Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế: Những tín hiệu khả quan

PV - 14:35, 29/07/2019

Khi việc thực hiện trồng và bảo vệ rừng hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, thì mới đây “Mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế”, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng cao (CERDA)- Tổ chức Phi Chính phủ triển khai tại 2 tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa là hướng đi mới, mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác bảo vệ, phục hồi rừng.

Người dân tham gia trồng mới rừng được giao, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Người dân tham gia trồng mới rừng được giao, phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Theo bà Vũ Thị Hiện, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng cao cho biết: “Xuất phát từ ý tưởng đưa người dân trở thành đối tượng trực tiếp được hưởng lợi từ rừng, gắn trách nhiệm bảo vệ, trồng mới rừng đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS), năm 2015 Trung tâm đã triển khai “Mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế” tại 5 xã của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và 2 xã tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích gần 7.000 ha”.

Mô hình hướng tới giao quyền sử dụng rừng cho người dân trong thời gian 50 năm với chi phí thấp, hướng đến sự phát triển và quản trị rừng bền vững cho cộng đồng thực hiện. Người dân khi tham gia mô hình được trang bị đầy đủ kiến thức luật, cung cấp cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phục hồi và duy trì hệ sinh thái rừng và hướng tới phát triển bền vững về kinh tế rừng cho cộng đồng DTTS.

Ông Sùng A Xua, dân tộc Mông, thôn Nà Kháo, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được giao 7ha rừng từ năm 2016, cho biết: “Trước đây người dân trong thôn bảo vệ rừng theo hợp đồng với UBND xã, mỗi tháng chúng tôi được trả 1 triệu đồng. Vì số tiền được trả quá ít, nên không đủ chi phí cho quá trình đi kiểm tra rừng, nên 1 tháng chúng tôi chỉ đi kiểm tra rừng 1-2 lần. Từ khi gia đình tôi và bà con trong thôn làm theo mô hình mới của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng cao, chúng tôi đã có thêm điều kiện để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Ai cũng có ý thức, trách nhiệm hơn, vì đây chính là tài sản của mình. Chúng tôi còn thành lập Tổ tuần tra trong thôn, thay nhau bảo vệ rừng. Đến nay, gia đình nào cũng đã ổn định cuộc sống nhờ làm kinh tế rừng, hộ thấp nhất trong thôn cũng thu được hơn 50 triệu đồng/năm”.

Với hơn 270 nhóm, tương ứng với gần 5.500 hộ gia đình tham gia mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế, người dân đã được Trung tâm cung cấp các thông tin về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, từ đó người dân có thể tự giải quyết được những vấn đề liên quan đến các trường hợp xâm lấn, khai thác rừng thuộc phạm vi quản lý của cộng đồng. Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ, cung cấp kỹ năng và kiến thức cho người dân trong công tác quản lý, bảo vệ; hướng dẫn cách làm giàu từ rừng tự nhiên thông qua hoạt động sinh kế như: trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm kết hợp…

Khi việc bảo vệ, trồng mới rừng được gắn với quyền lợi, trách nhiệm của cộng đồng, ý thức bảo vệ, phát triển rừng của cộng đồng DTTS đã được nâng cao. Điển hình là việc bảo vệ rừng tại cộng đồng được thực hiện bằng luật tục (phối hợp giữa pháp luật với tục lệ của thôn, bản), qua đó phát triển các thể chế cộng đồng và xây dựng năng lực quản lý rừng từ chính những người tham gia vào mô hình.

Với cách làm đó mà 100% diện tích rừng đã giao (7.000ha), được cộng đồng các dân tộc ở 2 tỉnh Thái Nguyên và Thanh Hóa bảo vệ, tình trạng “rừng vô chủ” đã được chấm dứt, hạn chế được tình trạng người tứ phương đến khai thác bất hợp pháp và chặt cây non làm củi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tận diệt.

Kết quả sau gần 5 năm thực hiện “Mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế”, đến nay đã có trên 5.000ha rừng đạt độ che phủ (chiếm khoảng trên 70%); hệ sinh thái rừng tại 5 xã thí điểm của 2 tỉnh Thái Nguyên và Thanh Hóa đã được phục hồi; trên 700 loài động vật hoang dã và thực vật đã quay trở lại sinh sống; gần 350 loài cây gỗ (trong đó có 9 loài trong sách đỏ) được khôi phục và có khả năng sống sót cao. Đặc biệt, mỗi hộ gia đình tham gia mô hình đã có thu nhập trung bình 70 triệu đồng/năm. Điều đó cho thấy, việc thực hiện “Mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế đang là hướng đi đúng, và cần được nhận rộng trong thời gian tới.

