Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chi Lăng (Lạng Sơn): Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia sáng tạo, thụ hưởng các giá trị văn hóa

Văn Hoa (thực hiện) - 10:49, 17/12/2024

Thời gian qua, thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp thêm nguồn lực để huyện Chi Lăng bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn. Bên cạnh những kết quả tích cực, còn nhiều hạn chế, khó khăn cần được tháo gỡ. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đức Bình, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chi Lăng.

Ông Hoàng Đức Bình, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chi Lăng
Ông Hoàng Đức Bình, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chi Lăng

PV: Xin ông cho biết tình hình triển khai thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 từ năm 2021 đến nay?

Ông Hoàng Đức Bình: Với đặc thù là địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS đông, chiếm 84%, gồm dân tộc Nùng chiếm 48,9%, dân tộc Tày chiếm 34% và các DTTS khác chiếm 1,1%. Nhiều giá trị văn hóa của các DTTS, đặc biệt là các làn điệu dân ca đang mai một, có nguy cơ thất truyền; các thiết chế văn hóa tại cơ sở còn nhiều hạn chế… Do đó, huyện Chi Lăng xác định, việc triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa quan trọng, góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa với mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân và định hướng lấy văn hóa để trở thành động lực phát triển du lịch tại địa phương.

Triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719, huyện Chi Lăng đã hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế 3 nhà văn hóa thôn tại các xã vùng III theo cơ chế đặc thù: nhà văn hóa thôn Trung Tâm, xã Vân An với tổng số tiền là 471,851 triệu đồng; nhà văn hóa thôn Bản Dù, xã Vân Thủy với tổng số tiền là 322 triệu đồng; nhà văn hóa thôn Cốc Lùng, xã Bằng Hữu với tổng số tiền là 450 triệu đồng.

Hỗ trợ trang thiết bị cho 5 nhà văn hóa thôn tại xã Bằng Hữu và xã Chiến Thắng với tổng số tiền là 207,7 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị cho 9 nhà văn hóa thôn của 4 xã vùng III, năm 2024 với tổng số tiền là 259 triệu đồng; hỗ trợ trang thiết bị, âm thanh cho 10 đội văn nghệ truyền thống của 3 xã: Bắc Thủy (3 đội), Liên Sơn (3 đội), Vân An (4 đội).

Từ năm 2021-2024, huyện Chi Lăng đã tổ chức 6 lớp truyền dạy các làn điệu dân ca các DTTS trên địa bàn huyện: truyền dạy 1 lớp hát lượn tại xã Bằng Mạc (gồm 25 học viên tham gia); 1 lớp hát sli tại xã Chiến Thắng (có 30 học viên tham gia); 2 lớp truyền dạy dân ca xã Vân Thủy và xã Chiến Thắng (hát sli), với tổng số học viên là 105 người (chủ yếu là các em học sinh độ tuổi từ 10-15 tuổi); 1 lớp truyền dạy dân ca, dân vũ cho CLB sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian các thôn xã Bằng Hữu, với tổng số học viên tham gia là 50 người, trong đó học viên là các em học sinh cấp THCS là 20 em; 1 lớp truyền dạy các loại hình văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng tại các thôn xã Nhân Lý cho 40 học viên.

Nhà văn hóa thôn được quan tâm đầu tư với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, đáp ứng được nhu cầu hội họp, giao lưu văn hóa văn nghệ, góp phần nâng cao mức thụ hưởng văn hóa cho bà con Nhân dân
Nhà văn hóa thôn được quan tâm đầu tư với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, đáp ứng được nhu cầu hội họp, giao lưu văn hóa văn nghệ, góp phần nâng cao mức thụ hưởng văn hóa cho bà con Nhân dân

Hỗ trợ kinh phí mua trang phục truyền thống dân tộc Tày, Nùng cho 4 CLB văn nghệ truyền thống (trong đó, xã Vân An 2 CLB, xã Lâm Sơn 2 CLB) với tổng số tiền là 98 triệu đồng. Tổ chức Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số huyện Chi Lăng năm 2024…

PV: Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả trong triển khai các nội dung của Dự án 6 trên địa bàn huyện Chi Lăng?

Ông Hoàng Đức Bình: Bằng sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành văn hóa, có thể thấy, qua 4 năm triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đạt được những kết quả tích cực, góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị Nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân. Các nhà văn hóa thôn đã phát huy hiệu quả khi khai thác sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia sáng tạo, thụ hưởng văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn, góp phần thực hiện và nâng cao chất lượng tiêu chí số 6 “Cơ sở vật chất văn hóa” trong xây dựng Nông thôn mới; tiêu chí số 16 “Văn hóa” trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

Việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho văn hóa được thực hiện, từ đó góp phần thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện, tạo tiền đề để hình thành các CLB, đội văn nghệ quần chúng tại cơ sở; đồng thời thúc đẩy việc phổ biến, truyền dạy các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc trong cuộc sống, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Qua đó, góp phần quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của huyện, phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương.

Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa quan trọng, góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa với mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân và định hướng lấy văn hóa để trở thành động lực phát triển du lịch địa phương
Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa quan trọng, góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa với mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân và định hướng lấy văn hóa để trở thành động lực phát triển du lịch địa phương

Cũng từ nguồn lực của Dự án 6, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được hỗ trợ hoạt động, tăng cường gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa, đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn. 

