Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những tổ ấm… rất lạnh!

Thanh Hải - 12:21, 30/11/2020

Có những nỗi đau không gì bù đắp, có những thiếu thốn chẳng thể lấp đầy, có những nỗi buồn khó để nguôi ngoai… Và tôi chẳng thể mường tượng hết những xúc cảm, khát khao trong trái tim non nớt của những đứa trẻ ấy – những đứa trẻ mồ côi ở các bản làng vùng cao xứ Nghệ.

Thầy và trò điểm trường Chăm Puông thuộc trường Tiểu học Lượng Minh trong giờ học
Thầy và trò điểm trường Chăm Puông thuộc trường Tiểu học Lượng Minh trong giờ học

Trong số những huyện miền núi phía Tây Nghệ An, Tương Dương được biết đến là vùng đất tồn tại nhiều tệ nạn như ma túy, vàng tặc, lâm tặc, buôn bán người… Hệ lụy từ những vấn nạn ấy đã khiến bao gia đình tan nát, bản làng tiêu điều; để rồi những đứa trẻ nơi ấy sớm phải mồ côi.

Những đứa trẻ tự chăm mình, chăm em

Ngót 1 giờ vượt quãng đường gần 15km từ thị trấn Hòa Bình, chênh vênh một bên núi cao một bên dòng Nậm Nơn, chúng tôi mới đặt chân đến trung tâm xã Lượng Minh. Đón khách ngay từ đầu bản Xốp Mạt, thầy Nguyễn Văn Thanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lượng Minh thở dài: Mỗi đứa một số phận, một hoàn cảnh, thương lắm.

Thầy Thanh mở lời vậy, bởi trước khi lên đây, tôi đã đánh tiếng với thầy về số phận những đứa trẻ kém may mắn ở trường. Vừa đi, thầy Thanh vừa chậm rãi nói: Trường có 548 học sinh, nhưng có đến 71 cháu mồ côi, chiếm gần 1/8 đấy. Thương nhất vẫn là những trường hợp mồ côi, không nơi nương tựa ở điểm trường Chăm Puông.

Ấy là trường hợp hai chị em Ngân Thị Hợi và Ngân May Khăm, rau cháo nuôi nhau đã mấy năm nay. Hợi 13 tuổi, học lớp 6 trường PTDTBT THCS Lượng Minh; còn Khăm học lớp 4E tại điểm Chăm Puông, thuộc trường Tiểu học Lượng Minh. 

Hai em có bố, có mẹ mà “cũng như không”. Bởi mẹ đã bỏ đi biệt xứ, còn bố làm phu vàng tận Quảng Nam. Thiếu vắng người lớn, tổ ấm ấy đã trở nên hoang lạnh, vách nứa dột tứ tung. Khi được hỏi về cuộc sống thường ngày, Ngân Thị Hợi cúi mặt: Cha mẹ đi lâu rồi không về. Hai chị em ở với nhau, bữa nào không có ăn thì nhịn.

Sớm mồ côi cha mẹ, Lương Thánh Nông lớp 3E và Lương Thị Tường lớp 4E phải về ở nhờ nhà chú ruột. Nghèo, nhận thức hạn chế, người chú ấy cũng chẳng thiết tha đến chuyện học của hai đứa cháu kém may mắn  này. 

Thầy Đào Như Kiều, giáo viên Chủ nhiệm lớp 4E, điểm trường Chăm Puông, kể: Cứ học được ít bữa lại thấy hai chị em Nông, Tường nghỉ học. Đến nhà thì hai đứa đang phải chăn bò vì ông chú không muốn cho đi học.

Những đứa trẻ sống “lay lắt” như vậy ở Lượng Minh không hề hiếm. Thống kê của ba bậc học ở Lượng Minh khiến tôi sửng sốt; bởi có đến 133 học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, mồ côi cả cha và mẹ, hoặc có cha mẹ nhưng “cũng như không” khiến các em phải sống với người thân hay tự sống một mình. Tôi càng sửng sốt hơn, khi cả ba bậc học của toàn huyện Tương Dương có đến 618 học sinh rơi vào hoàn cảnh như vậy.

Cô Vi Thị Phương, giáo viên Chủ nhiệm lớp 7C - trường THCS thị trấn Thạch Giám nói với chúng tôi mà như cật vấn lòng mình: Thiếu thốn tình thương của mẹ cha ngay từ khi còn nhỏ, là thiệt thòi lớn của một đứa trẻ. Dù thầy cô trong trường rất quan tâm, chia sẻ, gần gũi nhưng làm sao bù đắp được.

