Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Báu vật” của Tam Đình

Việt Thắng - Y Nguyên - 20:25, 22/12/2020

Hàng trăm năm nay, khu rừng săng lẻ nằm sát ngay Quốc lộ 7A ấy vẫn vẹn nguyên, không hề bị vi sơ. Đối với người dân xã Tam Đình, huyện Tương Dương ( Nghệ An), khu rừng được coi là báu vật.

Khu rừng là điểm chek in lí tưởng của du khách
Khu rừng là điểm chek in lí tưởng của du khách

Ngỡ ngàng khu rừng săng lẻ

Có lẽ rừng săng lẻ ở xã Tam Đình là một trong rất ít khu rừng dọc Quốc lộ còn vẹn nguyên như vậy. Với những búa rìu của lâm tặc, sự tàn phá của con người, nhiều khu rừng đã trở nên trơ trụi. Ấy thế mà, rừng săng lẻ Tam Đình, sát ngay quốc lộ vẫn hiên ngang, thơ mộng đến ngỡ ngàng.

Vượt gần 200 km từ thành phố Vinh, đi qua huyện lị Tương Dương chừng 15 km là đến khu rừng “kỳ lạ” ấy. Khó có ai qua đây mà không dừng chân để ngắm nghía vẻ đẹp nên thơ của khu rừng này. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là điểm chek in lí tưởng. 

Và, cũng không ít người tỏ ra ngạc nhiên: Đến một cành cây cũng không bị phá! Những cây săng lẻ thẳng tắp, hiên ngang chọc trời. Những tia nắng ban mai xuyên qua tán lá dần xua đi lớp sương mờ ảo, cả khu rừng trở nên lung linh. 

Với những người có khả năng hội hoạ, thì khu rừng này là cảm hứng để bức tranh thiên nhiên thơ mộng hiện dần ra dưới nét cọ. Vào sâu thêm chừng 100 mét, lặng yên lắng nghe tiếng côn trùng rả rích, cảm giác như đang ở một nào đó thật huyền bí. 

Vào mùa hè, ở cái “chảo lửa” Tương Dương nóng trên 41 độ C này thật là khó chịu. Nhưng chỉ cần đi qua khu rừng săng lẻ, không ai còn nhận ra ngoài kia đang “bỏng rát gió Lào”. Thế nên có người ví, khu rừng là cái máy lạnh khổng lồ, giữ mát cho bà con Tam Đình. Thế nên, bà con mới coi khu rừng săng lẻ là báu vật của Tam Đình.

Ông Võ Sỹ Lâm, Hạt trưởng Kiểm lâm Tương Dương cho biết: “Săng lẻ thuộc họ bằng lăng, gỗ nhóm 5. Gỗ săng lẻ thường dùng để đóng thuyền hoặc làm nhà. Săng lẻ phân bố rộng ở huyện Tương Dương và nhiều vùng khác của Nghệ An, nhưng đến nay đã bị khai thác hết và duy nhất chỉ còn tập trung ở khu rừng này. Săng lẻ phát triển chậm, những thân cây ở khu rừng này cho thấy, nó đã tồn tại hàng trăm năm nay. Điều kỳ thú và gây ngạc nhiên của khu rừng là dù nằm sát bên quốc lộ, rất thuận lợi cho lâm tặc nhưng nó vẫn không hề bị xâm hại”

“Vị thần” giữ rừng

Cụ Vi Chính Nghĩa đã qua đời từ năm 2015, nhưng câu chuyện giữ rừng của cụ luôn được bà con nhắc nhớ, họ coi cụ như một “vị thần” giữ rừng. Cụ Nghĩa nguyên là Bí thư Huyện uỷ Tương Dương, nguyên Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An. Tài sản của cụ để lại cho đời là khu rừng săng lẻ, và để lại cho gia đình là một căn nhà lá dưới tán săng lẻ thơ mộng ở bản Quang Thịnh. 

Chuyện kể rằng: Năm 1964, Lâm trường Tương Dương xin tỉnh cho khai thác rừng săng lẻ, cụ Nghĩa lúc bấy giờ là Bí thư Huyện ủy Tương Dương thấy khu rừng đẹp, có giá trị nên lập tức xuống tỉnh xin giữ lại 100ha và được tỉnh đồng ý. Thấy cụ nặng lòng với khu rừng, dân bản nghe theo cụ, đồng lòng bảo vệ rừng. Thực ra, lâm tặc cũng đã bao phen dòm ngó, nhưng theo lời cụ Nghĩa, bà con đã đẩy đuổi nhiều phen làm cho bọn chúng chùng tay. 

Năm 1992, cụ Nghĩa được nghỉ hưu. Mong ước duy nhất của cụ là xin một đám đất trong khu rừng này để dựng nhà, với mục đích ngày đêm canh giữ rừng. Kể từ đó, khu rừng được cụ coi như máu thịt của chính mình. Cũng kể từ đó, môt cành cây, ngọn cỏ thuộc rừng săng lẻ không hề bị chặt phá. 

Bà Lương Thị Sâm, vợ cụ Nghĩa, nói: “Ông ấy yêu khu rừng này hơn cả vợ, không cho bất cứ ai xâm phạm. Hễ nghe báo có người mang dao vào rừng là ông lại lập tức lên đường, bảo vệ cây đến cùng”.

Không chỉ bảo vệ rừng, cụ Nghĩa luôn nói với bà con về ích lợi, về trách nhiệm bảo vệ rừng, nhất là đối với lớp trẻ. Vì thế mà đã có nhiều người trẻ theo gương cụ, tham gia bảo vệ “báu vật”. Trong rất nhiều người đồng lòng bảo vệ rừng, cụ đã chọn mặt gửi… rừng cho anh Vi Võ Tuấn. Khi chân không còn bước được nữa, mắt đã mờ, năm 2008, cụ Nghĩa giao trọng trách bảo vệ rừng cho Tuấn với lời dặn: Coi rừng như máu thịt!

Anh Vi Võ Tuấn trầm giọng nói với chúng tôi: Tôi hứa với cụ Nghĩa, cũng như hứa với dân bản, sẽ làm hết sức mình để bảo vệ rừng săng lẻ nguyên vẹn. Hơn chục năm qua, tôi đã không lơi là, không phụ niềm tin yêu của cụ Nghĩa và của bà con. Nay rừng săng lẻ Tam Đình đã trở thành rừng đặc dụng, không còn là rừng sản xuất nữa, tôi được tuyển vào đội bảo vệ rừng với 10 người khác, có tiền lương nên trách nhiệm lại càng cao hơn.

Cụ Vi Văn Quyết ở bản Quang Thịnh, tỏ ra rất tự hào về khu rừng săng lẻ. Cụ hào hứng nói: Bản ta ai cũng tự hào về khu rừng này. Rừng nay cũng không khác gì ngày xưa, chỉ là diện tích có ít hơn hồi ta còn nhỏ, vì một số hộ ở gần rừng, chặt cây làm nhà. Nhưng từ năm 1965, khi ông Nghĩa ra sức bảo vệ thì tuyệt đối không có một cây nào bị hạ. 

“Năm 1995, cả bản ta đồng lòng xây dựng hương ước bảo vệ rừng săng lẻ, ai xâm phạm bị coi là có tội và bị phạt nặng, rừng lại càng xanh hơn. Dân bản Quang Thịnh quyết bảo vệ khu rừng này như bảo bảo vệ báu vật vậy”, cụ Quyết rất đỗi tự hào!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.