Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cuộc sống của người Xinh Mun ở Điện Biên: Còn đó nhiều khó khăn

Nam Hương - 09:35, 03/07/2020

Bên đôi bờ sông Mã chảy qua địa phận xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên), đồng bào dân tộc Xinh Mun lập bản, sống quần tụ và định cư lâu đời. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cho đến nay, đời sống của đồng bào Xinh Mun vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo đó là nguy cơ hòa tan bản sắc văn hóa với cộng đồng dân tộc khác.

Cuộc sống khó khăn, kéo theo những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Xinh Mun ở Chiềng Sơ đang dần bị mai một.
Cuộc sống khó khăn, kéo theo những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Xinh Mun ở Chiềng Sơ đang dần bị mai một.

Nguy cơ bị tụt lại phía sau

Ở tỉnh Điện Biên, người Xinh Mun sinh sống duy nhất tại xã Chiềng Sơ, tập trung tại 6 bản, với 447 hộ, 2.345 nhân khẩu. Qua nhiều đời, họ duy trì tập quán canh tác nương rẫy, số ít hộ có ruộng nước. Gieo trồng trên đất dốc và sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên nên năng suất cây trồng, vật nuôi không cao. Chính bởi vậy, đời sống đồng bào dân tộc Xinh Mun rất khó khăn.

Do cuộc sống khó khăn nên trẻ em Xinh Mun cũng thiếu cơ hội được học hành chu đáo. Tính riêng 2 bản Hin Óng và bản Nà Ly có cả trăm học sinh trong độ tuổi đến trường, song số em tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơ, ông Lò Văn Thuận cho biết: “Vùng đất này dốc lắm, năm nào cũng bị rửa trôi, trơ lại toàn sỏi đá. Bà con không thể trồng trọt được cây gì, chăn nuôi cũng khó. Cùng quẫn quá họ lại vác dao lên rừng chặt cây, đốt nương, làm rẫy. Vì thế, mà quanh đây bây giờ dần thưa vắng những cánh rừng. Người dân các bản Xinh Mun cũng không có nghề phụ nên nguồn thu nhập càng khó khăn”.

Được hưởng chính sách của 62 huyện nghèo, những bản người Xinh Mun ở Chiềng Sơ thường xuyên được Nhà nước hỗ trợ, các giống cây trồng, vật nuôi để tạo sinh kế, tạo động lực vươn lên. Từ nguồn hỗ trợ này, mỗi gia đình có thêm 1 - 2 con lợn hoặc dê, bò để chăn nuôi. Tuy nhiên, kỹ thuật chăn nuôi của bà con còn lạc hậu nên đàn gia súc kém phát triển. Bởi vậy, cái nghèo, cái khó vẫn quẩn quanh nơi đây.

Mai một bản sắc dân tộc

Qua nhiều năm chung sống, hội nhập với các dân tộc khác, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Xinh Mun, như: Trang phục, tiếng nói, phong tục tập quán... đã không còn được bảo tồn nguyên vẹn, thậm chí bị mai một.

Nghệ nhân Lò Văn Pháng, người duy nhất ở xã Chiềng Sơ am hiểu sâu về văn hóa dân tộc Xinh Mun, cho biết: Thuở xa xưa, người Xinh Mun cũng có tiếng nói riêng, thuộc ngữ hệ Môn - Khmer, nhưng dần dần trong quá trình sinh sống đã có sự giao thoa với ngôn ngữ của dân tộc Thái. Người Xinh Mun ở Chiềng Sơ hiện nay sử dụng tiếng Thái thông thạo hơn tiếng dân tộc mình trong sinh hoạt, giao tiếp.

Người Xinh Mun cũng không tạo cho mình loại chữ viết riêng mà sử dụng chữ Thái trong các văn bản. Các loại hình diễn xướng dân gian (hát múa, trò chơi...) đều có nét tương đồng hoặc giống với dân tộc Thái. Nhạc cụ, câu hát, điệu múa người Thái hay biểu diễn thì người Xinh Mun cũng mượn để sử dụng và coi đó như một nét văn hóa của dân tộc mình.

Về trang phục, người Xinh Mun xưa kia cũng có trang phục riêng, đặc biệt là váy, áo của phụ nữ, nhưng hiện giờ, đa phần chuyển sang mặc trang phục của người Thái hoặc người Kinh.

Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành Văn hóa cần có giải pháp khuyến khích người dân sử dụng ngôn ngữ, trang phục hoặc xây dựng các mô hình phục dựng, bảo tồn có hiệu quả những lễ hội truyền thống trước nguy cơ bị mai một.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Phát động thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng: Phát động thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì buổi lễ.
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 thành công tốt đẹp

Sáng 9/9, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 đã được tổ chức với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh dự và phát biểu tại Đại hội.
Sạt lở núi kinh hoàng ở Yên Bái vùi lấp nhiều nhà dân

Sạt lở núi kinh hoàng ở Yên Bái vùi lấp nhiều nhà dân

Tin tức - Minh Nhật - 17 phút trước
Tại thôn Khe Bín (xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, Yên Bái) một trận lở núi kinh hoàng với đất đá từ trên núi đổ xuống vùi lấp 3 nhà dân, một số người đã kịp chạy đến khu an toàn.
Hội đua bò Chùa Rô - Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer

Hội đua bò Chùa Rô - Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer

Media - BDT - 23 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Hoàn lưu bão số 3 gây ngập lụt, thiệt hại nghiêm trọng. “Ánh sáng vùng biên” ở bản làng biên giới Nghệ An. Hội đua bò Chùa Rô - Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

Media - BDT - 1 giờ trước
Đồng bào dân tộc Xơ Đăng vùng Tây Nguyên có một nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đầy tính nhân văn, với rất nhiều lễ cúng các thần linh, như lễ cúng thần nước, thần lửa, thần rừng... Trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ bắc máng nước - một trong những lễ lớn và quan trọng nhất của đồng bào.
Thanh Hóa cần sớm xây kè chống sạt lở bờ sông Chu

Thanh Hóa cần sớm xây kè chống sạt lở bờ sông Chu

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 1 giờ trước
Trước thực trạng bờ, bãi sông Chu đoạn qua xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân, chính quyền địa phương đang tiến hành các biện pháp ứng phó tạm thời. Về lâu dài, người dân địa phương rất mong tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng tuyến kè chống sạt lở bờ sông.
Sóc Trăng: Phát động thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng: Phát động thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Tào Đạt - Văn Long - 2 giờ trước
Ngày 9/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì buổi lễ.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi những hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng thuận tiện hơn, thì chợ truyền thống nói chung, chợ truyền thống ở vùng DTTS đang dần mất đi những giá trị vốn có.
Sơ bộ xác định phương tiện gặp nạn vụ sập cầu Phong Châu

Sơ bộ xác định phương tiện gặp nạn vụ sập cầu Phong Châu

Tin tức - Vàng Ni - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sáng 9/9, ngay sau khi nhận được tin báo về vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.
Huy động tối đa nguồn lực để ứng phó, hạn chế thiệt hại, kịp thời hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Huy động tối đa nguồn lực để ứng phó, hạn chế thiệt hại, kịp thời hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị để đánh giá tình hình, chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và tiếp tục ứng phó các nguy cơ sau bão.
Phú Thọ: Tháo gỡ vướng mắc để hoàn thành mục tiêu Chương trình MTQG 1719

Phú Thọ: Tháo gỡ vướng mắc để hoàn thành mục tiêu Chương trình MTQG 1719

Chính sách và đời sống - Thúy Hằng - 2 giờ trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Phú Thọ đã và đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh quyết tâm hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.
Chiến dịch cao điểm khắc phục hậu quả bão số 3 - mỗi người dân là một chiến sĩ

Chiến dịch cao điểm khắc phục hậu quả bão số 3 - mỗi người dân là một chiến sĩ

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Dù đã chủ động hàng loạt các giải pháp ứng phó, nhưng với sức tàn phá của bão số 3, thành phố Hạ Long đã trở thành một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất toàn tỉnh Quảng Ninh. Ngày 9/9, Thường trực Thành ủy Hạ Long tổ chức họp để nghe báo cáo về kết quả công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Hà Giang: Lực lượng chức năng kịp thời hỗ trợ bệnh nhân vượt lũ tới bệnh viện

Hà Giang: Lực lượng chức năng kịp thời hỗ trợ bệnh nhân vượt lũ tới bệnh viện

Thời sự - Minh Đức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Khoảng 13h35’ chiều ngày 9/9, khi đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực ngập úng thuộc địa phận thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. Lực lượng “4 tại chỗ” của địa phương đã nhanh chóng hỗ trợ một bệnh nhân vượt lũ đến Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc cấp cứu kịp thời.