Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đời phu đá

Thanh Hải - 13:09, 17/12/2020

Tảng sáng, từng tốp công nhân lại hì hục vào mỏ, vào xưởng. Người tứ xứ, kẻ bản địa, họ trở dậy sau một ngày nhọc nhằn bán sức mưu sinh. Trong đoàn người ra đi ấy, đã có và sẽ còn những người không bao giờ về nữa. Bởi, những bụi đá vừa kịp lắng xuống hôm qua, thì lại có một lớp bụi mới hình thành từ khoan đá, nổ mìn hôm nay...

Một điểm khai thác đá ở Quỳ Hợp
Một điểm khai thác đá ở Quỳ Hợp

Về đến nhà mới là bình an!

Vượt qua thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) mười cây số, “thủ phủ” của đá trắng, quặng thiếc đã lộ ra. Cả những dãy núi dài kéo từ Châu Quang, Châu Thành, Châu Hồng… đã bị cạo trọc, xẻ nham nhở để lấy đá, lấy quặng. Vùng mỏ Quỳ Hợp như một đại công trường hỗn tạp.

Ban đầu mới vào nghề, nghe tiếng cưa rẹt trên phiến đá đã ớn lạnh. Riết rồi giờ cũng quen. Nghề làm đá bạc lắm, lại rất vất vả

Thợ đá Vi Văn Nguyên - Bản Tiệng, xã Châu Thái

Chúng tôi đã có nguyên cả một ngày “quần thảo” ở nhiều khu vực khai thác, chế biến đá của Quỳ Hợp. Không thể hỏi han, giới thiệu, bởi cả một khu rừng náo loạn với thứ âm thanh hỗn tạp, kinh dị từ tiếng máy, tiếng xe rồi tiếng người. Thỉnh thoảng trong bản nhạc hổ lốn ấy lại được điểm thêm những tiếng ùng oàng do nổ mìn phá đá.

“Cẩn thận, đá văng nguy hiểm”, tiếng chủ xưởng xẻ đá Vi Văn Minh ở bản Tiệng, xã Châu Thái thất thanh khi chúng tôi ghé thăm. Tôi giật mình bấm vội mấy kiểu ảnh trước khi lùi xa. Còn thanh niên 9X Vi Văn Nguyên (cùng bản với chủ xưởng) tay trần, mũ vải, không kính đang hì hục đưa lưỡi cưa xẻ phiến đá vuông vức. Tiếng cưa máy xoèn xoẹt lẫn bụi đá bắn tứ tung khiến chúng tôi rùng mình. 

Một lát, Nguyên ngừng tiếng cưa uống nước, khuôn mặt cậu giờ như được hóa trang bởi lớp phấn trắng. “Ban đầu mới vào nghề, nghe tiếng cưa rẹt trên phiến đá đã ớn lạnh. Riết rồi giờ cũng quen. Nghề làm đá bạc lắm, lại rất vất vả”, Nguyên nói nhỏ.

Trong rất nhiều vị trí đã đến, tôi chú ý nhất những công nhân khoan đá tại các mỏ. Ở độ cao hàng chục mét, họ như lọt thỏm giữa nham nhở, cheo leo của núi đá khổng lồ. Có thâm niên gần 10 năm bán sức tại các mỏ đá, Lô Văn Điệp ở xóm Quang Thịnh xã Châu Quang rất thấm thía đủ mùi vị của nghề phu đá. Điệp bộc bạch: Về đến nhà mới hết hồi hộp, lo sợ. Công việc khoan đá khổ cực lắm, nguy hiểm nhiều nhưng thu nhập thì rất thấp.

Lao động Vi Văn Nguyên ở bản Tiệng xã Châu Thái tay trần, mũ vải, không kính đang hì hục đưa lưỡi cưa xẻ phiến đá vuông vức.
Lao động Vi Văn Nguyên ở bản Tiệng xã Châu Thái tay trần, mũ vải, không kính đang hì hục đưa lưỡi cưa xẻ phiến đá vuông vức.

Nghe tiếng xe quen thuộc của Nguyên sau một ngày xa cách, người mẹ già Lô Thị Châu tất tả chạy sang, như thể đó là việc mà bà đã thực hiện kể từ ngày người con trai “gắn bó” với nghề xẻ đá. Bà Châu trải lòng: Nhà tui có 3 thằng theo nghề đá. Quần quật cả ngày mà chỉ đủ ăn thôi. Vừa rồi, đá lăn giữa trưa gây chết người, dù biết con mình không làm chỗ đó nhưng vẫn không tài nào bình tĩnh được. Ngày mô con đi làm là ngày nớ lòng mình chẳng yên.

