Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về bản Háng Đề Đài

Thanh Huyền - 10:27, 07/08/2020

Đến bản Háng Đề Đài, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), để tận mắt chứng kiến một vùng đất còn quá nhiều khó khăn với địa hình chia cắt, đường sá đi lại khó khăn, không điện, điều kiện sống thiếu thốn trăm bề khiến 135 hộ đồng bào dân tộc Mông nơi đây quẩn quanh trong nghèo đói…

Con đường bê tông “siêu nhỏ” nhưng là ước mơ của bao người dân ở bản Háng Đề Đài
Con đường bê tông “siêu nhỏ” nhưng là ước mơ của bao người dân ở bản Háng Đề Đài

Chạm mặt cái nghèo

Từ Thủ đô Hà Nội đến bản Háng Đề Đài hơn 300km, không quá gian nan, nhưng đoạn đường từ Trung tâm xã đến bản chỉ gần 10km gập ghềnh khúc khuỷu, dựng đứng. Đây chính là một trong những lý do khiến cái đói, cái nghèo đeo bám người dân nơi đây bao nhiêu năm nay.

Đến đầu bản, hình ảnh đầu tiên chúng tôi nhìn thấy là những ngôi nhà gỗ truyền thống của đồng bào Mông, nhưng hầu hết đã xập xệ, tạm bợ. Đón chúng tôi ngay đầu bản, ông Giàng A Sáu, Bí thư Chi bộ bản Háng Đề Đài hồ hởi, bởi lâu lâu mới có khách đến thăm bản. So với những hộ gia đình khác, ngôi nhà của ông Sáu trông khang trang, vững chãi hơn. Kể cho chúng tôi nghe đủ chuyện gần xa, vui buồn về cuộc sống của đồng bào nơi đây, nhưng ông Sáu trăn trở và buồn nhất là đến tận bây giờ bản của ông vẫn chưa có điện. 

“Không có điện nên bà con cũng không thể sử dụng được máy móc, thiết bị trong sản xuất và sinh hoạt. Mọi việc đều được làm thủ công. Nhiều gia đình làm điện nước, nhưng chỉ sử dụng được một bóng điện nhỏ mờ mờ. Cuộc sống của chúng tôi cứ trôi qua trong tối tăm, mù mịt như vậy. Trong 135 hộ, thì chỉ có 16 hộ không nghèo, còn lại đều là hộ nghèo và cận nghèo”, ông Sáu thở dài. 

Đưa chúng tôi đến thăm gia đình bà Chang Thị Khua, một trong những hộ nghèo nhất bản. Chồng bà Khua đã mất, một mình bà nuôi hai con khôn lớn. Gia cảnh khó khăn quá nên các con cũng phải bỏ học để lao động phụ giúp mẹ. Ngôi nhà của gia đình bà Khua cheo leo trên một con dốc, để đến được, chúng tôi phải bỏ dép, leo lên bằng chân đất cho khỏi ngã. 

“Nghèo lắm, khổ lắm!”, bà Khua nắm chặt tay tôi, nói như vậy trong nước mắt. Trong căn nhà tạm bợ của gia đình bà chỉ có chiếc giường xập xệ, cái màn cũ đã rách nhiều chỗ và thứ quý giá nhất là hai chiếc nồi gang và mấy bao lúa. 

Ông Giàng A Sáu, Bí thư Chi bộ bản Háng Đề Đài dẫn chúng tôi thăm nhà bà Chang Thị Khua-một trong những hộ nghèo nhất bản.
Ông Giàng A Sáu, Bí thư Chi bộ bản Háng Đề Đài dẫn chúng tôi thăm nhà bà Chang Thị Khua-một trong những hộ nghèo nhất bản.

Theo lời ông Sáu, trải qua bao đời, đồng bào Mông ở Háng Đề Đài vẫn miệt mài canh tác trên những thửa ruộng bậc thang. Giữa muôn trùng mây, lúa đã lên xanh, ngô trải dài sườn đồi, khe suối, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn không đủ ăn, không lối thoát. Bởi lúa, ngô làm ra cũng chỉ đủ lương thực cho bữa ăn hằng ngày, vài nhà khá hơn thì có thêm con trâu, con lợn, đàn gà… nhưng không có sản phẩm nào có thể bán được tiền để trang trải cuộc sống. 

Điều cần nhất ở Háng Đề Đài

Tôi đã từng đi đến nhiều vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng cao nhưng đến Háng Đề Đài, lần đầu tiên tôi chứng kiến một con đường bê tông khá đặc biệt. Nó đặc biệt bởi, con đường này chiều ngang chỉ vài chục cm, chỉ đủ một xe máy đi, nếu có xe đi ngược chiều nhau thì rất khó tránh được. 

Theo ông Sáu, Bí thư Chi bộ bản thì, con đường này mới được xây dựng từ nguồn tài trợ của một số tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm, cùng sự đóng góp về ngày công, vật liệu của người dân, nhưng đến nay, mới hoàn thành được hơn 4km, do địa hình quá phức tạp, khó khăn chưa thể thi công. Để hoàn thành con đường đến cuối bản phải 4 - 5km nữa. 

“Con đường “siêu nhỏ” vậy thôi, nhưng là ước mơ của người dân nơi đây bao đời qua. Đồng bào chỉ cần đi lại được vào mùa mưa, đỡ trơn trượt là tốt lắm rồi”, ông Sáu chia sẻ. 

Em bé người Mông ngồi khâu tấm vải thổ cẩm bên lề đường, trong chiếc túi chỉ có một nắm cơm nguội.
Em bé người Mông ngồi khâu tấm vải thổ cẩm bên lề đường, trong chiếc túi chỉ có một nắm cơm nguội.

Không có điện, đường sá đi lại vất vả, địa hình chia cắt, sinh kế khó khăn nên nghèo đói cứ đeo đẳng mãi nơi vùng cao này. Một điều khiến chúng tôi băn khoăn là, qua tìm hiểu tiếp xúc với các hộ dân, thì thấy ý thức thoát nghèo của nhiều bà con vẫn chưa cao; thậm chí có các hộ còn thắc mắc lẫn nhau trong việc được thụ hưởng chính sách của Nhà nước… Trong các buổi họp bản, vấn đề người dân nơi đây kiến nghị nhiều nhất vẫn là, tại sao gia đình tôi không được hỗ trợ và gia đình kia lại được hỗ trợ? Việc xét hộ nghèo với một số tiêu chí chưa sát thực tiễn, nên cũng làm cho đồng bào chưa thực sự hiểu được ý nghĩa, mục đích là ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước đồng bào cần phải vươn lên thoát nghèo.

Ví dụ như ở bản có gia đình đã thoát nghèo 5 năm nay, nhưng gia đình cho biết, họ cảm thấy thiệt thòi vì gia đình không nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước. Còn các hộ khác thì được nhiều khoản hỗ trợ. Có lễ, đây cũng chính là một trong những lý do dẫn đến Háng Đề Đài mãi không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo. 

Rời Háng Đề Đài, day dứt với câu hỏi làm gì để vực dậy bản nghèo? Kéo điện lưới quốc gia, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế… có lẽ cũng chưa đủ, mà điều quan trọng hơn cả là cần khơi thông tư tưởng, phát huy nội lực của chính người dân để vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, cũng cần căn cứ vào thực tế địa phương để quan tâm hỗ trợ những hộ đã thoát nghèo tiếp tục vươn lên trở thành hộ khá giả...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 4 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 9 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.