Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hiện thực những căn nhà trong mơ

Thanh Huyền - 10:00, 31/07/2020

“An cư” là một trong những vấn đề hết sức bức thiết để người dân có thể “lạc nghiệp”. Vậy nhưng, con số 20,8% số hộ đồng bào DTTS đang sống trong các ngôi nhà thiếu kiên cố hoặc đơn sơ mới được Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố từ kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS lần thứ hai năm 2019, khiến chúng ta không khỏi giật mình.

Căn nhà xiêu vẹo, dột nát của gia đình bà Mùa Thị Là, bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)
Căn nhà xiêu vẹo, dột nát của gia đình bà Mùa Thị Là, bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)

Trăn trở những ngôi nhà tạm

Con đường từ trung tâm xã về bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) chỉ vài km nhưng lại thật xa, bởi con đường đất nhỏ, dốc dựng đứng. Ở mảnh đất này, với gần 100% đồng bào Mông sinh sống, cái khó, cái khổ nhất là không có điện lưới quốc gia, đường khó đi, nhiều hộ gia đình sống trong những căn nhà tạm đơn sơ, thiếu kiên cố. Thời hội nhập, nơi đô thành phát triển nhanh đến chóng mặt, thì tại nơi này vẫn còn rất nhiều hộ chưa có được một cuộc sống đúng nghĩa.

Trong căn nhà gỗ xiêu vẹo, nhìn lên nóc là thấy bầu trời, mọi sinh hoạt của gia đình bà Mùa Thị Là vẫn lặng lẽ trôi. “Gia đình tôi ở trong ngôi nhà này hơn 20 năm rồi. Muốn làm nhà mới lắm nhưng không có tiền. Chúng tôi đang cố gắng cuối năm sửa chữa lại ngôi nhà cho đỡ dột vào mùa mưa”, bà Là chia sẻ trong cái thở dài ngao ngán. 

Chúng tôi hiểu được cái thở dài của bà Là, bởi ngôi nhà tạm ấy không chỉ không che được mưa, nắng, mà còn đe dọa đến tính mạng khi nó đã xiêu vẹo sang hẳn một bên, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Cái nghèo, cái khó vẫn đeo đẳng họ mãi mà chưa tìm được lối thoát. 

Trưởng bản Háng Phừ Loa Giàng A Trú cho biết: “Bản có 69 hộ thì có gần một nửa là hộ nghèo. Cả bản vẫn còn rất nhiều hộ sống trong những căn nhà tạm, đơn sơ, thiếu kiên cố như nhà bà Là. Mong mỏi lớn nhất của bà con nơi đây là có điện lưới quốc gia và được sống trong những ngôi nhà kiên cố, vững chãi hơn”. 

Niềm vui khi được an cư

Từ nỗi lòng nặng trĩu khi chứng kiến những ngôi nhà tạm ở Yên Bái, chúng tôi so sánh và cảm nhận được giá trị, ý nghĩa nhân văn của hoạt động xóa nhà tạm cho hộ gia đình người có công, hộ nghèo khu vực biên giới khó khăn về nhà ở đang lan tỏa tại tỉnh Hà Giang. 

Vừa mới khánh thành căn nhà mới khang trang cạnh căn nhà đất cũ kỹ, tối tăm, nhỏ hẹp, cuộc sống của gia đình anh Vàng Sín Dìn, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ bước sang một trang mới. Điều vui mừng là ngôi nhà xây kiên cố nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nhà truyền thống của đồng bào Mông, nên vợ chồng anh Dìn rất yêu thích. 

“Gia đình tôi được hỗ trợ 60 triệu làm nhà mới. Chúng tôi vay mượn thêm nên cất được căn nhà này. Chúng tôi vui lắm khi có được căn nhà mới để ở, từ giờ không phải lo lắng mỗi khi trời mưa bão nữa. Gia đình tôi sẽ chăm chỉ làm ăn để có tiền trang trải cuộc sống, cho các con được học hành đầy đủ”, anh Dìn bộc bạch. 

Trên miếng đất trước nhà, căn nhà đất cũ của gia đình anh Dìn trước đây được sử dụng dùng làm nơi cất giữ lương thực. Thế mới biết, an cư quan trọng như thế nào trong cuộc sống đồng bào. Đó là động lực để họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. 

