Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Mưu sinh ở “Xóm vạn chài”

Minh Ngọc - 11:08, 22/07/2020

Họ mưu sinh trên sông nước trong những ngôi nhà nổi lúp xúp và lênh đênh trên những mạn thuyền xuôi ngược. Trong cái lênh đênh vô định ấy, có cả những cụ ông, cụ bà, hay những đứa trẻ ngày ngày gắn cuộc đời với sông nước cho cuộc mưu sinh.

Gạo, muối, thực phẩm được đưa bằng thuyền đến để người dân trao đổi, mua bán
Gạo, muối, thực phẩm được đưa bằng thuyền đến để người dân trao đổi, mua bán

Chông chênh “nhà nổi”

Trên phía đập thủy điện Ekra Nam Ka thuộc địa giới hai tỉnh Đăk Lăk - Lâm Đồng có một vùng lòng hồ rộng lớn: Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka được công nhận từ năm 1986. Đây là vùng rừng đầu nguồn, nơi hợp lưu của hai con sông Krông Nô và Krông Ana (sông Cha và sông Mẹ). Ở mảnh đất cao nguyên đầy nắng gió như Đăk Lăk lại có một làng chài với hơn 30 hộ dân, quanh năm gắn mình với nghiệp đánh cá mưu sinh: “Xóm vạn chài” trên hồ thủy điện Buôn Tua Srah. 

Cuộc sống ở vạn xóm chài là một thế giới khác lạ, tách biệt hẳn với nhịp sống sôi động ở giữa phố phường nhộn nhịp. Trên con nước này là 30 chiếc thuyền, là 30 hộ sống bám víu vào nhau qua ngày. Xóm chài nhỏ bé này được hình thành vào năm 2009, khi một vài người dân các tỉnh miền Tây tìm đến hồ thủy điện Buôn Tua Srah thuộc địa phận xã Nam Ka (huyện Lăk, Đăk Lăk) làm nghề đánh cá mưu sinh.

Dân xóm chài mưu sinh chủ yếu dựa vào đánh bắt cá trên sông. Mới đầu chỉ là đánh bắt, về sau, họ nhận thấy nơi đây không chỉ có nguồn cá dồi dào mà nước sâu, trong xanh rất thích hợp cho nghề nuôi cá nên quyết định dừng chân lập nghiệp. Không mảnh đất cắm dùi, họ đóng thuyền, dựng nhà ngay trên mặt nước. 

Cứ 4 - 5 giờ chiều mỗi ngày, người dân xóm vạn chài chèo thuyền ra xa thả lưới, đốt đèn đuổi cá đến tận đêm khuya, sáng sớm tinh mơ phải dậy gỡ cá cho kịp thương lái thu mua. Trung bình mỗi chuyến đánh bắt, người dân thu 10 - 15kg cá, mỗi tháng kiếm được 4 - 5 triệu đồng. Số tiền này một phần dùng cho chi phí sinh hoạt gia đình, phần còn lại đầu tư nuôi cá. 

Anh Dũng (35 tuổi, quê An Giang) chia sẻ: “Nghề này bấp bênh lắm, ngày thường còn làm ăn được chứ mùa nắng nước cạn, mùa mưa gió bão không đánh được thì chỉ có đói. Miếng cơm manh áo gia đình chỉ trông chờ vào lồng cá nuôi quanh nhà, một đợt thu được vài chục triệu, trừ vốn ra, còn lại cũng đủ chi tiêu”.

Trước mỗi nhà đều có vài lồng cá. Nhà nào đông lao động, nhiều vốn thì nuôi cả chục lồng cá, nhà nào vốn ít thì nuôi vài lồng, như vậy cũng đủ ăn. Chị Phương (quê Vĩnh Long) cho biết, cá nuôi mỗi năm bán 1 lần, tùy vào từng loại. Trung bình mỗi năm nhà chị bán gần 3 tạ cá lóc với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg. “Cứ đến đợt bán, thương lái tới tận nơi mua, chở xuống TP. Hồ Chí Minh, đầu ra ổn định nên tôi và mọi yên tâm nuôi”. 

Nhọc nhằn mưu sinh

Lúc chúng tôi đến thăm đang là ngày triều dâng vì mùa mưa lũ, nước sông đặc quánh phù sa. Dù làm ăn có lãi nhưng cuộc sống mưu sinh trên con nước quả thật không đơn giản chút nào. Đứng trên mỏm đồi nhìn xuống, những chiếc lồng cá của các hộ dân xóm vạn chài nối dài, kề sát vào nhau như con trăn khổng lồ tựa sát vào bờ sông. Con đường nhỏ hẹp, nằm bên cạnh chân núi nối liền với xóm chài này là nơi các thương lái ngày ngày tìm đến mua cá đem đi nơi khác bán. 

“Những ngày triều xuống, nước chảy mạnh, cá thấy động, thường theo dòng mà di chuyển, đó là dịp để mình kiếm ăn. Nếu may mắn, một ngày có thể kiếm được cả trăm ngàn chứ không ít. Còn bình thường, một ngày chỉ dăm chục ngàn thôi, bởi hiện nay cá trên con nước này cũng chẳng còn nhiều!”, lão ngư có cái tên Tình tâm sự.