Lứa tuổi Mầm non và Tiểu học còn đỡ; nhìn những đứa trẻ thiếu cha, vắng mẹ ở lứa tuổi bậc THCS khiến chúng tôi day dứt, xót xa. Không ít cháu đã sống thu mình, lặng lẽ, tự ti, mặc cảm với bạn bè; hoặc sớm tỏ ra “bất mãn”. Với những đứa trẻ ấy, có lẽ những người cầm phấn ở Tương Dương sẽ rất khó quên. Nó ám ảnh thầy cô mỗi giờ lên lớp, khi sinh hoạt tập thể hay những buổi tối nhìn các em ngồi học bài trong khu ký túc.

Nói về số phận những học sinh kém may mắn ấy, thầy Trần Quốc Dương, Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Yên Na rưng rưng: Lẽ ra, các em đã có một tuổi thơ rất hồn nhiên, ngây thơ. Thật đáng buồn cho những bậc làm cha, làm mẹ đã không tròn trách nhiệm; để một thế hệ được sinh ra trong thiếu thốn, luôn tự ti và mặc cảm về thân phận.

Thầy giáo Đào Như Kiều, giáo viên chủ nhiệm lớp 4E, điểm trường Chăm Puông, trường Tiểu học Lượng Minh thăm và kiểm tra học tập ở nhà của hai chị em Lương Thánh Nông và Lương Thị Tường
Thầy giáo Đào Như Kiều, giáo viên chủ nhiệm lớp 4E, điểm trường Chăm Puông, trường Tiểu học Lượng Minh thăm và kiểm tra học tập ở nhà của hai chị em Lương Thánh Nông và Lương Thị Tường

Tương lai nào cho các em ?

Thiếu hơi ấm của mẹ, sự dạy bảo ân cần của cha, con đường đến trường và xa hơn là tương lai của các em, hẳn sẽ gập ghềnh như con đường mòn vắt qua những triền núi mà ngày ngày em vẫn đến trường.

Thầy Nguyễn Văn Thanh, Hiệu trưởng trường tiểu học Lượng Minh trầm tư: Thiếu mẹ cha, sự nhắc nhở, bảo ban, dạy dỗ của người thân sẽ không được đủ đầy, trọn vẹn. Vì thế, trường luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập tại lớp, không giao bài tập về nhà vì nếu có thì các em cũng không làm.

“Trời sinh voi sinh cỏ”, những đứa trẻ sinh ra chưa một lần gặp mẹ cha cũng lớn lên rồi cắp sách tới trường. Nhưng có lẽ thẳm sâu bên trong tâm hồn non nớt, ngây thơ ấy, hẳn là một khát khao, một ước mơ cháy bỏng về một mái ấm gia đình.

Trong suốt cuộc nói chuyện, thầy Hà Huy Thắng, Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Thạch Giám không thôi day dứt: Nhiều em sức học yếu nhưng nó chưa quan trọng bằng việc các em rất thiếu kỹ năng mềm, dễ bị rủ rê và tâm lý thì luôn mặc cảm. Vì vậy, công tác giáo dục trên lớp, ngoài giờ đang rất khó khăn.

Vừa giảng dạy, thầy cô còn kiêm luôn tư vấn viên, quan tâm, giúp đỡ, động viên, sẻ chia với các em ngoài giờ lên lớp. Nhiều trường còn tổ chức sinh hoạt bán trú định kỳ mỗi tuần một lần, giao trách nhiệm các giáo viên kèm cặp nhiều hơn. 

Thầy Kha Văn Lập, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tương Dương day dứt: Các trường đã làm tất cả những gì có thể để bù đắp sự trống vắng tình cảm, dạy bảo của cha mẹ. Có một điều chắc chắn rằng, các em bước vào đời sẽ vất vả hơn, nhọc nhằn hơn so với chúng bạn. Rồi thầy Lập bỏ lửng câu nói: Để hình thành nhân cách, tri thức của một đứa trẻ thì rất cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình là yếu tố đầu tiên nhưng…

Lối rẽ nào cho các em trước ngưỡng cửa tương lai? Câu hỏi ấy cứ chập chờn như bánh xe lăn qua những con dốc, lăn qua những con đường lởm chởm đất đá… lẩn khuất sau những cánh rừng nơi miền Tây xứ Nghệ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Thêm nhịp cầu nối những bờ vui

Thêm nhịp cầu nối những bờ vui

Nhịp cầu nhân ái - Minh Đức - 3 phút trước
Ngày 2/4, tại xã Đồng Tiến (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang), Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Hà Giang đã phối hợp Huyện đoàn Bắc Quang, chính quyền xã Đồng Tiến và các nhà tài trợ tổ chức khánh thành công trình xây dựng cầu dân sinh Dr. Thành Sơn 10, tại thôn Cổng Đá.
Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Bộ trưởng Bộ Công an vừa có khen thưởng đột xuất các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam tham gia phá vụ án người chồng sát hại vợ, rồi phi tang thi thể nạn nhân.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...