Đã chuẩn bị bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, thế nhưng cuộc sống của người dân làng Tranh, thôn Gò Tranh, xã Long Sơn, huyện Minh Long (Quảng Ngãi) vẫn không điện, không đường, không nước sạch... chủ yếu dựa vào rừng, tự cung, tự cấp. Chính vì vậy, mà làng Tranh còn có tên là “làng hái lượm”.
Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.
Ấn tượng về Măng Đen luôn sâu đậm trong mỗi chuyến đi. Nhưng lần này không phải về một Măng Đen với những nốt trầm buồn, mà là một thị trấn chính thức nơi đỉnh đèo, đang dần sáng lên những màu sắc của phố thị.
Nằm bên cạnh dòng sông Đăk Bla hiền hòa, làng Kon Drei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) đẹp như bức tranh, mộc mạc và thanh bình. Ngôi làng nổi bật bởi mái nhà rông cao vút; những ngôi nhà sàn, nhà xây xen lẫn với cây cổ thụ xanh mướt. Đặc biệt, từ bao đời nay, người dân làng Kon Drei vẫn giữ nét đẹp trong sinh hoạt và sản xuất gắn liền với dòng sông Đăk Bla.
Cách đây hơn một năm, chúng tôi được anh Ngô Quốc Cường, Bí thư Đảng ủy xã Y Tý đưa lên thôn Phan Cán Sử là thôn cao nhất xã Y Tý để giới thiệu mô hình trồng cây đương quy giúp người dân giảm nghèo. Lần ấy ai cũng hãi hùng vì đường lên thôn dốc, gập ghềnh và nguy hiểm, thôn cũng chỉ có những ngôi nhà đất đơn sơ. Vậy mà nay có dịp trở lại, Phan Cán Sử đã thay “áo mới” khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.
Suốt nhiều năm nay, khắp các làng xóm ở Ninh Giang, Ninh Hòa (Khánh Hòa) y tá Nguyễn Văn Sử tận tụy đi tuyên truyền cách phòng, chống dịch bệnh và cứu chữa miễn phí cho dân nghèo.
“An cư” là một trong những vấn đề hết sức bức thiết để người dân có thể “lạc nghiệp”. Vậy nhưng, con số 20,8% số hộ đồng bào DTTS đang sống trong các ngôi nhà thiếu kiên cố hoặc đơn sơ mới được Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố từ kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS lần thứ hai năm 2019, khiến chúng ta không khỏi giật mình.
65 tuổi, với A Biu, văn hóa dân tộc Ba Na vốn là cái gì mông lung lắm! A Biu không biết nữa. Chỉ biết rằng, cái tiếng của A Biu là tiếng Ba Na, cách sống của A Biu cũng là cách sống của người Ba Na, cái tay đánh chiêng, đánh đàn t’rưng, cái chân đi khắp vùng, cái mắt tìm về nhạc cụ, tất cả đều là Ba Na hết...
Tháng Bảy, cả dân tộc thành kính tri ân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Tưởng nhớ lớp lớp cha anh hiến dâng xương máu cho độc lập - tự do - hòa bình, lại man mác nỗi niềm, có nơi nào trên thế giới này phải gánh chịu chiến tranh liên miên như đất nước hình chữ S. Có những người mẹ nào trên thế giới này mang nhiều nỗi đau và sự hy sinh cho Tổ quốc như những bà mẹ Việt Nam.
Ở tuổi 34, chàng trai người Mông Đào Văn Máy đã có hơn 10 năm làm cán bộ thôn. Năm 2011, anh trở thành Người có uy tín trẻ nhất xã Thượng Nông, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Đối với Máy, đó là niềm vui và trách nhiệm để luôn một lòng trọn vẹn với Nà Cào.
