Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những phận đời lênh đênh trên mặt hồ thủy điện

Quỳnh Chi - 22:35, 12/11/2020

Họ là những con người tứ xứ, từ những nẻo đường khác nhau, thế nhưng số phận đã đưa họ phiêu dạt đến lòng hồ thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa), gắn đời mình với mênh mông sóng nước để mưu sinh.

Ông Nguyễn Văn Bàn là một trong những ngư dân gắn bó với lòng hồ suốt gần 20 năm qua
Ông Nguyễn Văn Bàn là một trong những ngư dân gắn bó với lòng hồ suốt gần 20 năm qua

Mưu sinh như canh bạc đỏ đen

Những ngày đầu tháng 11, những cơn gió lạnh lẽo bắt đầu thổi trên lòng hồ thủy điện Trung Sơn, thuộc địa phận xã Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Khi chúng tôi đến lòng hồ thủy điện, ánh hoàng hôn đang dần khép lại. Và lúc này, trên mặt hồ bắt đầu sáng lên ánh đèn từ những chiếc thuyền con lênh đênh, trông như những con đom đóm lập lòe trong bóng tối. 

Trong đêm, tá túc trên bè của gia đình ông Nguyễn Văn Bàn, một trong những người gắn bó với lòng hồ từ lâu, được nghe ông kể nhiều chuyện về bao năm lênh đênh trên mặt hồ của gia đình. Ông Bàn sinh ra và lớn lên ở xã vùng thấp của huyện Cẩm Thủy. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không vốn, không đất sản xuất nên ông dắt díu vợ đến nơi này để dựng nhà, sinh con cái. Ông bà lấy nghề đánh cá, rồi bây giờ là nuôi cá lồng làm kế mưu sinh. Hai vợ chồng có 3 người con, cũng đều gắn bó với nghề sông nước.

“Tôi sống ở đây từ ngày chưa có thủy điện, tính đến nay cũng ngót 20 năm. Nghề này hên xui lắm, làm ăn như kiểu chơi trò đỏ đen vậy. Có hôm kiếm được vài chục cân cá, song cũng có thời gian nửa tháng không kiếm nổi mấy lạng cá”, ông Bàn nói. 

Năm 2018, ông Bàn thực hiện khoanh nuôi thả hơn 300 con cá ké giống, với hy vọng khi thu hoạch sẽ kiếm được một khoản tiền vài trăm triệu đồng. Song trời không chiều lòng người, đàn cá chuẩn bị đến ngày thu hoạch thì vào một ngày bị chết trắng hàng loạt. Đợt ấy, ông Bàn mất trắng khoảng 300 triệu đồng. 

“Tôi dự tính, bán lồng cá và bán căn nhà trên bờ cũng được khoảng trên dưới 600 triệu đồng, rồi cả gia đình cuốn gói về xuôi an phận tuổi già. Nhưng đùng cái tai họa ập xuống nên giờ chẳng biết đi đâu, về đâu nữa, đành phải bấu víu mưu sinh lại nơi này”, người đàn ông khắc khổ kể. 

Bà Trinh, vợ ông Bàn tiếp lời chồng kể, có ngày may mắn bắt được nhiều loại cá như cá lăng, cá leo và tôm… bán được vài triệu đồng, nhưng cũng có khi kéo lưới lên không thu được gì. “Hôm nào được cá thì cả cái lòng hồ này ai cũng được, nên lại bị tư thương ép giá. Thực tế công việc ở đây cũng chỉ kiếm kế sinh nhai qua ngày”, bà Trinh chia sẻ. 

Những phận đời lênh đênh...

Không may mắn có gia đình êm ấm như ông Bàn - bà Trinh, ông Mùi Văn Hiên đã hơn 60 tuổi, nhưng cuộc đời lại đầy bi kịch. Ông Hiên quê tận Suối Sáng, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu (Sơn La). Đến Trung Sơn, ông gặp chị Mùi Thị Tiên, cũng hoàn cảnh khốn khổ, họ nương tựa vào nhau gây dựng cuộc sống. Hai người đóng bè nuôi cá ngay trên lòng hồ thủy điện. 5 lồng cá hứa hẹn mang về nguồn thu đáng kể, giúp cuộc sống sung túc hơn. 

Ông Hiên kể, trước kia từng mua 2 chiếc tàu chở ngô dọc sông Đà, từng có tới 3 chiếc ô tô tải cỡ lớn. Nhưng rồi ông cũng trắng tay chỉ vì thiên tai. Khi về Trung Sơn làm nghề chài lưới, ông mong được an phận, sống bình yên bên người phụ nữ của cuộc đời mình, cùng nhau mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ. Nhưng rồi, một lần nữa số phận lại trêu ngươi... Tháng 8/2019, cơn cuồng phong kéo mưa gió dữ dội đổ xuống, khiến lòng hồ yên bình bỗng chốc trở thành hiểm ác. 

“Đời tôi chưa bao giờ chứng kiến cơn cuồng phong khủng khiếp đến vậy. Gió lớn kết hợp cùng sóng nước mạnh tới mức khó tả, nó nâng cả 5 lồng cá, 2 chiếc thuyền lớn của vợ chồng tôi lên không trung đến 15 thước rồi ném thẳng xuống đáy hồ. Tôi và vợ đang ngồi cạnh nhau thì bị gió quật rơi xuống biển nước. Tôi may mắn sống sót, nhưng vĩnh viễn mất đi người vợ yêu quý”, người đàn ông đau đớn nhớ lại. Sau sóng gió, ông Hiên gượng đứng dậy, vẫn ngày ngày mưu sinh trên sông nước, nhưng tương lai không biết về đâu.

Ông Hà Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Mường Lý cho biết, hiện đang có hàng chục hộ dân từ nhiều nơi về lòng hồ sinh sống. Trong đó, nhiều hộ sống rất lâu nên quen với cuộc sống không chịu di dời và cũng không chịu sự quản lý của chính quyền địa phương. Nhiều đứa trẻ sinh ra tại lòng hồ, không được học hành tử tế.

“Xã cũng rất khó quản lý, cũng như bảo đảm an toàn, an ninh cho số hộ dân này, bởi họ không có hộ khẩu tại địa phương, không đăng ký tạm trú, lại thường xuyên di chuyển”, ông Tuấn cho biết.

Không chỉ đối mặt với hiểm nguy và thiên tai rình rập, phận đời của những con người nơi thâm sơn cùng cốc này cũng lênh đênh như chính những con thuyền. Theo ông Tuấn, để bảo đảm an toàn tính mạng cho họ, khi mưa lũ đến, địa phương chỉ có thể tuyên truyền để bà con chủ động ứng phó.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 19 phút trước
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.