Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trái tim có “lửa”

Tiêu Dao - 09:45, 29/07/2020

65 tuổi, với A Biu, văn hóa dân tộc Ba Na vốn là cái gì mông lung lắm! A Biu không biết nữa. Chỉ biết rằng, cái tiếng của A Biu là tiếng Ba Na, cách sống của A Biu cũng là cách sống của người Ba Na, cái tay đánh chiêng, đánh đàn t’rưng, cái chân đi khắp vùng, cái mắt tìm về nhạc cụ, tất cả đều là Ba Na hết...

Trái tim có “lửa”

Vẹn nguyên hồn cốt Ba Na 

Gõ nhẹ tiếng chiêng khi bước vào ngôi nhà của A Biu, dàn chiêng ấy như chiếc chuông cửa, báo hiệu cho mọi người biết họ sắp bước vào một thế giới của văn hóa Ba Na được gìn giữ gần như nguyên bản ở làng Plei Klech, xã Ngọk Bay, TP. Kon Tum (Kon Tum). 

Nhà của A Biu vẫn là ngôi nhà sàn đậm màu Ba Na, song cửa sổ đẽo gọt cầu kỳ theo đường dích zắc. Gầm sàn tận dụng bày đồ dệt thổ cẩm, măng khô, mật ong rừng… để phục vụ du khách. Trước nhà là một khoảng sân có cây nêu, treo đầy cồng chiêng, trống và cả đàn t’rưng, nơi ông và nhiều lớp con cháu thường trình diễn mỗi khi khách tới thăm quan. 

Gần nửa thế kỷ rồi, A Biu chưa một lần ngơi nghỉ. 5 tuổi A Biu đã được theo cha đi nhiều lễ hội, nghe cha đánh cồng chiêng, tiếng chiêng lẫn cả vào trong giấc ngủ, lẫn cả vào những chiều lên rẫy, lẫn cả trong khao khát như chàng chiến binh đi tìm nữ thần mặt trời ở tuổi 17. Mấy mươi năm qua, chẳng ai còn nhớ bước chân A Biu đã đi lang thang những đâu để tìm ching chiêng, đàn, trống, tượng gỗ… rải rác trong cộng đồng Ba Na. 

Khi chạm đến di sản chinh chiêng, ngôn ngữ và đời người Ba Na, A Biu vụt trở thành con người khác. A Biu chỉ vào bên trái ngực mình bảo: “Nếu không có ngọn lửa này, chắc mình không làm được thế!”. A Biu từng có tới 12 bộ chiêng cổ, một tài sản “khủng” đối với người Ba Na lúc bấy giờ. Nhưng rồi, có những bộ chiêng ông tặng cho bảo tàng, dù có người trả ông tới cả trăm triệu mỗi bộ. Không bán lấy tiền, A Biu chỉ muốn người cần chiêng yêu Ba Na như ông vậy. 

 Giờ A Biu còn 7 bộ chiêng, tất cả đều là chiêng quý có tuổi đời hàng trăm năm. Có những chiếc chiêng đổi bằng vài con bò, vài con trâu. A Biu khoe cái chiêng lớn nhất. Đó là một trong những bộ chiêng quý, có tên là Klang Brông (còn gọi là chiêng Đại Bàng). Đây là một trong “tứ đại kỳ chiêng” vô cùng quý của người Ba Na. Bộ chiêng này có 12 chiếc. Trong đó, chiêng cái hay còn gọi là chiêng mẹ dày và nặng khoảng 12kg, được gò đồng với vân nổi khắc trên mặt chiêng giống cánh chim đại bàng đang xòe rộng, đánh một tiếng nghe rung đều, âm vang khắp không gian. 

 Không chỉ ching chiêng, A Biu còn miệt mài với dân ca, những khan, những thổ cẩm, những nhạc cụ khác như đàn t’rưng, trống… để giữ gìn nguyên vẹn hồn cốt Ba Na. A Biu bảo giữ không chỉ cho mình, cho làng, mà cho con cháu đời sau, cho cả người Ba Na ở khắp vùng cao nguyên này. 

Nghệ sĩ Ưu tú A Biu

Lâu rồi, A Biu từng là một thầy giáo. Bao mùa trăng, A Biu lặn lội qua từng con suối, qua từng sườn đồi tìm lũ trẻ để dạy học. Hơn 15 năm làm thầy giáo, không biết bao lần A Biu thổn thức khi thấy lũ trẻ chờ đến lớp. Những mùa lũ tràn về, lũ trẻ trong làng sâu đứng bên mép nước nhìn đôi chân trần của A Biu lội qua sông, qua suối mà đầy lo lắng. A Biu cũng từng làm Phó Hiệu trưởng nhiều năm. 

Rồi cũng đến ngày A Biu thôi làm Phó Hiệu trưởng. Về làng, ông lại đi dạy cho lũ trẻ trong vùng biết cái trống cái chiêng, biết cầm dùi từ lúc vừa 5 tuổi, biết chơi t’rưng khi đứng chưa tới ngang ngực. A Biu còn thường xuyên được mời sang các trường văn hóa nghệ thuật của các tỉnh bạn như Gia Lai, Đăk Lăk để dạy cồng chiêng… A Biu đi các làng, dạy cho thanh niên cách chỉnh chiêng. 

Cuối tháng 11 năm ngoái, A Biu được Nhà nước công nhận là Nghệ sĩ Ưu tú. Người làng nườm nượp đổ đến nhà A Biu để chúc mừng. A Biu đứng giữa sân nhà, mang cái chiêng quý nhất ra chơi, mang cái bụng mình ra giãi bày bằng những ting tong của t’rưng. A Biu cất giọng trầm ấm một khúc hát bằng tiếng mẹ đẻ. Lũ làng ngồi yên lặng lắng nghe. 

A Biu hát say đắm và mê mẩn. Tiếng ching chiêng ngưng lâu rồi, tiếng t’rưng ngưng lâu rồi, tiếng hát ngưng lâu rồi, nhưng chẳng ai buồn rời đi. Nhiều người lại cất giọng: “Hát tiếp đi! Chơi tiếp đi, cho hết lời trong bụng đi để chúng tôi nghe!”. Và ông lại nâng ching chiêng lên sát bên người, lại gõ, lại hát, say sưa và rưng rưng như lá, gió đại ngàn réo rắt.

Giờ thì ở chỗ của A Biu có một đội chiêng hàng chục người, với những màn biểu diễn hằng tuần, hằng tháng ở khắp nơi. A Biu dạy lũ nhỏ đánh chiêng, dạy thanh niên chỉnh chiêng, không chỉ dạy cho người Ba Na mà cả người nơi khác. 

Được sự động viên của chính quyền địa phương, A Biu mở Homestay ngay chính ngôi nhà sàn của mình. Ngôi nhà và khuôn viên của gia đình ông biến thành một làng Ba Na thu nhỏ với đầy đủ những cung bậc cảm xúc, đầy đủ những chiêng trống, tượng, thổ cẩm, ẩm thực và con người hiện hữu. Đó là cách thức mà ông chọn để có thể vừa lưu giữ, vừa truyền ngọn lửa yêu thích âm nhạc dân tộc, lan tỏa các giá trị văn hóa đến cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 18 phút trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.