Brâu là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước, với dân số là 525 người, sinh sống ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Hiện nay, với những chính sách hỗ trợ đặc thù của Đảng và Nhà nước, cuộc sống đồng bào Brâu đã và đang tiếp tục có nhiều thay đổi, khởi sắc. Nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Brâu được bảo tồn và phát huy. Điển hình như nhà rông, có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào, là biểu tượng cho sức mạnh của dân làng.
Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Dân tộc Brâu là một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tập trung tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Từng đứng trước nguy cơ về sự tồn tại, dân tộc Brâu đã hồi sinh và từng ngày phát triển nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực và ý chí vươn lên của mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc Brâu. Để tiếp tục thúc đẩy các dân tộc rất ít người và dân tộc có khó khăn đặc thù phát triển, trong đó có dân tộc Brâu, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã xây dựng riêng Dự án 9, với nguồn lực lớn đầu tư toàn diện cho nhóm dân tộc này.
Hiện nay cuộc sống của người Brâu ở thôn Đắk Mế đã có nhiều khởi sắc cả về diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống kinh tế, y tế, giáo dục và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, trên thực tế, dân tộc Brâu vẫn còn nhiều khó khăn, để phát triển toàn diện dân tộc Brâu, còn nhiều điều trăn trở mà đồng bào, các cấp chính quyền địa phương phải từng bước tháo gỡ. Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc Kon Tum về vấn đề này.
Xã hội -
Ngọc Chí -
05:28, 20/08/2023 Chiều 19/8, tại Nhà rông văn hóa thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Kon Tum phối hợp với Mạng lưới tình nguyện Quốc gia khu vực Tây Nguyên tổ chức Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2023. Hành trình thu hút hơn 400 đoàn viên, thanh niên đến từ các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Lâm Đồng và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) tham gia.
Dân tộc Brâu, hay còn gọi là Brao, có hơn 500 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019). Người Brâu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), cư trú chủ yếu tại làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Xác định giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, tỉnh Kon Tum có nhiều chính sách, tập trung nguồn lực để làm tốt việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS.
Theo thống kê của Công an huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, trong 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng chức năng đã triệt phá 21 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ biên giới về Việt Nam, bắt giữ 35 đối tượng.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, đoàn nghệ nhân dân tộc Brâu và Rơ Măm của tỉnh Kon Tum gồm 28 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất, tại tỉnh Lai Châu năm 2023.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Brâu ở Kon Tum, em Phạm Thị Thùy Trang (lớp 9D1, Trường THCS-THPT Liên Việt Kon Tum) đã sáng tạo dự án “Giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc Brâu”. Dự án này đã đạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm 2022-2023.
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh DTTS rất ít người (dân tộc Brâu và dân tộc Rơ Măm). Qua đó, góp phần bảo vệ, phát triển các dân tộc rất ít người này về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.
Media -
Kim Anh – Tố Oanh -
16:09, 21/06/2022 Người Brâu (hay còn có tên gọi khác là Brao), là 1 trong 5 dân tộc ít người nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với dân số là 525 người (theo số liệu điều tra năm 2019), cư trú chủ yếu trên lưu vực sông Sê San và Nậm Khoong thuộc khu vực Tây Nguyên.
Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.
Dân tộc Brâu là một trong 5 dân tộc rất ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, dân tộc Brâu có khoảng 655 người, sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Dân tộc Brâu hiện còn lưu giữ những bản sắc văn hóa riêng.