đời sống đồng bào các dân tộc nơi đây ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn đã có nhiều sự khởi sắc. Kết quả này có được nhờ sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng Nhân dân đã phát huy sức mạnh đoàn kết, thực hiện hiệu quả Quyết tâm tư Đại hội DTTS lần thứ III, năm 2019.
Không chỉ cải thiện về đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo mà từ các chính sách đầu tư đặc thù, chất lượng dân số đồng bào La Hủ đã có bước phát triển tích cực. Từ dân tộc có số dân dưới 10 ngàn người, dân tộc La Hủ đã phát triển lên trên 12 ngàn người, ra khỏi danh sách nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227. Tuy nhiên, để nâng cao đời sống đồng bào La Hủ, không chỉ dựa vào dân số đã tăng hơn để giảm chính sách, mà cần xem xét toàn diện các điều kiện sống của đồng bào với các dân tộc khác, để từ đó có chính sách mới, dài hơi phát triển dân tộc La Hủ bền vững.
Phóng sự -
Thúy Hồng -
08:31, 05/05/2023 Trước đây người ta thường truyền tai nhau về cuộc sống của người La Hủ ở Mường Tè, Lai Châu rằng, cứ sau mỗi mùa thu hoạch, thời điểm cây rừng trút lá trước mùa đông là bà con lại rút lều, bỏ nương chuyển đến nơi ở mới. Nhưng đó là chuyện của hơn chục năm về trước. Giờ đây đồng bào La Hủ ở Mường Tè đã dứt “phận lá vàng”, để an cư, lập làng phát triển kinh tế, đã có những tỷ phú trẻ người La Hủ mới ở tuổi đôi mươi.
Là tỉnh khó khăn nhất vùng Tây Bắc, trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, giáo dục Lai Châu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã đạt nông thôn mới (NTM) là xã vùng I, đồng nghĩa với việc năm học 2021-2022, có khoảng 17 nghìn học sinh ở các xã đã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu không còn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, bước đầu sẽ gặp khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân mà những ngày qua, có rất nhiều học sinh, trong đó phần lớn là học sinh dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè đã không đến trường...
Là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, Mường Tè có 10 dân tộc cùng chung sống, trong đó có những dân tộc rất ít người như Cống, Mảng, La Hủ… Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng, đây chính là tài nguyên quý để đồng bào các dân tộc bảo tồn, khai thác trong phát triển du lịch.
Giáo dục -
Trọng Bảo -
17:21, 24/05/2021 Huyện Mường Tè (Lai Châu) có trên 90% dân số là đồng bào DTTS; trong đó, có những dân tộc rất ít người như: Cống, Mảng, La Hủ, Si La. Năm học 2020 - 2021, ngành giáo dục huyện đã đặt ra mục tiêu: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn nơi có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra”.
Media -
Hồng Phúc - Hoàng Quý -
09:28, 21/07/2023 Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là nơi sinh sống của nhiều DTTS, trong đó chủ yếu là người Hà Nhì, Si La, Cống, Mảng, La Hủ… Trước đây Mường Tè từng là huyện có diện tích lớn nhất cả nước, đến hiện tại chỉ xếp sau huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Đặc điểm địa hình ở đây có núi cao xen lẫn thung lũng, trong đó có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Si Lung (3.076 m).
Sau một vụ mùa bội thu, thóc gạo đầy nhà, khi những bông hoa dã quỳ đua nhau khoe sắc cũng là thời điểm đồng bào Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu rộn ràng chuẩn bị đón tết Hồ Sự Chà. Đây là ngày tết truyền thống còn lưu giữ nhiều nghi lễ và nét văn hóa đẹp mang đậm bản sắc của người Hà Nhì trên mảnh đất biên cương cực Tây Tổ quốc.
Bạn đọc -
Sỹ Hào -
10:30, 07/05/2021 Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 23/4/2021 đăng tải bài viết: “Xử lý cán bộ sai phạm ở Mường Tè (Lai Châu) – Tiền hậu bất nhất”. Bài viết phản ánh, các cơ quan chức năng của Mường Tè dù đã có kết luận về những sai phạm của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San nhưng lại xử lý rất nửa vời. Trong khi đó, những sai phạm của bà Yên, nhất là sai phạm trong công tác quản lý tài chính, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước.
Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) lần thứ 2, năm 2022 diễn ra trong 4 ngày từ 24 - 27/11 với nhiều hoạt động thể thao, văn nghệ, ẩm thực và tái hiện lại đời sống sinh hoạt thường nhật của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện biên cương này.
Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Hiện nay, người Cống ở Lai Châu có khoảng hơn 2000 người tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tuy dân số không nhiều, nhưng đồng bào Cống vẫn giữ được những giá trị văn hóa riêng và Lễ hội Tết Ngô là một trong những nét văn hóa đặc sắc từ ngàn xưa còn lưu lại .
Bạn đọc -
Sỹ Hào -
11:54, 23/04/2021 Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn tố cáo của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm Non Vàng San, xã Vàng San, huyện Mường Tè (Lai Châu), tố cáo những sai phạm nghiêm trọng của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San. Quá trình xác minh của phóng viên, cho thấy những điểm bất thường trong việc giải quyết đơn tố cáo và cách xử lý của huyện Mường Tè đối với những sai phạm của hiệu trưởng trường này, trong đó có những dấu hiệu can thiệp của cấp trên để sai phạm từng bước “chìm xuồng”.