Ở vùng mỏ Quỳ Hợp, đã bao gia đình tan nát vì đá lở, sập hầm; rất nhiều người đã chẳng còn lành lặn vì nghề; biết bao người mới sáng còn chào nhau đi làm, tối đã chẳng trở về. Bà Đinh Thị Hải Lý, Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Quỳ Hợp thông tin: Năm mô cũng có trường hợp chết người hoặc bị thương vì đá. Nhiều vụ việc, chủ mỏ dấu kĩ, tự thương lượng với bị hại nên chính quyền không biết hết được.

Canh cánh mưu sinh

Có người từng thốt lên rằng, ở Quỳ Hợp, cả làng đi đào đá, một thời cả xã đi bới thiếc. Dẫu hiểm nguy, vất vả nhưng những lao động nơi đây chẳng thể bỏ nghề. Ngày tiếp ngày, từ những vùng mỏ, công xưởng ngập đầy đá và bụi, những phu đá trở về mang theo tiền công kiếm được của một ngày nhọc nhằn; nhen lên niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho những đứa con, đứa cháu.

Trước hiên nhà, anh Lê Viết Quang, Xóm trưởng xóm Quang Thịnh, xã Châu Quang kể rành rẽ về hoàn cảnh của 80 phu đá trên địa bàn. Mỗi người một số phận, hoàn cảnh nhưng theo anh Quang thì: “Ở đây, không làm phu đá thì làm nghề gì để sống. Ruộng nước mỗi hộ 1 sào, năm hai vụ lúa chỉ đủ thóc ăn. Tất cả chi tiêu học hành của con cái, đau ốm, sắm sanh… đều trông nhờ những ngày làm thuê ở các mỏ, xưởng”.

Phóng viên báo DT&PT trò chuyện cùng phu đá Lô Văn Điệp ở xóm Quang Thịnh xã Châu Quang
Phóng viên báo DT&PT trò chuyện cùng phu đá Lô Văn Điệp ở xóm Quang Thịnh xã Châu Quang

Tôi đã để ý suốt những cuộc vào, ra nơi điểm mỏ, ngoài một màu bạc thếch phủ kín cành cây, mái nhà; cuộc đời của những phu đá ở “miền khoáng sản” hầu như không mấy khấm khá. Lô Văn Điệp ở xóm Quang Thịnh, xã Châu Quang có lẽ là điển hình cho số đó. Dù đã ngót 10 năm theo nghề, nhưng tổ ấm của Điệp chỉ là hai gian nhỏ, thấp tè, mái lợp phiboroximang và con Wave tàu cũ rích. Điệp trầm tư: nghề này là nghề bán sức ăn dần. Muốn có việc làm tốt hơn nhưng kiếm đâu ra, mình chỉ là lao động phổ thông mà. Rồi Điệp kể: nhiều người vì chủ mỏ bể nợ, phải chạy khắp nơi tìm việc mà chưa có đấy.

Theo một thông tin sơ bộ, toàn huyện Quỳ Hợp có khoảng 7.000 lao động phổ thông làm việc tại các mỏ, xưởng khai thác và chế biến đá, thiếc. Đáng chú ý, trong số đó có rất nhiều lao động thời vụ, không được kí hợp đồng và không hề được đóng bảo hiểm xã hội. Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Quỳ Hợp Đinh Thị Hải Lý chia sẻ: Chúng tôi cũng đã thường xuyên phối hợp tuyên truyền, tập huấn cho chủ mỏ, người lao động đảm bảo an toàn khi làm việc. Nhiều cuộc kiểm tra, chúng tôi phát hiện mất an toàn và đề nghị đình chỉ làm việc nhưng một số chủ mỏ đối phó, chống đối, thiếu hợp tác.

Với tôi bây giờ, khi ngồi bên trang viết và xem lại tấm ảnh vừa chụp được, lòng vẫn không thôi thấp thỏm. Cuộc mưu sinh của những phu đá ở Quỳ Hợp đang được đánh đổi bằng sức khỏe, tính mạng mỗi ngày. Nếu không được quản lý chặt chẽ thì hiểm họa nổ mìn, sập lèn, sập mỏ và tang thương sẽ còn tiếp diễn. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 2 phút trước
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 9 phút trước
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 17 phút trước
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 18 phút trước
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hàng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 1 giờ trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.