Mưa rừng xối xả cào cứa vào lán tạm của các đội rà phá vật cản thuộc Quân khu 2 đang làm việc tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương. Rừng núi thâm u, gió lạnh ướt át lùa qua tấm chăn mỏng. Tiếng thở dài xen với tiếng trở mình trằn trọc của bộ đội. Thiếu tá Nguyễn Văn Thảo, Đội trưởng Đội rà phá vật cản của Sư đoàn 316 quay sang nói với tôi: Công việc rà phá bom, mìn hết sức nguy hiểm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Trời mưa đất nhão dò mìn dễ mất an toàn, mong sao mai tạnh ráo để bộ đội còn làm cho kịp tiến độ...
Họ mưu sinh trên sông nước trong những ngôi nhà nổi lúp xúp và lênh đênh trên những mạn thuyền xuôi ngược. Trong cái lênh đênh vô định ấy, có cả những cụ ông, cụ bà, hay những đứa trẻ ngày ngày gắn cuộc đời với sông nước cho cuộc mưu sinh.
Dẫn chúng tôi vào khu di tích (KDT) Gò Cây Thị (thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang), ông Chau Xom, nhà ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn cho biết: “Đây là di tích đặc biệt quý hiếm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ở đây đã có bảo tàng nhưng chỉ để trưng bày những cổ vật tìm được, còn việc bảo quản, giữ gìn những điểm khai quật thì hầu như đang bị bỏ ngỏ!”
Cả bản Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (Yên Sơn) vẫn còn kháo nhau câu chuyện của anh Sùng Seo Dì bị nhà gái ở Đắc Lắk từ hôn, bởi lễ thách cưới tận 30 triệu đồng. Thế nhưng Dì vẫn cưới được cô gái người Mông là Ma Thị Úc về làm vợ. Sau 15 năm kết hôn, anh thực hiện đúng lời hứa của chàng trai xứ Tuyên, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm. Giờ đây, ngoài gia tài là những đứa con thì đôi vợ chồng trẻ còn có cơ ngơi đáng ngưỡng mộ: Có nhà riêng, xe ô tô và đặc biệt hơn 40 ha vườn rừng, cây ăn quả.
Băng qua nhiều vách núi hùng vĩ, đèo Phượng Hoàng thể hiện tầm quan trọng mang tính chiến lược, là sự kết nối duyên hải miền Trung với Tây Nguyên. Đầu đèo là xã Ea Trang, huyện Ma Đ’rắk (Đăk Lăk), cuối đèo là xã Ninh Sim, huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa).
Từ bao đời nay, người Mông đã truyền nhau câu nói: “Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông”, để nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của cây lanh trong đời sống người Mông. Cây lanh đã ăn sâu vào đời sống tín ngưỡng, tâm linh, trở thành biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Mỗi khi nhà có khách, người con trai cả của già làng Vàng Seo Giáo ở Làng Un, xã Kiến Thiết (Yên Sơn) lại đánh xe đi về phía núi Khuổi Coòng đón cha. 34 năm về làng, chẳng bao giờ bản người Mông này thấy ông Giáo ngơi nghỉ, bước chân ông len lỏi khắp các góc núi, cần mẫn làm lụng gom góp nên những ước mơ.
Trong “cơn sốt” sang Trung Quốc làm thuê, kiếm tiền về xây nhà, tậu xe ở những bản làng vùng cao, vẫn có những người ở lại. Họ ở lại vì làm cán bộ? Họ ở lại vì sợ phạm pháp? Họ ở lại để phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương? Cũng có thể là như thế, nhưng vẫn có nhiều người ở lại không vì điều đó. Họ ở lại để cùng nhau giữ đất, giữ làng.
Hơn 90 mùa rẫy, ông Ka Sô Liễng vẫn khỏe mạnh, lao động hằng ngày, nhất là từ khi rời căn nhà tiện nghi ở TP. Tuy Hòa để về buôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa (Phú Yên). Với trăn trở “Sao người Chăm Hroi không có chữ viết?”, gần như cả cuộc đời Ka Sô Liễng đã đi tìm và thành công trong tạo tác chữ viết cho dân tộc mình.
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2020 vừa khởi động với nhiều hoạt động ý nghĩa. Đặc biệt, trong chiến dịch này, nhiều hoạt động sẽ hướng về vùng đồng bào DTTS rất ít người, nhằm giúp đồng bào vơi bớt khó khăn.