Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Xe ngựa vùng Bảy Núi

Phương Nghi - 10:44, 09/03/2021

Với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng Bảy Núi (An Giang), tiếng xe ngựa lốc cốc đã trở thành âm thanh quen thuộc, nhắc nhở về vùng đất gian lao mà anh dũng. Ngày nay, cỗ xe ngựa vẫn xuất hiện trên những nẻo đường, chở theo ký ức về vùng đất Bảy Núi xa xưa…

Những chiếc xe ngựa kiểu dáng thô sơ trên vùng Bảy Núi
Những chiếc xe ngựa kiểu dáng thô sơ trên vùng Bảy Núi (Ảnh TL)

Bảy Núi từ thời điểm cuối năm ngoái đến nay đã bắt đầu đón khách hành hương. Những tuyến đường nhộn nhịp hẳn lên với dòng xe cộ ngược xuôi đến núi Cấm tham quan thắng cảnh, đến chợ Tịnh Biên tìm mua hàng ngoại nhập. Lọt thỏm giữa khung cảnh đông đúc đó là tiếng lốc cốc của những cỗ xe ngựa lặng lẽ trên những nẻo đường cát trắng. Không chỉ là phương tiện mưu sinh, xe ngựa Bảy Núi còn là nét đẹp văn hóa.

Hơn 30 năm gắn bó với “nghiệp cầm cương”, ông Chau Miel, người dân xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên (An Giang) nói: “Tôi theo nghề đánh xe ngựa này từ lúc hơn 10 tuổi. Hồi ấy, vùng Bảy Núi chủ yếu là đường đất chứ không láng nhựa thẳng tắp như bây giờ. Muốn đi, người ta phải đi xe ngựa. Bởi vậy, nghề đánh xe ngựa hồi đó ngon lắm, thu nhập có thể lo cho gia đình no ấm quanh năm”.

Trong số hơn 30 nài ngựa của xã Vĩnh Trung, ông Chau Miel được xem là “bậc lão làng”. Ông đã chứng kiến những đổi thay của nghề đánh xe ngựa từ thuở “hoàng kim” cho đến thời điểm vắng khách như hiện nay. Nói về khó khăn của nghề, ông Chau Miel thật tình: “Hồi trước, xe ngựa được dùng vào nhiều việc, từ chở khách đi chợ, đi chùa cho đến chuyện rước dâu, vận chuyển hàng hóa. Trước đây, người dân nơi đây không thể thiếu xe ngựa. Bây giờ, đi xe máy vừa nhanh, vừa tiện nên tiếng xe ngựa cũng thưa vắng dần. Hiện tại, chỉ xã Vĩnh Trung còn vài chục chiếc xe ngựa, các xã lân cận như Văn Giáo, Tân Lợi (huyện Tịnh Biên) hầu như vắng bóng”.

Xe ngựa phục vụ lễ hội và đưa rước khách đi tham quan Thất Sơn. (Ảnh TL)
Xe ngựa phục vụ lễ hội và đưa rước khách đi tham quan Thất Sơn. (Ảnh TL)

Mỗi sáng, tại chợ xã Vĩnh Trung có gần 20 nài ngựa tập trung  tại bến xe ngựa. Điểm đặc biệt ở bến xe này là người ta không “sắp tài”, vì mỗi nài ngựa đều có “mối ruột” của mình. “Khi cần vận chuyển hàng hóa kích cỡ lớn, trọng lượng khoảng vài trăm ký, người ta vẫn cần xe ngựa. Chúng tôi có thể chở hàng hóa với “trọng tải” tối đa 500kg. Ở khối lượng vừa phải như vậy, xe gắn máy không kham nổi, xe tải lại không chịu chở nên xe ngựa cũng sống được. Giá mỗi cuốc chạy dao động từ 30.000 đồng đến 150.000 đồng, tùy vào khối lượng và quãng đường xa gần”, ông Chau Miel chia sẻ.

Anh Chau Tếch, một nài ngựa chợ xã Vĩnh Trung
Anh Chau Tếch, một nài ngựa chợ xã Vĩnh Trung

Anh Chau Tếch, một nài ngựa ở chợ xã Vĩnh Trung, cho biết: “Xe ngựa vẫn còn hữu dụng khi chở đồ vào tận trong phum, sóc. Nhờ vậy mà người ta vẫn còn thuê chúng tôi”. Có những đám cưới ngẫu hứng muốn “ngựa ô kiệu vàng rước nàng về dinh” thì anh em sẵn sàng đánh xe đi xa với thù lao hơn 1 triệu đồng/xe. Những con ngựa rắn rỏi cứ lầm lũi trên tuyến đường xa thăm thẳm, thi thoảng chúng đột ngột “bứt phá” khiến các nài ngựa phải một phen trổ tài.

Nói về giống ngựa đang kéo xe ở vùng Bảy Núi, anh Chau Tếch cho biết: “Giống ngựa thuần chủng vùng Bảy Núi hiện tại đã không còn. Dân đánh xe chủ yếu sử dụng ngựa mua từ Campuchia với giá dao động từ 15 - 20 triệu đồng/con. Nhiều người thử tìm mua ngựa ở các nơi khác, chúng có dáng uy dũng, cao lớn hơn ngựa ở đây nhưng sức kéo lại kém hơn nhiều”.

Đối với những “bác tài” ở Bảy Núi, con ngựa là tài sản và cũng là người bạn quý. Họ luôn cố gắng chăm sóc ngựa thật tốt để cùng đồng hành vì kế mưu sinh. Không ai chịu đổi con ngựa của mình để lấy một chiếc xe gắn máy, bởi công việc này đã trở thành một phần trong cuộc sống của những nài ngựa vùng Bảy Núi.

Xe ngựa còn phục vụ đưa rước dâu trong đám cưới của đồng bào Khmer An Giang, tạo nên nét văn hóa độc đáo của vùng này. (Ảnh TL)
Xe ngựa còn phục vụ đưa rước dâu trong đám cưới của đồng bào Khmer An Giang, tạo nên nét văn hóa độc đáo của vùng này. (Ảnh TL)

Hiện tại, tiếng xe ngựa đã vang lên nhiều hơn trên những tuyến đường Bảy Núi để đón du khách đến vùng Bảy Núi du Xuân. Họ miệt mài chở du khách hay chở những chuyến hàng ngược xuôi khắp các nẻo đường, để lại sau lưng tiếng nhạc ngựa thân quen như “cái hồn” của vùng đất bán sơn địa nhiều nắng gió.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 5 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 7 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 8 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 19 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.