Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nhà rông của dân tộc Brâu ở Pờ Y

PV - 14:48, 11/08/2020

Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.

Nhà rông của người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: Nguyễn Hưng
Nhà rông của người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: Nguyễn Hưng

Là người gắn bó với nhiều thăng trầm của cuộc sống và sự phát triển của ngôi làng, bà Y Pan (90 tuổi) già làng Đăk Mế nhớ rõ về lịch sử nhà rông văn hóa của dân tộc bà, từ khi dân làng còn sinh sống trong rừng sâu. Bà Y Pan kể, lúc bấy giờ ngôi làng chỉ có hơn 60 hộ dân. Nhà rông nằm ở vị trí chính giữa làng. Nhà của các hộ dân nằm ở vị trí xung quanh theo hình tròn, cửa chính đều hướng về nhà rông, thể hiện sự đoàn kết và hội tụ sức mạnh cho ngôi làng.

Nhà rông hay nhà ở của các hộ dân đều có sàn nhà cao hơn mặt đất 1 tong pa do (đơn vị đo chiều cao của người Brâu, 1 tong pa do bằng chiều cao của 1 người đàn ông trưởng thành đứng dơ tay). Nhà rông hình vuông nên có 4 phần mái hình tam giác chụm vào nhau hướng lên trên. Nhà ở của các hộ dân hình chữ nhật nên phần mái hình chữ A, có 2 mái chính và phụ (mái chính nằm bên dưới, mái phụ nằm bên trên và có kích thước nhỏ hơn mái chính).

Bà Y Pan chia sẻ, với người Brâu phần mái của ngôi nhà gắn liền hình ảnh cây giáo (vũ khí của người Brâu dùng để tự vệ). Còn mái chính và mái phụ gắn liền với hình ảnh của “Cha na can tơ nac” (lớp da sừng sau gáy của con Rồng). Từ thời tổ tiên cho đến các thế hệ người Brâu hiện tại, kiến trúc của nhà rông và nhà ở vẫn được giữ gìn và truyền lại cho cháu con. Làng có nhiều ngôi nhà, có nhiều phần mái cao vút lên trời thì càng có sức mạnh để bảo vệ và che chở cho mọi người.

Năm 1976, từ nơi định cư trong rừng sâu, làng của bà Y Pan được bộ đội đưa về định cư bên dòng suối Đăk Hnêng (thôn Đăk Mế hiện nay). Lúc đó, làng chỉ có 70 hộ dân. Vài năm sau, khi cuộc sống dần ổn định, bà con trong làng bàn với nhau lên rừng kiếm vật liệu về dựng nhà rông cho làng.

Lồ ô là loại cây người Brâu dùng nhiều nhất khi dựng nhà rông. Để lợp mái, bà con dùng thân cây lô ô nhiều tuổi, chẻ thành từng miếng có chiều rộng 1 gang tay, chiều dài 2 gang tay, xếp chồng và so le với nhau. Bà con dùng cây lồ ô chẻ ra, đan thành những tấm lớn làm phên vách và sàn nhà.

Sau 2 tháng thi công, nhà rông mới của người Brâu tại thôn tái định cư Đăk Mế (được dựng giống với nhà rông trong rừng) được khánh thành trong niềm vui phấn khởi của bà con trong làng. Dù cuộc sống lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn, nhưng từ khi có nhà rông mới, bà Y Pan và dân làng rất phấn khởi, họ như được tiếp thêm tinh thần và có niềm tin hơn vào chính quyền, bởi sự quan tâm hỗ trợ họ giữ gìn truyền thống của dân tộc Brâu.

Đến năm 1986, chẳng may nhà rông thôn Đăk Mế bị cháy khiến người dân trong thôn u buồn nuối tiếc. Theo bà Y Pan kể lại: Bà con ai nấy đều ủ rũ vì không có nhà rông, các lễ hội như: Pi mươk (lễ phát rẫy), cha mu chẻ (tỉa lúa), pa tốt nơat (thu hoạch lúa)… không thể tổ chức được.

Được sự hỗ trợ từ Nhà nước, vài năm sau nhà rông Đăk Mế được xây mới. Nhà rông này to hơn nhà rông bị cháy. Mọi người sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các lễ hội ở đây đến năm 2010 (thời điểm nhà rông bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng).