Xã thường xuyên cử cán bộ Công an xuống nắm bắt tình hình, khuyên người dân không được kích điện bắt cá. Xã cũng đã nhiều lần động viên người dân lên bờ sinh sống vừa bảo đảm an toàn tính mạng vừa thuận tiện cho công tác quản lý trật tự địa phương, tuy nhiên vì còn rất nhiều khó khăn nên người dân hiện chưa muốn lên bờ!”.

Bí thư Đảng ủy xã Nam Ka Y Van Buôn Rung

Hồ thủy điện Buôn Tua Srah mùa khô nằm trơ mình giữa bốn bề núi đá, cách xa chợ vài chục cây số lại thêm công việc đánh cá buộc người dân suốt ngày dằm nước, không có thời gian, việc chợ búa chỉ trông chờ vào chiếc thuyền chuyên chở lương thực, thức ăn, nước uống bán vào sáng sớm. Người dân tranh thủ mua tích trữ, ai không có tiền thì ký nợ hoặc đổi cá. Có lúc nhờ người mua rồi đứng trên cầu dùng dây thả xuống các thuyền. Mọi sinh hoạt trong gia đình gói gọn trong căn nhà chật hẹp, chỉ vừa chỗ ăn, ngủ, còn không gian giải trí cho gia đình hầu như không có. 

Cứ vậy, năm này qua năm khác, với họ, xóm chài trên con nước Buôn Tua Srah này đã trở thành quê hương. Nhưng trong sâu thẳm suy nghĩ của bà con xóm chài này, thì ai cũng ao ước được lên bờ ổn định cuộc sống. Người lớn thì không nói làm gì, nhưng còn lũ trẻ, sống trên đò, mùa nắng thì còn lên bờ đi học được, chứ mùa mưa lũ chỉ biết theo cha mẹ dạt vào khe núi, cồn bãi nào đó tránh mưa gió thì làm sao đến trường.

Bí thư Đảng ủy xã Nam Ka Y Van Buôn Rung cho biết: “Xã thường xuyên cử cán bộ Công an xuống nắm bắt tình hình, khuyên người dân không được kích điện bắt cá. Xã cũng đã nhiều lần động viên người dân lên bờ sinh sống vừa bảo đảm an toàn tính mạng vừa thuận tiện cho công tác quản lý trật tự địa phương, tuy nhiên vì còn rất nhiều khó khăn nên người dân hiện chưa muốn lên bờ!”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mường Lống - Đất và người

Mường Lống - Đất và người

Hơn 50 km đường rừng đèo dốc từ trung tâm huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vào Mường Lống đã từng khiến cánh tài xế ngán ngẩm. Chúng tôi cũng vậy. Nhưng khí hậu mát lành, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đặc biệt là câu chuyện về những người Mông vượt khó, vượt khổ đeo đuổi con chữ với ước mơ thoát nghèo cứ thế cuốn hút chúng tôi. Vậy là đi…
Tin nổi bật trang chủ
Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững : Cần tháo gỡ những bất cập về chính sách (Bài 2)

Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững : Cần tháo gỡ những bất cập về chính sách (Bài 2)

Các chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành thời gian qua đều có quy định ưu tiên tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ DTTS sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn có thu nhập ổn định từ rừng. Nhưng cơ chế, chính sách không “bắt nhịp” được với thực tế nên hiệu quả giảm nghèo không đạt như kỳ vọng.
Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ - Nhìn từ hoạt động của CLB Nắng

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ - Nhìn từ hoạt động của CLB Nắng

Giáo dục - Thuỳ Giang - 16:11, 28/05/2023
Sau gần 2 năm triển khai, toàn tỉnh Lai Châu đã thành lập được 45 Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc trong các trường phổ thông. CLB Nắng của Trường THCS Sùng Phài, Tp. Lai Châu, là một trong những mô hình tiêu biểu trên hành trình nuôi dưỡng tình yêu văn hóa cho các em học sinh.
Sắc màu Việt Nam bừng sáng trong Lễ hội các dân tộc thiểu số tại Czech

Sắc màu Việt Nam bừng sáng trong Lễ hội các dân tộc thiểu số tại Czech

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 13:57, 28/05/2023
Ngày 27/5, Festival các dân tộc thiểu số với chủ đề "Prague - Trái tim của các dân tộc" đã được tổ chức tại thủ đô Prague, Cộng hòa Czech.
Giải chạy Marathon “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”

Giải chạy Marathon “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”

Thể thao - Hồng Phúc - 13:19, 28/05/2023
Sáng 28/5 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội đã diễn ra Giải chạy Marathon, hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá năm 2023.
Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Thời sự - PV - 13:00, 28/05/2023
Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh Hà Giang.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người dân vùng khó khăn

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người dân vùng khó khăn

Xã hội - Ngọc Thu - 12:15, 28/05/2023
Sáng 28/5, tại trụ sở UBND xã Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang, Gia Lai), Tỉnh Đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác - Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2023 với chủ đề “Thầy thuốc trẻ tiên phong trong chuyển đổi số, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Thời sự - PV - 11:45, 28/05/2023
Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 08:49, 28/05/2023
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 08:32, 28/05/2023
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - Thanh Hải - 08:29, 28/05/2023
Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
Lào Cai: Triệt phá, bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lào Cai: Triệt phá, bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - Trọng Bảo - 08:25, 28/05/2023
Thông tin từ Công an Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa triệt phá, bắt giữ thành công nhóm đối tượng có hành vi chiếm đoạt tài sản của các tiểu thương trên địa bàn.