Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ước mơ và kỳ tích

PV - 10:02, 05/08/2020

Cách đây hơn một năm, chúng tôi được anh Ngô Quốc Cường, Bí thư Đảng ủy xã Y Tý đưa lên thôn Phan Cán Sử là thôn cao nhất xã Y Tý để giới thiệu mô hình trồng cây đương quy giúp người dân giảm nghèo. Lần ấy ai cũng hãi hùng vì đường lên thôn dốc, gập ghềnh và nguy hiểm, thôn cũng chỉ có những ngôi nhà đất đơn sơ. Vậy mà nay có dịp trở lại, Phan Cán Sử đã thay “áo mới” khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.

Người dân Phan Cán Sử thu hoạch rau cải bắp
Người dân Phan Cán Sử thu hoạch rau cải bắp

Ước mơ đã thành hiện thực

Ấn tượng đầu tiên về sự đổi thay ở thôn khó khăn bậc nhất Y Tý là tuyến đường lên đã được đổ bê tông phẳng phiu, ô tô, xe máy đi lại êm thuận chứ không vất vả như trước. So với nhiều thôn khác, Phan Cán Sử không phải là thôn xa nhất Y Tý, nhưng nằm trên sườn núi chênh vênh gần “nóc nhà” Y Tý nên độ dốc lớn. Theo tiếng Quan hỏa, Phan Cán Sử (còn gọi là Phan Cân Sủ) nghĩa là làng ở gần rừng cây xanh tươi. Đường lên thôn nhìn như sợi dây thừng nhỏ vắt từ sườn núi này qua đỉnh núi kia. Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, chỉ sau một năm, tuyến đường bê tông hoàn thành, ước mơ của người dân bao năm đã thành hiện thực.

Nhớ lại chuyến đến thôn Phan Cán Sử cách đây một năm, khi đang trầy trật vượt qua con dốc trơn như đổ mỡ lên xóm người Mông, người Hà Nhì, chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đầy ám ảnh. Trên đường ngập ngụa bùn đất, mấy thanh niên người Mông hì hục dùng đòn tre khiêng chiếc võng nặng trĩu xuôi dốc xuống Y Tý. Trời rét tái tê mà gương mặt ai nấy đều đỏ bừng, áo ướt đẫm mồ hôi. Hỏi ra mới biết trong thôn có người mắc bệnh nặng, các thầy lang đều lắc đầu “bó tay”, nên gia đình họ phải khiêng người ốm xuống trạm y tế chữa bệnh. Ai cũng ao ước nếu có đường đẹp cho xe máy, ô tô đi được, thì người bị ốm đau, bệnh tật, phụ nữ sinh con sẽ dễ dàng xuống trạm y tế, đỡ nguy hiểm biết chừng nào.

Từ tuyến đường bê tông mới, thôn Phan Cán Sử như được tạo động lực để tiếp tục đổi thay. Đang bận rộn thu hoạch vườn rau bắp cải chuyển lên ô tô gửi về thành phố Lào Cai, anh Vàng A Mỷ, dân tộc Mông tươi cười: Những năm trước cứ sau tết Nguyên đán là ruộng bậc thang bỏ không cho cỏ mọc đợi đến mùa mưa có nước mới cày cấy lúa được. Mà có trồng được nhiều rau, ngô, lúa cũng chẳng ai dám lên thôn mua vì đường đi khó quá. Năm nay gia đình tôi phối hợp với mấy người anh em trồng hơn 3.000 cây bắp cải, bán được hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn mới đầu tư hơn 30 triệu đồng mua thêm đàn dê về nuôi để tăng thêm thu nhập.

Kỳ tích của Phan Cán Sử

Nhìn vào bức tranh thôn Phan Cán Sử chỉ sau một năm mà ít người nghĩ lại có sự đổi thay diện mạo nhanh đến thế. Anh Vàng A Cấu, Bí thư Chi bộ thôn Phan Cán Sử cho biết: Thôn có 79 hộ dân thì năm 2019, 2020 có gần chục hộ đồng bào Mông, đồng bào Hà Nhì xây nhà mới, trong đó có 4 hộ xây nhà 2 tầng. Đây được coi là kỳ tích, cũng là một kỷ lục của thôn Phan Cán Sử từ trước đến nay. Tiêu biểu như các hộ: Vàng A Chu, Hầu A Hừ, Ly Seo Lúy, Có Dì Thó, Vàng A Ly, Vàng A Páo, Tráng Thò Giờ, Ly Seo Đúi… Đa số các hộ dân trong thôn đã có xe máy, ti vi, không còn thiếu gạo ăn như trước.

Chúng tôi đến thăm ngôi nhà mới xây khang trang nằm giữa thôn, phía trước là biển mây bồng bềnh và tràn ruộng bậc thang xanh mướt. Chủ nhân của ngôi nhà, anh Vàng A Páo tươi cười chia sẻ: Trước đây cuộc sống bà con khổ quá, chỉ ở trong ngôi nhà vách đất, nhiều nhà nhỏ như cái lều, lại mấy thế hệ ở chung nên chật chội lắm. Bây giờ có nhà mới xây kiên cố, rộng rãi rồi, mưa bão to mấy vẫn yên tâm ngủ, mùa đông không lo giá lạnh, cuộc sống vui vẻ hơn nhiều.

