Chúng tôi tìm về xóm Quyết Tâm, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ khi mọi người đang tổ chức ngày hội gặp mặt những người con xa quê trở về làng. Sau khi ôn lại những trang sử truyền thống của người Thổ trong làng, mọi người quây quần giữa sân nhà văn hóa múa hát cồng chiêng.
Cụ Nguyễn Văn Cảnh (làng Mó, xóm Quyết Tâm): “Người Thổ dù già hay trẻ khi đã vào hội thì đều tham gia văn hóa, văn nghệ say sưa hết mình. Cứ đến ngày hội là mọi người lại mang những bộ cồng chiêng còn giữ được ra sân để tập trung múa hát với nhau”. Những ngày hội như vậy đã mang lại một sức sống tươi trẻ cho cụ Cảnh và những người con dân tộc Thổ mỗi khi trở về thăm quê hương.
Còn tại xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Đàn, nhờ có Câu lạc bộ Cồng chiêng làng U được thành lập vào năm 2015 đã góp phần bảo tồn, giữ gìn văn hóa dân tộc Thổ trong vùng. Câu lạc bộ có các nghệ nhân nổi tiếng như cụ Vũ Thị Thanh, Nguyễn Thị Thân đều rất giỏi đánh cồng.
Cụ Vũ Thị Thanh năm nay đã 80 tuổi, lưng đã còng nhưng vẫn minh mẫn, khỏe mạnh. Mỗi lần tham gia sinh hoạt CLB, cụ vừa đánh cồng, vừa hướng dẫn con cháu nhảy múa theo đúng nhịp cồng chiêng. Cụ bảo, cái hay của điệu cồng là phải kết hợp được cả tiếng kèn, tiếng trống và điệu múa. Chỉ cần một người chơi nhạc cụ lạc nhịp thì các nhạc cụ khác không thể kết hợp tiếp được. Cồng của người Thổ gồm 4 chiếc khác nhau để đánh theo 3 nhịp: Mới vào đánh nhịp chậm, một lúc sẽ đánh nhịp nhanh và khi mọi người đã hứng khởi thì đánh dồn dập.
Đặc sắc hơn nữa là mọi người vừa múa, vừa hát đối đáp với nhau. Chính những khúc hát đối đáp là một nét riêng trong đời sống văn hóa người Thổ. Cụ Thanh là người đã bỏ công ra sưu tầm hàng nghìn câu hát đối của người Thổ. Theo cụ, ngày trước, mỗi khi người con trai muốn lấy vợ phải hát đối đáp với người con gái mình ưng. Nếu đối lại được thì lúc đó mới tính đến chuyện hôn nhân. Chẳng hạn người con trai muốn vào nhà thì hát rằng: “Đầu lạ sau quen, ôi em ôi anh đợi ngoài ngõ sau anh men vào nhà”. Người con gái đối lại: “Vào nhà ôi anh ôi chiếu hoa thì em trải ra rồi, em mời anh ngồi kẻo đứng mà mỏi chân”…
Theo lời cụ Thanh chia sẻ, trong làng U hiện nay chỉ có cụ Thân là người còn múa đúng nhất điệu múa của người Thổ. Những bước chân, cách đánh tay trống của cụ Thân rất điệu nghệ.
Con trai cụ Thân tên là Nguyễn Trung Thu hiện đang làm cán bộ quân sự xã Nghĩa Thắng. Hễ cứ rảnh rỗi là anh lại theo chân mẹ đi biểu diễn khắp nơi. Anh Thu được mọi người khen là người thổi kèn dân tộc Thổ hay nhất vùng. Anh Nguyễn Trung Thu cho biết: “Khi tôi gần 20 tuổi mới bắt đầu theo các cụ học thổi kèn. Lúc đầu cũng nản vì trước đây chỉ biết đánh cồng, đánh trống, giờ chuyển sang thổi kèn nên khó học lắm. Lúc đầu chỉ tập thổi riêng kèn, sau đó mới đưa cồng và trống ra hòa chung. Phải mất 3 năm miệt mài, bây giờ tôi mới thổi được như thế này đấy!”
Văn hóa người Thổ đang ngày càng được bảo tồn và phát huy. Những người đi trước đã nâng niu, trân trọng nó để truyền lại cho con cháu mình gìn giữ, bảo tồn phần hồn trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thổ.
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Xã hội -
Tào Đạt - Như Tâm -
6 giờ trước Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.