Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hệ lụy đằng sau “nghề hốt bạc” ở Mường Tè

Sỹ Hào - 11:26, 23/03/2021

Một tỉnh có vài chục dự án thủy điện đã là quá, nhưng ở huyện Mường Tè (Lai Châu), hiện có tới 34 dự án thuộc diện nhỏ nhỏ, vừa vừa đã được cấp chứng nhận đầu tư. Làm thủy điện được xem là “nghề hốt bạc” ở huyện nghèo 30a này; nhưng đằng sau đó là vô vàn hệ lụy.

Dòng suối Nậm Sì Lường ở Mường Tè đang bị băm nát vì thủy điện (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)
Dòng suối Nậm Sì Lường ở Mường Tè đang bị băm nát vì thủy điện (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)

Tình cờ cùng đi làm… thủy điện!

Ngày cuối cùng của tháng 2/2021, chuyến xe khách 24 chỗ ngồi đưa chúng tôi từ TP. Lai Châu vào huyện Mường Tè. Chỉ có 5 hành khách, nhưng xe cũng kín chỗ vì chở đầy hàng hóa.

Không thể ngủ vì người cứ lắc lư theo chuyến xe chạy gấp trên cung đường ngoằn nghèo, tôi thoáng nghe những hành khách trên xe nói chuyện. Họ chào hỏi nhau làm quen, chứng tỏ chỉ mới gặp nhau trên chuyến xe này.

“Anh người Nam Định à? Anh lên Mường Tè làm gì thế?”, giọng của một người trẻ ngồi hàng ghế trước tôi vang lên rõ to.

Xã Pa Vệ Sử có đường biên giới dài khoảng 31,56 km với Trung Quốc, là một trong những điểm nóng về an ninh trật tự của huyện Mường Tè. Trên tuyến đường biên của xã có lối mở, lối mòn nên thường xuyên xảy ra hoạt động mua bán người, buôn bán, sử dụng các chất ma túy;... Còn tại các thôn nội địa của xã hiện đang có hàng trăm công nhân của các công trình thủy điện tạm trú khiến cho việc quản lý nhân, hộ khẩu rất khó khăn.

“Không, anh người Thái Bình. Anh cùng đứa em lên đây làm công nhân của dự án thủy điện”, tiếng người đàn ông trung niên ngồi dãy ghế kế bên đáp khẽ, như thể không muốn người khác biết, dù trên xe chỉ có 5 người.

Người trẻ tuổi ngồi hàng ghế trên cười lớn, rồi hỏi dồn dập: “Em ở Lai Châu, cũng vào Mường Tè làm công nhân thủy điện. Thế anh lên đây lần nào chưa? Lát có ai đón không?”.

Có vẻ người đàn ông trung niên không muốn kéo dài câu chuyện. Nhưng trước sự nhiệt tình của người trẻ tuổi nên đành trả lời lấy lệ: “Anh lên lần đầu. Lát nữa có ông chủ đón”.

Nói xong anh ta nhắm nghiền đôi mắt. Xe yên ắng trở lại, chỉ còn tiếng gió rít qua khe cửa kính chưa đóng chặt.

Xe đến ngã ba trung tâm xã Bum Nưa (huyện Mường Tè) thì dừng lại để 3 hành khách “đi làm thủy điện” xuống. Dù có nói chuyện với nhau trên xe, nhưng khi xuống, cả 3 người lẳng lặng tách thành hai nhóm.

Tôi ngoái nhìn theo họ qua cửa kính xe ô tô. Một chiếc xe bán tải màu trắng lấm lem bùn đất đã đón 2 người đàn ông quê Thái Bình, rồi chạy ngược theo tuyến đường liên xã Bum Nưa – xã Pa Vệ Sử. Còn người trẻ tuổi lên một chiếc xe máy chờ sẵn, cũng chạy lên hướng xã Pa Vệ Sử.

Một huyện “cõng” 34 dự án!