Vậy điều gì đã giúp thôn Phan Cán Sử đổi thay nhanh vậy? Anh Vàng A Chu, đảng viên người Mông ở đây cho biết: Trước đây nông sản bà con sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được vì thôn nằm trên đỉnh núi, đường giao thông cách trở. Bây giờ đường đẹp rồi, mua bán gì cũng thuận lợi, bà con có thêm thu nhập. Một số hộ có vườn rộng, đồi nhiều, sức làm không hết cũng bán bớt đi để lấy tiền cải thiện cuộc sống.

Đến thôn Phan Cán Sử mùa này, chúng tôi dễ dàng nhận ra những nương đồi trồng cây hoàng sin cô đang lên xanh mướt. Trước đây, Phan Cán Sử chỉ thuần một loài cây là tống quá sủ mọc khắp núi rừng, chỉ để làm củi, không có giá trị kinh tế. Hai năm trở lại đây, nhận thấy loại cây được mệnh danh là “sâm đất” dễ trồng, có giá trị kinh tế, nên hầu hết các hộ dân đều trồng cây để bán củ. Hộ nào trồng nhiều cũng thu được trên 10 triệu đồng, hộ nào ít cũng 2 -3 triệu đồng. Tháng 11 tới đây khi củ hoàng sin cô đến thời điểm thu hoạch, nếu giá cả ổn định thì nhiều hộ dân ở Phan Cán Sử sẽ có thêm nguồn thu đáng kể.

Khu du lịch giữa biển mây

Cách đây hai năm, Phan Cán Sử vẫn là cái tên khá xa lạ với chính người dân ở Y Tý, chưa nói gì đến du khách ở xa. Phan Cán Sử giống như một “ốc đảo” heo hút trên vách đá dựng đứng, cả năm chẳng có người lạ đến, ngoài mấy thầy cô giáo cắm bản hay vài cán bộ xã nhiệt tình với bà con. Vậy nhưng, lần này đến Phan Cán Sử chúng tôi được khám phá nhiều điều thú vị.

Thật đặc biệt khi trung tâm xã Y Tý sương mù vẫn dày đặc thì lên đến Phan Cán Sử trời quang mây tạnh, nắng vàng rực rỡ. Theo chân mấy thanh niên bản, sau chặng đường vượt dốc, xuyên qua rừng cây tống quá sủ cổ thụ, chúng tôi đến một mỏm núi nhô ra vách đá. Từ đây, thật tuyệt vời khi có thể ngắm toàn cảnh trung tâm xã Y Tý ẩn hiện trong sương mây đẹp đến nao lòng. Kia là Đồn Biên phòng Y Tý, gần đó là chợ Y Tý, xa xa là thôn Choản Thèn, Lao Chải, Sín Chải… được bao quanh bởi rừng cây và quần thể ruộng bậc thang kỳ vĩ. Khung cảnh hùng vĩ, thơ mộng này chắc chắn sẽ làm say lòng bất cứ du khách nào khi đến nơi đây.

Quả thực, Phan Cán Sử giống như nàng công chúa “ngủ quên” trong rừng, ít người biết đến vẻ đẹp tuyệt vời của vùng đất trên cao này. Nhưng từ khi tuyến đường lên Phan Cán Sử được đổ bê tông, nhiều khách phượt đã lên đây ngắm cảnh, đi xuyên sang thôn Ngải Thầu Thượng “săn” mây. Giờ đây, Phan Cán Sử đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách. Thêm một tin vui nữa là mới đây UBND tỉnh công bố Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Y Tý, trong đó Phan Cán Sử nằm trong khu vực quy hoạch phát triển khu thể thao, du lịch nghỉ dưỡng. Tương lai, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch giữa biển mây tuyệt đẹp.

Đến Phan Cán Sử mùa này, chúng tôi gặp đồng bào Mông, Hà Nhì nô nức rủ nhau đi rừng “hái lộc”. Thì ra những cây sơn tra cổ thụ mọc hoang dại trên núi đang vào mùa quả chín thơm nức. Phan Cán Sử là “vựa” sơn tra của Y Tý, mỗi năm bà con thu hoạch cả chục tấn bán đi khắp nơi. Quả sơn tra chín đỏ hồng như đôi má thiếu nữ vùng cao, thơm quyến rũ như mật ong rừng. Sau chặng đường leo núi mệt nhoài, tôi ăn thử một quả sơn tra chín đỏ trên cành. Cắn một miếng ban đầu thấy chua chua, chát chát, rồi lại cảm nhận được vị ngọt đọng mãi trong vòm họng, bao cảm giác mệt mỏi như tan biến hết. Đây đúng là loại dược liệu quý, đặc sản của núi rừng.

Lúc chúng tôi chia tay Phan Cán Sử xuống núi, Bí thư chi bộ Vàng A Cấu tâm sự: Tuy đổi thay rõ nét, nhưng Phan Cán Sử vẫn còn là thôn khó khăn của xã Y Tý với gần 40 hộ nghèo. Thời gian tới, chi bộ chỉ đạo phát huy vai trò tiên phong của các đảng viên, vận động nhân dân thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực trồng rau trái vụ, trồng cây dược liệu như xuyên khung, thảo quả, trồng cây ăn quả như đào, lê, mận, hướng tới phát triển du lịch để thoát nghèo bền vững. Mong rằng đoạn đường từ Phan Cán Sử nối sang thôn Ngải Thầu Thượng, xã A Lù sớm được bê tông hóa thì Phan Cán Sử sẽ càng thêm khởi sắc, ước mơ về một khu du lịch giữa biển mây sẽ sớm thành hiện thực.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 8 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 8 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 8 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 8 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 9 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 9 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 9 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.