Khuôn viên nhà rông văn hóa của người Brâu. Ảnh: ĐT
Khuôn viên nhà rông văn hóa của người Brâu. Ảnh: ĐT

Ông Thao Lợi - Thôn trưởng thôn Đăk Mế nhớ lại, sau khi thấy nhà rông không đảm bảo an toàn cho bà con sinh hoạt, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí để làng xây dựng nhà rông mới. Với chủ trương nhà rông được xây dựng mới phải đúng với thiết kế nhà rông của người Brâu nên ông Thao Lợi và cán bộ của Ban Dân tộc tỉnh sang làng Mạc Kêng, làng có người Brâu sống lâu đời ở huyện Phu Vông, tỉnh Attapư (Lào) - nơi tổ tiên người Brâu sinh sống để tham khảo nguyên mẫu, sau đó về họp với những người lớn tuổi trong làng để thống nhất phương án thiết kế và xây dựng. Sau 2 năm thi công, bà con Brâu ở thôn Đăk Mế có 1 nhà rông mới và 2 nhà truyền thống trong khuôn viên rộng gần 2.000m2.

Nhà rông nằm chính diện với cổng vào của khuôn viên, thiết kế theo hình chữ nhật, diện tích hơn 120m2. Nhà rông được làm bằng gỗ. Phần mái theo kiểu “Cha na can tơ nac” gồm mái chính và mái phụ, được lợp bằng ngói. Phên vách theo kiểu hình thang. Nhà rông có 2 cửa chính ở 2 cửa bên hông, sau mỗi cửa là phần hiên rộng 1,2mx2,5m. Nối 2 phần hiên là lối đi chính trong nhà, lối đi này cao hơn 2 phần hiên 30cm và có diện tích gần 11m2. Lối đi này chia ngôi nhà thành 2 phần. Phông nền, sao, búa liềm, bục phát biểu và tượng Bác Hồ được đặt trang trọng chính giữa ngôi nhà.

Trong khuôn viên, bên phải và bên trái của nhà rông là 2 nhà truyền thống được thiết kế theo nhà ở của người Lào. Hai ngôi nhà được xây dựng giống nhau, có 2 bậc thang dẫn lối lên nhà. Nhà được chia làm 4 phần, ở giữa là phòng ngủ, nơi cất những đồ giá trị; hiên bên trái là nơi chủ nhà tiếp khách; hiên bên phải là nơi gia đình tổ chức các việc quan trọng như: đám cưới, đám ma và hiên đằng trước là khu bếp nấu.

Ông Thao Lợi chia sẻ, khi làng tổ chức lễ hội, nhà truyền thống bên trái là nơi phụ nữ tổ chức nấu nướng, nhà truyền thống bên phải là nơi đàn ông chuẩn bị các lễ vật. Khi chuẩn bị xong, phụ nữ dâng thức ăn đi theo cửa bên trái vào nhà rông, đàn ông dâng lễ vật đi theo cửa bên phải vào nhà rông. Lửa được đốt ở chính giữa ngôi nhà, phụ nữ ngồi 1 bên, đàn ông ngồi 1 bên, dân làng cùng nhau làm lễ.

Hiện nay, khuôn viên nhà rông được đổ bê tông khang trang, sạch sẽ. Ngoài tổ chức các lễ hội, các buổi họp quan trọng, nơi đây còn là địa điểm các nghệ nhân trong làng truyền dạy lại nghề dệt, nghề đan, nhạc cụ truyền thống cho lớp trẻ; nơi chơi thể thao của các thanh niên và vui chơi của các em nhỏ. Thỉnh thoảng, tại bậc thang của 2 ngôi nhà truyền thống, nam thanh nữ tú của làng cũng về đây tìm hiểu, từ đó “kết tóc, se duyên”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Người thợ leo trèo vắt vẻo trên những cây sầu riêng sai trĩu quả, một tay đỡ quả, tay kia cầm con dao nhỏ gõ cán dao vào lớp da gai góc. Chỉ bằng những động tác đơn giản như vậy, người thợ gõ sầu có thể đoán được tuổi và chất lượng của quả sầu riêng. Mùa sầu riêng Đắk Lắk năm nay được mùa, được giá, thợ gõ sầu cũng có nguồn thu nhập khá.
Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Phóng sự - Lê Hường - 22:42, 28/09/2023
Người thợ leo trèo vắt vẻo trên những cây sầu riêng sai trĩu quả, một tay đỡ quả, tay kia cầm con dao nhỏ gõ cán dao vào lớp da gai góc. Chỉ bằng những động tác đơn giản như vậy, người thợ gõ sầu có thể đoán được tuổi và chất lượng của quả sầu riêng. Mùa sầu riêng Đắk Lắk năm nay được mùa, được giá, thợ gõ sầu cũng có nguồn thu nhập khá.
“5 phút vàng” hồi sinh bệnh nhân vỡ tim, 2 lần chết lâm sàng

