Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cuộc sống mới ở Cu Vai

Hoàng Quý - 10:26, 18/09/2020

Nằm trên đỉnh núi cao, bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là điểm tái định cư của gần 50 hộ đồng bào dân tộc Mông. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, Cu Vai còn là nơi khởi đầu cho cuộc sống mới tươi sáng hơn của người dân nơi đây.

Từ Cu Vai nhìn xuống là những bản làng thơ mộng
Từ Cu Vai nhìn xuống là những bản làng thơ mộng

Vượt qua quãng đường quanh co, gập ghềnh hơn 10km từ trung tâm huyện Trạm Tấu đến bản Cu Vai với những dải mây trùng điệp quấn bên núi non hùng vĩ. Một khung cảnh yên bình với những nếp nhà thấp thoáng sau vườn hoa trải dài hai bên đường, những em bé dân tộc Mông đang vô tư nô đùa cùng nhau…

Dẫn chúng tôi dạo bước trong bản Cu Vai tràn đầy sắc hoa rực rỡ được trồng trước cửa nhà của mỗi hộ dân, anh Mùa A Vàng, Bí thư Chi bộ thôn Cu Vai cho biết: Trước đây, bà con Cu Vai sinh sống ở những nơi có địa hình xen kẽ các khe suối nhỏ, thường xuyên phải đối mặt với những trận lũ quét, sạt lở đất mỗi mùa mưa bão. Chính vì thế, từ năm 2011, xã Xà Hồ đã lên kế hoạch bố trí di chuyển 45 hộ dân đến nơi ở mới an toàn, từ đó hình thành lên bản Cu Vai như hiện nay.

Anh Vàng cho biết thêm: “Cách đây hơn 10 năm, bản cũ bị sạt núi gây nguy hiểm cho cuộc sống của bà con, Nhà nước đã hỗ trợ san gạt mặt bằng, kéo điện lưới quốc gia, đưa nước sạch, cấp đất tái định cư, ai cũng vui mừng. Giờ đây, bà con trong bản đã ổn định cuộc sống, không còn tình trạng di cư tự phát, phá rừng làm nương rẫy như trước”.

Hiện nay, bản Cu Vai có gần 50 hộ với 278 nhân khẩu định canh, định cư xây dựng cuộc sống mới. Bà con dân tộc Mông ở đây còn giữ được nếp sống, phong tục tập quán cổ truyền. 

Các em học sinh vui chơi tại điểm trường mầm non Cu Vai
Các em học sinh vui chơi tại điểm trường mầm non Cu Vai

Được huyện hỗ trợ, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, đồng bào Mông đã biết tăng gia sản xuất, trồng ngô thay lúa nương kém hiệu quả, gieo cấy lúa nước, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm... Cuộc sống của người dân ở Cu Vai bây giờ khấm khá hơn, không còn lo đói ăn như trước. 

Để thuận tiện cho việc đi lại của bà con, năm 2018, huyện Trạm Tấu đã đầu tư gần 5 tỷ đồng làm tuyến đường từ xã Hát Lừu (Trạm Tấu) đi bản Cu Vai. Đến nay, tuyến đường được thiết kế theo đường cấp A giao thông nông thôn, mặt đường rộng 3m, giúp việc đi lại của người dân thuận tiện hơn rất nhiều. 

Chị Sùng Thị Ca, người dân bản Cu Vai chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi chỉ biết làm ruộng nương, vụ được mùa, vụ mất mùa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, từ khi được cán bộ huyện Trạm Tấu lên hướng dẫn khoa - kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, người dân chúng tôi đã biết tự tăng gia sản xuất, biết trồng ngô thay lúa nương kém hiệu quả, biết trồng lúa nước…”.

Dạo quanh một vòng trong bản Cu Vai, đến thăm một số gia đình, chúng tôi nhận thấy gần như hộ nào cũng có đầy đủ thóc lúa dự trữ xếp ở góc nhà; lợn, gà chạy quanh vườn. Những thửa ruộng, nương ngô phủ kín bản làng. Người dân được sống trong những ngôi nhà rộng rãi, khang trang với hệ thống nước sạch bảo đảm; chuồng trại chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ngăn nắp; khu vực vệ sinh, nhà tiêu sạch sẽ.

Chị em phụ nữ Mông ở Cu Vai chăm chút, kiểm tra những sản phẩm thổ cẩm
Chị em phụ nữ Mông ở Cu Vai chăm chút, kiểm tra những sản phẩm thổ cẩm

Cũng tại đây, điểm trường mầm non được xây dựng kiên cố với đầy đủ trang thiết bị dạy và học. Các em học sinh tiểu học, THCS thì được học bán trú tại trung tâm xã, huyện bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. 

Được biết, chính quyền huyện Trạm Tấu đang nỗ lực khai thác những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng; thực hiện tốt việc chi trả dịch vụ rừng; hỗ trợ đồng bào đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc để giúp người dân phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, trong đó có người dân ở Cu Vai... 

Những thành quả đạt được trên mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội của Cu Vai hôm nay đã minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy, cách làm của đồng bào trên con đường phát triển đi lên. Với bước tiến này, tin rằng trong tương lai không xa, Cu Vai sẽ trở thành bản tiêu biểu của xã Xà Hồ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 16:14, 19/05/2025
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:11, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 16:05, 19/05/2025
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.