Gần 5 tiếng đồng hồ để di chuyển quãng đường chỉ hơn 120 cây số từ TP. Lai Châu vào thị trấn Mường Tè khiến chúng tôi mệt lả. Nhưng tâm trí vẫn cứ vảng vất chuyến xe có 5 hành khách, thì có 3 người xa lạ, từ những địa phương khác nhau, tình cờ gặp nhau, cùng lên Mường Tè làm công nhân thủy điện. 

Đường từ TP. Lai Châu vào huyện Mường Tè
Đường từ TP. Lai Châu vào huyện Mường Tè

Ngay ngày hôm sau, chúng tôi nhờ một cán bộ của huyện Mường Tè dẫn trở lại xã Bum Nưa, đi ngược lên xã Pa Vệ Sử để "mục sở thị" một số dự án thủy điện trên dòng suối Nậm Sì Lường. Sở dĩ chọn suối Nậm Sì Lường để "thị sát" là bởi, tại con suối này, năm 2002, một công trình thủy điện "siêu nhỏ" của huyện Mường Tè, nhưng có kinh phí đầu tư thuộc vào hàng đắt nhất thế giới đã được xây dựng. 

Đó là Nhà máy thủy điện Nậm Sì Lường 1; công trình có tổng mức đầu tư hơn 38 tỷ đồng (tại thời điểm năm 2002) nhưng công suất thiết kế chỉ có... 0,5MW!. Đầu tư với kinh phí "khủng" nhưng Nhà máy thủy điện Nậm Sì Lường 1 hoạt động ì ạch. Sau một thời gian dài "đắp chiếu", thời gian gần đây, nhà máy thủy điện này mới được nâng cấp, hoạt động trở lại.

Từ ngã ba trung tâm xã Bum Nưa, chúng tôi ngược tuyến đường liên xã hướng lên Pa Vệ Sử. Chỉ trên cung đường khoảng 7 cây số (từ ngã ba trung tâm xã Bum Nưa lên đến bản Nậm Củm), chúng tôi ghi nhận được 4 dự án thủy điện nhỏ đã và đang triển khai; dòng suối Nậm Sì Lường lô nhô đá.

Một công trình thủy điện nhỏ đang gần được hoàn thiện, cách bản Nậm Củm không xa về phía hạ lưu suối Nậm Sì Lường (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)
Một công trình thủy điện nhỏ đang gần được hoàn thiện, cách bản Nậm Củm không xa về phía hạ lưu suối Nậm Sì Lường (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)

Theo lời vị cán bộ huyện Mường Tè mà chúng tôi nhờ dẫn đường, dòng suối Nậm Sì Lường hiện đang "cõng" quá nhiều dự án thủy điện. Trên tuyến đường liên xã này lên đến xã Pa Vệ Sử khoảng hơn hai chục cây số; dọc hai bên dòng suối có hàng chục dự án thủy điện được cấp phép đầu tư. 

"Do làm thủy điện nên tuyến đường liên xã bị xe tải lớn cày nát. Bây giờ đang là mùa khô còn dễ đi, chứ vào mùa mưa việc tham gia giao thông lên xã Pa Vệ Sử rất khó khăn", vị cán bộ huyện Mường Tè tâm sự.

Cũng theo lời cán bộ này, thực ra thì huyện cũng chẳng muốn phát triển thủy điện "siêu nhỏ" như thế này đâu. Nhưng tỉnh chấp thuận đầu tư thì đành chịu. Thu ngân sách cho huyện từ thủy điện cũng chẳng đáng là bao, vì có nộp về huyện được bao nhiêu đâu mà gọi là huyện được nhờ.

Tuyến đường liên xã Bum Nưa - Pa Vệ Sử hằng ngày "cõng" hàng chục chuyến xe trọng tải lớn để phục vụ các dự án thủy điện nhỏ trên dòng suối Nậm Sì Lường
Tuyến đường liên xã Bum Nưa - Pa Vệ Sử hằng ngày "cõng" hàng chục chuyến xe trọng tải lớn để phục vụ các dự án thủy điện nhỏ trên dòng suối Nậm Sì Lường

Sự ấm ức của vị cán bộ huyện Mường Tè là có cơ sở. Bởi trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mường Tè lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 có ghi rất rõ: Toàn huyện hiện có 34 dự án thủy điện vừa và nhỏ được cấp chứng nhận đầu tư. (Nghệ An là một trong những tỉnh được xem là có nhiều dự án thủy điện nhỏ nhất cả nước thì toàn tỉnh này cũng chỉ có 32 dự án - Pv). 

