Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cho những cánh rừng thêm xanh

Thúy Hồng - 15:36, 18/02/2020

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được thực hiện từ năm 2008 đã mang lại hiệu quả rõ nét. Nguồn dịch vụ này đã giúp các hộ gia đình có điều kiện chăm sóc rừng tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Người dân được hưởng lợi từ DVMTR đã tích cực chăm sóc, bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế, ổn định đời sống
Người dân được hưởng lợi từ DVMTR đã tích cực chăm sóc, bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế, ổn định đời sống

Bản Mạt, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp (Sơn La) là một trong những địa phương quản lý bảo vệ rừng tốt trên địa bàn. Mặc dù dân số của bản chỉ có 96 hộ, nhưng có tới 12.000ha rừng, đây là bản có diện tích rừng hiện còn lớn nhất xã. Theo Trưởng bản Lò Văn Nơi, trước năm 2000, dù được quản lý, bảo vệ theo quy ước, hương ước của bản nhưng rừng của bản vẫn thường xuyên bị phá để làm nương và khai thác gỗ. 

Sau khi được tuyên truyền bảo vệ rừng, giao đất giao rừng, Nhân dân bản Mạt không còn làm lúa nương trong rừng, không phá rừng nữa, mà tích cực tái sinh và trồng rừng. Đặc biệt, từ năm 2010, bản Mạt được thực hiện chi trả phí DVMTR, công tác bảo vệ rừng của bản ngày một tốt hơn, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm hằng năm.

Cũng theo Trưởng bàn Lò Văn Nơi, hiện nay bản được giao khoán 9.341ha rừng cho người dân bảo vệ và đây cũng là diện tích người dân được chi trả DVMTR. Từ năm 2013 tới nay, bản đã nhận được trên 900 triệu đồng tiền DVMTR. Không chỉ được trả phí chăm sóc bảo vệ rừng, bà con còn được phép khai thác sản vật của rừng như măng, củi khô, nấm, sa nhân... để cải thiện cuộc sống nên bà con rất tích cực bảo vệ rừng. 

Còn đối với xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn (Lào Cai) cũng là một trong những địa phương được chi trả DVMTR. Nhờ có DVMTR, tỷ lệ che phủ rừng của xã từ 50% vào năm 2012 đến nay đã tăng lên 64%. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR là động lực để bà con trong xã tích cực chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Từ khi triển khai chính sách này, các vụ cháy rừng đã giảm rõ rệt, số vụ cháy rừng đã giảm trên 80%, bởi khi được giao khoán bảo vệ rừng, người dân nơi đây bước đầu có ý thức và trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ rừng. 

Bản Mạt, hay xã Nậm Xé là những địa phương điển hình trong công tác bảo vệ rừng nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR. Chính sách này còn thu hút lực lượng lao động lớn trong Nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Người dân không chỉ được hưởng lợi từ DVMTR và các lợi ích khác từ rừng mang lại, mà còn góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và cải thiện sinh kế, ổn định đời sống. 

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam, từ năm 2008 đến hết tháng 7/2019, cả nước đã có 1.342 chủ rừng là tổ chức được hưởng tiền DVMTR với số tiền đã giải ngân là 1.975,2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Đặc biệt, trong năm 2019, đã có 2.800 tỷ đồng tiền DVMTR chi trả hỗ trợ trong công tác quản lý bảo vệ rừng cho 6,3 triệu ha rừng, chiếm 43% tổng diện tích rừng toàn quốc. Mặc dù thu nhập từ phí DVMTR bình quân chung trên cả nước mới đạt khoảng 2 triệu đồng/hộ/năm, nhưng đã góp phần giảm khó khăn cho người dân, nhất là đồng bào DTTS.

Từ năm 2008 đến hết tháng 7/2019, cả nước đã có 1.342 chủ rừng là tổ chức được hưởng tiền DVMTR với số tiền đã giải ngân là 1.975,2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Đặc biệt, trong năm 2019, đã có 2.800 tỷ đồng tiền DVMTR chi trả hỗ trợ trong công tác quản lý bảo vệ rừng cho 6,3 triệu ha rừng.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Kinh tế - Minh Nhật - 44 phút trước
Tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2023-2025. Ðến nay, sự hợp tác này mang lại những kết quả tích cực, tạo tiền đề thúc đẩy phát huy hiệu quả chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 47 phút trước
Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vừa xây dựng và công bố phương án khôi phục lại hoạt động du lịch sau ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn, đồng thời triển khai kế hoạch du lịch trong các tháng cuối năm 2024.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 11/10, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc với nhiều nội dung quan trọng. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, đại diện một số đơn vị liên quan và hơn 200 đại biểu đại diện cho hơn 82.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 11/10, tại Hội trường Ngọc Linh đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang.
Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Kinh tế - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Cơn bão số 3 vừa qua cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, được xem là "bài kiểm tra" bất ngờ mà thiên nhiên dành cho công tác phòng chống lụt bão của TP. Quảng Ninh, trong đó có việc bảo vệ các công trình đê điều như tuyến đê Điền Công, phường Trưng Vương.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 09/10, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát”cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Tin tức - N. Tâm - V. Đông - 1 giờ trước
Chiều ngày 10/10, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam; ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, có 84 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 12.000 hội viên Hội CCB của tỉnh tham dự.
Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển mạnh và lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, qua đó làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững.
Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 1 giờ trước
Ngày 10/10/2024, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ năm 2025 - 2030. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ; Đại tá Võ Văn sử, Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh tham dự buổi lễ và chỉ đạo các đơn vị ký kết giao ước thi đua .
Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.