“5 phút vàng” hồi sinh bệnh nhân vỡ tim, 2 lần chết lâm sàng

Sức khỏe - PV - 22:36, 28/09/2023
Nữ bệnh nhân 62 tuổi đột ngột bị vỡ tim và 2 lần ngừng tuần hoàn vừa được các bác sĩ Vinmec cứu sống kỳ diệu. Chìa khóa thành công là quy trình báo động khẩn Code Blue chuẩn Mỹ, cùng sự tham gia của ekip phẫu thuật tim chuyên môn cao.
Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức phát hành hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức phát hành hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

Kinh tế - PV - 22:35, 28/09/2023
Thấu hiểu nhu cầu đầu tư của Khách hàng, trên cơ sở củng cố lợi ích song phương, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán sản phẩm Trái phiếu phát hành ra công chúng 2022 Đợt 3,từ ngày 25/09/2023 đến 9h sáng ngày 16/10/2023, với tổng giá trị chào bán hơn 3.000 tỷ đồng.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Nâng cao kiến thức pháp luật bảo vệ người tiêu dùng yếu thế năm 2023

Văn Lãng (Lạng Sơn): Nâng cao kiến thức pháp luật bảo vệ người tiêu dùng yếu thế năm 2023

Tin tức - Văn Hoa - 22:32, 28/09/2023
Ngày 25/9/2023, UBND huyện Văn Lãng phối hợp với Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật bảo vệ người tiêu dùng yếu thế năm 2023 cho 40 đại biểu là người khuyết tật tại thị trấn Na Sầm.
Đồn Biên phòng Đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu

Đồn Biên phòng Đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu

Trang địa phương - Mỹ Dung - 22:27, 28/09/2023
Đồn biên phòng Đảo Trần (Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh) vừa cứu nạn thành công 3 ngư dân bị đắm tàu trên biển.
Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cầu Giới Phiên mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái nói chung, Tp. Yên Bái nói riêng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, bảo đảm kết nối hai bên bờ sông Hồng tạo thành trục kết nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70 với đường Âu Cơ và kết nối với trung tâm Tp. Yên Bái.
Ủy ban Dân tộc gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La

Ủy ban Dân tộc gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La

Tin tức - Hoàng Quý - 22:19, 28/09/2023
Ngày 28/9, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), bà Phạm Thị Thúy Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã chủ trì buổi gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La. Cùng tiếp đoàn còn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Tin tức - Nguyễn Thanh - 21:45, 28/09/2023
Hơn 1.600 nhà bị ngập, 139 người phải sơ tán, 706 người bị cô lập, 830 nhà bị cô lập… chưa kể hàng ngàn ha hoa màu và cây trồng bị đổ rạp, hư hại… là những con số sơ bộ về đợt mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nghệ An những ngày vừa qua. Nhưng, có hay không sự xả lũ đồng loạt của nhiều nhà máy thủy điện đã cộng hưởng cùng với lượng mưa lớn để làm nên những thiệt hại nặng nề này?
An Giang: Bắt đối tượng làm giả nhiều chứng chỉ ngoại ngữ

An Giang: Bắt đối tượng làm giả nhiều chứng chỉ ngoại ngữ

Pháp luật - Lê Vũ - Tiến Tầm - 20:44, 28/09/2023
Sáng 28/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam Bùi Ngô Minh Khôi (sinh năm 2000, trú huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Đắk Lắk: Gần 700 suất quà Trung thu tặng các cháu thiếu nhi khu vực biên giới

Đắk Lắk: Gần 700 suất quà Trung thu tặng các cháu thiếu nhi khu vực biên giới

Xã hội - Lê Hường - Ngọc Lân - 20:33, 28/09/2023
Trong hai ngày 27 và 28/9, các đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động Tết Trung thu vui tươi, rộn ràng, ấm áp, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn 4 xã biên giới của tỉnh.
“Chạm vào yêu thương” - Lan tỏa giá trị của hạnh phúc gia đình

“Chạm vào yêu thương” - Lan tỏa giá trị của hạnh phúc gia đình

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 20:21, 28/09/2023
Ngày 28/9, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức diễn đàn Xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc chủ đề “Chạm vào yêu thương”.