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX cũng khẳng định: Công nghiệp của huyện phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tập trung phát triển thủy điện. Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020, sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện đạt 60.000.000 Kw/h; nếu quy ra giá trị tiền thì vô cùng lớn.

Ấy nhưng, thu ngân sách trên địa bàn huyện Mường Tè bình quân chỉ đạt 47,8 tỷ đồng/năm, bao gồm tất cả các loại thuế, phí. Và, dù vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX nhưng hết năm 2020, thu nhập bình quân của Mường Tè cũng chỉ đạt 23,85 triệu đồng/người/năm; bình quân lương thực đạt 400kg/người/năm.

Nhiều hệ lụy

Theo chia sẻ của vị cán bộ UBND huyện Mường Tè, việc phát triển "nóng" các dự án thủy điện "siêu nhỏ" ở Mường Tè dẫn tới rất nhiều hệ lụy. Về môi trường tự nhiên thì cần phải có đánh giá của cơ quan chức năng, nhưng rõ nhất là về mặt xã hội.

"Để xây dựng nhà máy thủy điện, nhiều diện tích rừng phải nhường chỗ; đường sá nhà nước đầu tư bị cày nát. Đội ngũ lao động khắp nơi tập trung về địa phương, làm xáo trộn cuộc sống vốn khép kín, bình yên của người dân. Đó là chưa kể những tệ nạn phát sinh kèm theo...", vị cán bộ này chia sẻ.

Bản Nậm Củm, thuộc xã Bum Nưa, nơi sinh sống của 39 hộ đồng bào dân tộc Mảng sẽ ra sao nếu xảy ra lũ ống, lũ quét trên dòng suối Nậm Sì Lường?
Bản Nậm Củm, thuộc xã Bum Nưa, nơi sinh sống của 39 hộ đồng bào dân tộc Mảng sẽ ra sao nếu xảy ra lũ ống, lũ quét trên dòng suối Nậm Sì Lường?

Hệ lụy mà vị cán bộ huyện chia sẻ thực ra mới chỉ là bề nổi. Việc cấp phép quá nhiều dự án thủy điện "siêu nhỏ" rất dễ dẫn tới những thảm họa thiên tai đặc biệt nguy hiểm, trong đó có lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,...

Để giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ở Mường Tè lên lưới điện quốc gia, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã đầu tư Trạm biến áp 220 kV Mường Tè, với tổng mức đầu tư 436,68 tỷ đồng. Trạm biến áp đã được đóng điện vào ngày 26/2/2021.

Cũng cần nhớ rằng, Mường Tè là địa bàn nằm trên những đới đứt gãy về mặt địa chất của khu vực Tây Bắc. Đây cũng là địa phương thường xuyên gánh chịu các trận động đất, mặc dù mức độ không lớn những cũng là lời cảnh báo.

Gần đây nhất, vào hồi 4 giờ 17 phút 25 giây ngày 13/1/2021, một trận động đất có độ lớn 3,6 độ richter đã xảy ra tại khu vực huyện Mường Tè. Trận động đất có độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km, dù không gây thiệt hại nhưng cũng làm người dân địa phương hoang mang.

Trước đó, trong năm 2020, khu vực Mường Tè cũng đã liên tục xảy ra các trận động đất. Trong đó, trận động đất vào hồi 13h12 ngày 16/6/2020 có độ lớn 4,9 độ richter. Trận động đất có độ sâu chấn tiêu khoảng 12,6 km; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 quanh khu vực tâm chấn và cấp 3 tại khu vực lân cận. Trận động đất đã làm bốn học sinh bị thương.

Đây rõ ràng là vấn đề cần được tỉnh Lai Châu, huyện Mường Tè đặc biệt lưu ý khi chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án thủy điện; không thể vì "phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương" mà cấp phép ồ ạt cho các dự án thủy điện nhỏ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 1 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 1 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 1 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 5 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 9 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.