Sau gần 5 năm thực hiện “Mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế”, đến nay đã có trên 5.000ha rừng đạt độ che phủ (chiếm khoảng trên 70%); hệ sinh thái rừng tại 5 xã thí điểm của 2 tỉnh Thái Nguyên và Thanh Hóa đã được phục hồi. Đặc biệt, mỗi hộ gia đình tham gia mô hình đã có thu nhập trung bình 70 triệu đồng/năm.

NGHĨA HIỆP

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, trong đó có một số vùng có tiềm năng phát triển dược liệu. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng, tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống ở vùng DTTS tỉnh Kon Tum

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống ở vùng DTTS tỉnh Kon Tum

Media - Ngọc Chí - 2 phút trước
Qua 4 năm triển khai, công tác chuyển đổi số của tỉnh Kon Tum đã đạt được một số kết quả tích cực, việc chuyển đổi số giúp người dân được tiếp cận nhanh chóng các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước, đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao chất lượng sống ở vùng đồng bào DTTS.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 6 khu vực vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 6 khu vực vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực thuộc các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái bão hòa. Cảnh báo xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện, thành phố.
Xử lý hơn 3 triệu trường hợp vi phạm giao thông trên cả nước

Xử lý hơn 3 triệu trường hợp vi phạm giao thông trên cả nước

Tin tức - Minh Thu - 1 giờ trước
Theo thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, 9 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 17.836 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 8.114 người, bị thương 13.385 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.506 vụ (9,22%), giảm 829 người chết (9,27%), tăng 2.413 người bị thương (21,99%).
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung tại Lạng Sơn sẽ diễn ra vào đầu tháng 12

Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung tại Lạng Sơn sẽ diễn ra vào đầu tháng 12

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Thực hiện Kế hoạch số 181/KH-UBND tỉnh Lạng Sơn về việc tổ chức Hội chợ Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung tại Lạng Sơn 2024, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội chợ từ ngày 01/12/2024 đến hết ngày 06/12/2024, với chủ đề "Liên kết - Hợp tác - Phát triển".
Giới chuyên gia đặt kỳ vọng vào sự trở lại của Tiếng nói Xanh mùa 2

Giới chuyên gia đặt kỳ vọng vào sự trở lại của Tiếng nói Xanh mùa 2

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Giới chuyên gia kỳ vọng cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2 không chỉ giúp thế hệ trẻ nhận ra giá trị của lối sống xanh bền vững, mà còn mang đến cơ hội biến ý tưởng của các em thành dự án thực tế, tạo tiền đề cho bước đi dài hơn trong tương lai.
Mùa bướm Mã Đà

Mùa bướm Mã Đà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/10, có những thông tin đáng chú ý sau: "Sứ giả" gắn kết văn hóa và du lịch. Mùa bướm Mã Đà. Nhà khoa học của nhà nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trở lại Ia H’Drai

Trở lại Ia H’Drai

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Vượt qua những cung đường thẳng tắp giữa những cánh rừng cao su bạt ngàn xanh ngắt, hiện hữu trước mắt chúng tôi là trung tâm hành chính của huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum). Diện mạo của vùng đất còn nhiều khó khăn này đang từng ngày thay thay da đổi thịt, cuộc sống Nhân dân ngày càng ấm no và sung túc hơn. Những sự đổi thay đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân trong quá triển khai thực hiện các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS; trong đó, có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
“Bắt pen

“Bắt pen"để tìm cảm giác "phê" là hành động nguy hiểm

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hiện nay "bắt pen" là từ khoá được lên xu hướng tìm kiếm trên mạng xã hội. Trong các video xuất hiện đa số là học sinh với hành động một người dùng tay ấn mạnh vào động mạch cảnh ở vùng cổ của người còn lại, người bị ấn có cảm giác lơ mơ, thiếu tỉnh táo, thậm chí ngất lịm đi cho đến khi được gọi mới tỉnh lại. Trào lưu "bắt pen" trên mạng xã hội không phải là "trò chơi" để có thể mạo hiểm, thử tìm cảm giác.
Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu của người Thái trắng

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu của người Thái trắng

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 1 giờ trước
Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu là dịp để người Thái trắng tạ ơn thần linh, ông bà, tổ tiên đã ban cho mùa vụ bội thu và để trai gái có cơ hội đua tài, tìm hiểu nhau.
Trao nhà cho các hộ dân bị lũ quét ở Mường Pồn

Trao nhà cho các hộ dân bị lũ quét ở Mường Pồn

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 14/10, Công an tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 10 ngôi nhà ở cho 10 gia đình ở xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. Đây là các gia đình đã bị trôi nhà ở, tài sản do lũ quét xảy ra vào đêm 24 rạng sáng 25/7 vừa qua.
Đêm văn nghệ Chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Đêm văn nghệ Chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Trang địa phương - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tối 14/10, tại Quảng trường Tp. Hà Giang (tỉnh Hà Giang) đã diễn ra Chương trình văn nghệ Chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024.