Nhằm chung tay xóa nhà tạm cho hộ người có công, hộ nghèo khu vực biên giới khó khăn về nhà ở, trong 1 năm qua, tỉnh Hà Giang đã kêu gọi xã hội hóa, tập trung nguồn lực, xây dựng được 2.600 ngôi nhà kiên cố cho người có công, cựu chiến binh, hộ nghèo khu vực biên giới khó khăn về nhà ở. Phần lớn những hộ này đều là hộ đồng bào DTTS. 

Dự kiến tới tháng 9, tỉnh sẽ xây thêm hơn 1.000 căn nhà nữa dành cho các gia đình khó khăn. Chương trình này, đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người dân, cộng đồng xã hội. 

Từ thực tế cho thấy, ở vùng DTTS và miền núi còn rất nhiều những ngôi nhà tạm, không thể che mưa, che nắng… Và đồng bào DTTS vẫn đang hằng ngày mong mỏi được sống trong những căn nhà kiên cố. 

 Mới đây, UBDT phối hợp với TCTK đã công bố kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS lần thứ hai năm 2019. Số liệu thống kê cho thấy cả nước vẫn còn 20,8% số hộ đồng bào DTTS đang sống trong các ngôi nhà thiếu kiên cố hoặc đơn sơ. 

Để giải quyết bài toán về nhà ở cho đồng bào DTTS, thiết nghĩ trước mắt cần sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội, bằng nhiều hình thức huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ dựng nhà cho đồng bào. Về lâu dài, việc triển khai hiệu quả chương trình Mục tiêu quốc gia...sẽ là giải pháp căn cơ để xóa nhà tạm cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bản có 69 hộ thì có gần một nửa là hộ nghèo. Cả bản vẫn còn rất nhiều hộ sống trong những căn nhà tạm, đơn sơ, thiếu kiên cố. Mong mỏi lớn nhất của bà con nơi đây là có điện lưới quốc gia và được sống trong những ngôi nhà kiên cố, vững chãi hơn”.

Trưởng bản Háng Phừ Loa Giàng A Trú


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân ở một số Làng TNLN đang lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề, trong đó có Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Tin nổi bật trang chủ
Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Sức khỏe - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Không chỉ làm tốt công tác đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cán bộ chiến sỹ và quân y Đồn Biên phòng A Vao (BĐBP Quảng Trị) còn đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn và cả Nhân dân nước bạn Lào.
Sơn La: Ra mắt mô hình

Sơn La: Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà”

Xã hội - Mùi Len - 1 giờ trước
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phối hợp với Hội LHPN xã Tân Phong tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà" tại bản Mùng.
Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa và chào mừng 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai; chiều 22/9, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sa Pa- hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia”. Tham dự Hội thảo có đại biểu Cục Du lịch Việt Nam, Hội quy hoạch phát triển Việt Nam, các nhà khoa học; lãnh đạo thị xã Sa Pa (trước đây là huyện Sa Pa) qua các thời kỳ.
Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 2 giờ trước
Sáng ngày 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức công bố lịch thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2024. Theo đó, năm nay sẽ có 6 đợt thi TSA tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối, là khả năng của hệ thống cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lượng điện năng đảm bảo, được thể hiện qua các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI.. Những năm gần đây, được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Công ty Điện lực Ninh Bình (PC Ninh Bình), lưới điện trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thể thao - L.Minh - 2 giờ trước
Thất bại 0-4 trước Iran khiến cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam rất hẹp. Tuy nhiên HLV Hoàng Anh Tuấn cho rằng cuộc phiêu lưu ở Asiad 19 chưa kết thúc. Đội bóng của ông sẽ chơi hết mình trong trận đấu cuối với Saudi Arabia.
Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 22/9, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” với mô hình sản xuất rượu cần từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp hạng Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. Đáng chú ý là doanh nghiệp đã trụ vững trong 2 danh sách này hơn 10 năm qua, từ khi các bảng xếp hạng được thực hiện.
PC Điện Biên: Số hóa các hình thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng

PC Điện Biên: Số hóa các hình thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng

Khoa học - Công nghệ - PV - 2 giờ trước
Nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong thanh toán tiền điện, PC Điện Biên đã liên kết với các Ngân hàng và tổ chức trung gian triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa các kênh thanh toán.
Bắc Giang: Phê duyệt mức hỗ trợ Dự án 1, Chương trình MTQG 1719

Bắc Giang: Phê duyệt mức hỗ trợ Dự án 1, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản phê duyệt mức hỗ trợ đất ở, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán. Đây là nội dung thuộc Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).