Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng Mơ Hra với Dự án “Di sản kết nối”

Hồng Minh - 10:50, 20/09/2019

Di sản âm nhạc cồng chiêng, nghề đan lát và dệt thổ cẩm được duy trì trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của dân làng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai từ bao đời nay. Thế nhưng, chỉ khi được Dự án “Di sản kết nối” hỗ trợ, người dân làng Mơ Hra mới thực sự có những hướng đi rõ ràng cho việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

Làng Mơ Hra với Dự án “Di sản kết nối”

Đội cồng chiêng làng Mơ Hra biểu diễn tại Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội.

Với người dân làng Mơ Hra, dòng chảy văn hóa truyền thống luôn chảy mãnh liệt trong đời sống thường ngày.
Già làng Đinh Hmưnh cho biết: “Những già làng như tôi luôn mong muốn truyền dạy cho con cháu cách đánh cồng chiêng, múa xoang, đan lát và dệt thổ cẩm để nó không bị mai một. Nay được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ để phát triển du lịch, dân làng phấn khởi lắm”.

Cứ đều đặn, các buổi tối từ 7 giờ đến 9 giờ tối tại sân nhà rông, già Hmưnh lại tập trung 3 đội cồng chiêng của làng luân phiên tập luyện các bài chiêng như: Lễ đâm trâu, mừng lúa mới, đóng cửa kho, bỏ mả…
Cùng với việc truyền dạy cách đánh cồng chiêng, dân làng Mơ Hra còn vận động nhau bảo tồn nghề dệt. Những khung dệt thổ cẩm nhỏ gọn đã thay thế hoàn toàn cho bộ khung lớn, cũ nên thu hút được nhiều người đến với nghề dệt thổ cẩm. Từ đó, sản phẩm truyền thống của làng cũng đã mang hơi hướng hiện đại và có tính ứng dụng cao hơn.

Các sản phẩm lưu niệm được cắt may từ tấm vải dệt.
Các sản phẩm lưu niệm được cắt may từ tấm vải dệt.

Chăm chú, tỷ mỷ bên khung dệt để hoàn thành tấm vải, chị Đinh Thị Vân cho biết: Phụ nữ ở làng ai cũng biết dệt. Trẻ em học theo người lớn cũng biết dệt. Để các sản phẩm của chị em dễ sử dụng hơn, chúng tôi đã học cắt, may theo mẫu hướng dẫn để tạo ra các sản phẩm lưu niệm như: Ví cầm tay, hộp bút, túi xách, bao đựng điện thoại, móc khóa hình thú bằng thổ cẩm.

Ngoài duy trì nghề dệt, cắt may các sản phẩm dệt, dân làng Mơ Hra còn được hướng dẫn phát huy các món ăn truyền thống với nguyên liệu sẵn có tại địa phương, như: Cơm lam, gà nướng, cá nướng, đọt mây nướng, dương xỉ nấu ốc đá…

Ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng, nhận định: Dự án đã mở ra cơ hội cho người dân làng Mơ Hra phát triển các sản phẩm đặc trưng thành sản phẩm du lịch, phục vụ nhu cầu của du khách đến thăm quan, tạo sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân. Mô hình này còn khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương.

Tháng 3/2019, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định phê duyệt tiếp nhận Dự án “Di sản kết nối” (giai đoạn 1) do Hội đồng Anh tài trợ. Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam làm chủ dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án là phát triển du lịch cộng đồng dựa vào di sản nhằm bảo tồn, quảng bá giá trị di sản cũng như tạo cơ hội phát triển kinh tế tại làng Mơ Hra; nâng cao năng lực tạo điều kiện phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương để quảng bá, phát triển du lịch.

Đến thời điểm này, dự án đã sưu tầm được hơn 60 hiện vật về đời sống âm nhạc và vật dụng sinh hoạt của đồng bào Ba Na, trưng bày tại Bảo tàng cộng đồng (nhà rông làng Mơ Hra); giúp giới trẻ nhận thức được giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên và biến nó thành sinh kế, góp phần vào sự phát triển của đời sống cộng đồng Ba Na.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Ủy ban Dân tộc đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024

Ủy ban Dân tộc đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 phút trước
Sáng 26/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của UBDT. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông; Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Quảng Nam: 21 chiếc xe điện du lịch bị lửa thiêu rụi

Quảng Nam: 21 chiếc xe điện du lịch bị lửa thiêu rụi

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 phút trước
Ngày 26/7, ông Đinh Hoa - Chủ tịch UBND phường Tân An (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) xác nhận, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ hỏa hoạn khiến hàng chục xe điện bị thiêu rụi.
TP. Hà Tiên (Kiên Giang): Tập huấn tuyên truyền, vận động Nhân dân khu vực biên giới tố giác tội phạm

TP. Hà Tiên (Kiên Giang): Tập huấn tuyên truyền, vận động Nhân dân khu vực biên giới tố giác tội phạm

Pháp luật - Như Tâm - 6 phút trước
Ngày 26/7, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Kiên Giang phối hợp với Thành ủy TP. Hà Tiên ( Kiên Giang), tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động Nhân dân tố giác tội phạm; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; mua bán người; phòng chống ma túy; xuất nhập cảnh trái phép.
Dấu ấn Làng Nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

Dấu ấn Làng Nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

Xã hội - Phong Phú - Minh Triết - 8 phút trước
Cuối năm 2015, UBND tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác cùng Tổ chức nông thôn mới (NTM) Hàn Quốc triển khai Dự án Làng NTM - Saemaul tại ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp và ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Thời điểm được chọn, đây là 2 ấp thuộc diện khó khăn, hạ tầng nông thôn còn yếu, người dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, đời sống ở mức thấp.
Agribank tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân Thương binh - Liệt sĩ

Agribank tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân Thương binh - Liệt sĩ

Nhịp cầu nhân ái - Hoàng Thanh - 10 phút trước
Kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành, các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các đơn vị trong toàn hệ thống Agribank đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, người có công với cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng... Đây là những việc làm thường xuyên hàng năm và đặc biệt trở thành cao điểm vào mỗi dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, như sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống, đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”...
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Kinh tế - Khánh Sơn - 12 phút trước
Vừa qua tại Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên bộ phân giao dịch viên (GDV) có nhận được yêu cầu tất toán 02 sổ tiết kiệm của khách hàng T.T.N. Sau khi tiếp nhận khách hàng vào quầy và tìm hiểu nhu cầu, mục đích sử dụng tiền của khách hàng, GDV Lê Xuân Tiến với kinh nghiệm thực tế đã nhận định được trạng thái vội vàng và hối thúc của khách hàng, trong quá trình giao dịch khách hàng liên tục trao đổi qua điện thoại với đối tác.
“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - Hoàng Định - 15 phút trước
Năm 1997, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị. Kể từ thời điểm ấy, ông liên tục là Uỷ viên Bộ chính trị các khóa tiếp theo và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn sâu sắc và đóng góp to lớn cho Đảng, đất nước và dân tộc Việt Nam, trong đó có triết lý “ngoại giao Cây tre”.
Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Thời sự - Hương Trà - 19 phút trước
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7; từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7/2024 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 21 phút trước
Ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời cảm ơn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan, đoàn thể Trung ương, địa phương, các quý vị đại biểu, đồng bào ta và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.
Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 32 phút trước
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế “BHYT” cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng Nông thôn mới.