Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn văn hóa dân tộc Kháng ở Điện Biên

Vũ Lợi - 09:31, 19/06/2020

Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song hiện nay, dân tộc Kháng tại Điện Biên vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc về phong tục, tập quán, truyền thuyết, truyện kể dân gian thể hiện bằng tiếng nói riêng của dân tộc. Cùng với đó là nhiều nghi lễ về sản xuất nông nghiệp, như: Lễ cơm mới, Lễ Pang phoóng, Lễ hội Xên Pang ả…cũng được giữ gìn và phát huy.

Điệu nhảy “Xé pang” trong lễ hội truyền thống Pang phoóng của dân tộc Kháng ở Điện Biên.
Điệu nhảy “Xé pang” trong lễ hội truyền thống Pang phoóng của dân tộc Kháng ở Điện Biên.

Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Kháng, ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên đã chú trọng quan tâm tới đội ngũ các nghệ nhân, Người có uy tín, già làng, trưởng bản. Tỉnh cũng triển khai thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Kháng. Việc thường xuyên tổ chức Lễ hội Pang phoóng; nghiên cứu, kiểm kê, xuất bản sách, giới thiệu các lễ hội, phong tục, tập quán hay tạo điều kiện để bà con tham gia giao lưu các sự kiện văn hóa lớn ở trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Kháng. Bên cạnh đó, các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đầu tư cơ sở hạ tầng vào những vùng có đồng bào Kháng sinh sống, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển, tạo điều kiện để người dân gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Ông Vũ Ðức Lâm, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tuần Giáo, cho biết: Trong nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Kháng có Lễ hội Pang phoóng (lễ tạ ơn) đang được tỉnh Điện Biên quan tâm, lập hồ sơ đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vào cuối năm 2018, Lễ hội Pang phoóng của dân tộc Kháng, dòng họ Lò, ngành Lò Khun được phục dựng tại bản Nậm Mu, xã Rạng Ðông đã nâng cao ý thức cho những người trẻ giữ gìn, trân trọng và tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Đây là một trong những lễ hội đặc trưng, phản ánh hiện thực đời sống tâm linh cộng đồng người Kháng, luôn lấy cội nguồn, tổ tiên để rèn tâm dưỡng đức; là thông điệp kết nối quá khứ với hiện tại, gắn kết cộng đồng, thể hiện khát vọng bình dị về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Pang phoóng được tổ chức 3 - 4 năm một lần và thường được tổ chức vào các tháng 10, 11, 12 (âm lịch) sau khi bà con thu hoạch xong vụ mùa. Lễ hội được tổ chức từ sáng sớm tại nhà trưởng dòng họ, với sự tham gia của các gia đình trong dòng họ. Quá trình làm lễ không thể thiếu những con vật hiến tế như: Lợn, gà và các loại rau, củ, quả (khoai lang, đu đủ, khoai sọ…)

Phần lễ được thầy cúng thực hiện trong nhà với các nghi thức gắn liền với lá “chắc mắc” (lá có ý nghĩa văn hóa tâm linh của người Kháng) để báo cáo và mời tổ tiên về dự lễ, phù hộ con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Sau phần lễ, gia chủ khai tiệc mời mọi người cùng thưởng thức rượu cần. Bữa cơm diễn ra trong sự ấm cúng, vui vẻ của cả dòng họ. Tại đây, mọi thành viên trong dòng họ cùng nhau tâm sự, chia sẻ để gắn kết yêu thương cũng như giao lưu, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình.

Sau phần lễ là phần hội, mọi người chung vui với điệu nhảy “Xé pang”. Trên nền âm thanh sôi nổi của trống, chiêng, chum chọe, già trẻ, gái, trai mỗi người cầm một ống tre uyển chuyển và mạnh mẽ trong điệu múa cách điệu về nghi thức chọc lỗ tra hạt truyền thống cùng với những bài hát thể hiện tình đoàn kết dân tộc.

Dân tộc Kháng là một trong những DTTS sinh sống lâu đời ở miền núi Tây Bắc. Tại tỉnh Điện Biên, dân tộc Kháng hiện còn khoảng trên dưới 4.000 người, chiếm hơn 30% dân tộc Kháng của cả nước. Họ sinh sống chủ yếu ở các huyện: Tuần Giáo, Mường Chà và Mường Nhé.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.