PV: Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án 6, huyện Chi Lăng có gặp khó khăn gì không, thưa ông?

Ông Hoàng Đức Bình: Nguồn vốn được giao của Dự án 6 còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của đối tượng thụ hưởng trong giai đoạn hiện nay. Trên địa bàn huyện còn nhiều nhà văn hoá, sân thể thao thôn còn thiếu các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động, chưa đạt so với tiêu chí nông thôn mới hiện nay, đặc biệt là ở các thôn đặc biệt khó khăn.

Văn bản hướng dẫn thực hiện còn chung chung, chưa cụ thể, do đó còn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Dự án 6. Quy trình thực hiện giải ngân kinh phí xây dựng nhà văn hoá thôn khi triển khai còn gặp một số khó khăn, cán bộ chuyên môn cấp xã chưa đủ năng lực để lập dự toán, thiết kế dẫn đến vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ để triển khai thực hiện.

Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước trong xây dựng, nâng cấp Nhà văn hoá thôn còn thấp. Cụ thể, hiện nay, nguồn vốn xây dựng mới, sửa chữa nhà văn hóa thôn đang thực hiện theo Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lạng Sơn về Quy định chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn đạt chuẩn, sân tập thể dục thể thao xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025; thì mức hỗ trợ xây mới nhà văn hóa thôn tại các xã vùng III là 130 triệu đồng/nhà văn hóa thôn (trong đó xây mới 120 triệu đồng, mua sắm trang thiết bị là 10 triệu đồng); các xã vùng I hỗ trợ xây mới 90 triệu đồng (80 triệu đồng xây mới, 10 triệu đồng mua sắm trang thiết bị). Mức hỗ trợ nâng cấp sửa chữa tại các xã vùng III là 90 triệu đồng/nhà văn hóa thôn (80 triệu đồng sửa chữa, 10 triệu đồng mua sắm trang thiết bị); tại các xã vùng I, sửa chữa 60 triệu đồng, (sửa chữa 50 triệu đồng, mua sắm trang thiết bị 10 triệu đồng).

Đời sống của người dân còn khó khăn nên việc huy động nguồn kinh phí xã hội hóa để xây dựng các công trình công cộng nói chung và nhà văn hóa thôn chưa thực sự đạt hiệu quả.

Vì vậy, huyện Chi Lăng mong muốn cấp có thẩm quyền ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ cho huyện Chi Lăng để thực hiện triển khai các nội dung của Dự án 6 trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn, nhất là các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó tập trung đối với các nội dung hỗ trợ mua sắm trang thiết bị nhà văn hoá thôn.

Hướng dẫn cụ thể hơn nữa việc hỗ trợ trang thiết bị cho CLB, đội văn nghệ truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB, đội văn nghệ tại các thiết chế văn hoá, phục vụ đời sống của Nhân dân trên địa bàn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Nhà máy về bản

Nhà máy về bản

Phóng sự - An Yên - 19:13, 11/04/2025
Sau rất nhiều lời chào mời của địa phương, một nhà máy may đã được vận hành tại huyện miền núi Con Cuông, bước đầu đã thu hút gần 1.000 lao động vùng miền Tây xứ Nghệ. Nhà máy về bản đã giải quyết thỏa đáng nhiều vấn đề về ly nông không ly hương, giảm áp lực cuộc sống lên rừng, lên rẫy, tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định… cho những cư dân miền núi.
Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Trang địa phương - Thu Oanh - Tiến Vinh - 19:08, 11/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc tết, tặng quà cán bộ, công nhân viên chức Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang.
Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 19:06, 11/04/2025
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, địa phương phấn đấu trong năm 2025 có thêm 70 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Xã hội - Đoan Phụng - 19:00, 11/04/2025
Hòa trong không khi vui tươi, phấn khởi của chuỗi các hoạt động “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025, tại UBND xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Dân tộc - Tôn Giáo và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Du lịch - Minh Nhật - 18:58, 11/04/2025
Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, giá trị di sản văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mới, nổi trội để thu hút du khách trong nước, quốc tế và các nhà đầu tư, từ ngày 25/4, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức Chương trình Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 18:56, 11/04/2025
Ngày 11/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Dự Họp mặt có: Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ; ông Nguyễn Trung Nhân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ. Cùng đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo là người dân tộc Khmer sinh sống và làm việc tại TP. Cần Thơ; các vị Người có uy tín là dân tộc Khmer.
Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Trang địa phương - Khánh Ngân - 18:52, 11/04/2025
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/04/2025 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025.
Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - 18:52, 11/04/2025
Ngày 11/4, tỉnh Hậu Giang tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng đại diện sở, ban, ngành và hơn 200 vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ hưu trí, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Sản phẩm - Thị trường - Mỹ Dung - 18:49, 11/04/2025
Bình Liêu (Quảng Ninh) - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cánh rừng xanh bạt ngàn, là nơi sinh trưởng lý tưởng của nhiều loại cây lâm nghiệp giá trị. Bên cạnh cây hồi vốn đã gắn bó từ lâu, quế cũng là một "loài cây của đất", hòa quyện tuyệt vời với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, để vươn lên mạnh mẽ.
Quảng Nam yêu cầu hoàn thành dứt điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Quảng Nam yêu cầu hoàn thành dứt điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 18:46, 11/04/2025
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, hoàn thành dứt điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát chậm nhất trong tháng 10/2025.