Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang phục truyền thống các DTTS thời hội nhập: Nhìn từ Điện Biên

Nam Hương - 09:46, 25/02/2020

Những năm gần đây, đồng bào các DTTS ở Điện Biên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình có xu hướng giảm, nhất là ở nam giới và người trẻ tuổi. Khảo sát của ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên, cho thấy: Hiện nay, trang phục nam của các dân tộc ít người hầu như không còn lưu giữ hoặc không nguyên bản theo truyền thống. Trang phục nữ giới gìn giữ tốt hơn, song không được sử dụng phổ biến, chỉ mặc trong dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện văn hóa của gia đình và cộng đồng.

Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc là nội dung quan trọng được tổ chức thường xuyên tại các lễ hội, sự kiện. (Trong ảnh: Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên tại lễ hội Hoa ban)
Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc là nội dung quan trọng được tổ chức thường xuyên tại các lễ hội, sự kiện. (Trong ảnh: Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên tại lễ hội Hoa ban)

Xu hướng lai hóa

Phù Lá là một trong những dân tộc ít người tại Điện Biên với khoảng 200 nhân khẩu. Họ sinh sống tập trung ở huyện Tuần Giáo và Tủa Chùa. Trang phục của người Phù Lá độc đáo trong lối tạo dáng và phong cách thẩm mỹ, khó lẫn với bất cứ tộc người nào trong cùng ngữ hệ và khu vực. Trang phục truyền thống của nam giới là mặc áo xẻ ngực, được tạo thành từ 6 miếng vải, cổ thấp, không cài cúc nẹp ngực viền vải đỏ, ống tay hẹp, cổ tay thêu hoa văn. Áo của phụ nữ là ngắn thân, dài tay, cổ vuông, thấp, chui đầu. Mô típ hoa văn trang trí cũng như bố cục dùng màu trên áo phụ nữ Phù Lá riêng biệt với các tộc người khác. 

Trước xu thế phát triển và hội nhập nên trang phục của dân tộc Phù Lá ít nhiều bị pha tạp với trang phục của các dân tộc khác. Đơn cử như ở bản Khua Chá, xã Phình Sáng (huyện Tuần Giáo), là bản hiếm hoi khi có hai cộng đồng người DTTS cùng sinh sống. Bản có 87 hộ, gồm 15 hộ người Phù Lá, còn lại là người Mông. Do sống chung với dân tộc Mông nên nhiều nét văn hóa của người Phù Lá đã bị lai hóa, trong đó có trang phục. Hiện nay, người Phù Lá ở Khua Chá gần như không mặc trang phục của dân tộc mình, mà chuyển sang mặc trang phục như người Mông, hoặc người Kinh. 

Rực rỡ sắc màu trên trang phục truyền thống của người Hà Nhì. Ảnh TL
Rực rỡ sắc màu trên trang phục truyền thống của người Hà Nhì. Ảnh TL

Tương tự, dân tộc Si La hiện có khoảng hơn 200 nhân khẩu, sống chủ yếu trên địa bàn các xã Chung Chải, Nậm Sin (huyện Mường Nhé). Trang phục của phụ nữ Si La khá cầu kỳ. Mảng trước ngực áo may bằng vải khác màu với áo và được gắn nhiều đồng xu bạc, có trang trí các đường hoa văn kẻ bằng chỉ đỏ... Tuy nhiên hiện nay, còn rất ít người giữ được trang phục truyền thống của người Si La và chỉ mặc vào những dịp lễ, Tết.

Không chỉ trang phục của người Phù Lá, Si La mà nhiều DTTS khác cũng đang bị lai hóa, mai một, như trang phục người Xinh Mun, Kháng và Khơ - mú có nét tương đồng với người Lào, Thái… 

Cấp thiết công tác bảo tồn

Ông Ðào Ngọc Lượng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Những năm qua, địa phương rất quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy trang phục các DTTS thông qua các hoạt động và sự kiện, như: Tổ chức lễ hội Hoa ban thường niên; Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh và huyện; Ngày hội Văn hóa Mông cấp huyện… Trong đó, trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc là nội dung quan trọng. 

Những thiếu nữ dân tộc Thái duyên dáng trong trang phục truyền thống
Những thiếu nữ dân tộc Thái duyên dáng trong trang phục truyền thống

Ðặc biệt, từ năm 2013, tỉnh Điện Biên triển khai Ðề án “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” và “Kế hoạch bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Việc triển khai, Đề án là cơ hội phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trang phục truyền thống đồng bào các DTTS trên địa bàn. Trong đó, tập trung duy trì, phát triển mô hình hợp tác xã, cơ sở sản xuất và xây dựng mới các làng nghề liên quan về trang phục truyền thống; duy trì tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá và phát huy giá trị trang phục truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch…

Những năm gần đây, khi kinh tế khá giả hơn, bà con có thể tự mua vải ở chợ về cắt may trang phục, vừa rẻ, vừa thuận tiện, không tốn công bằng việc trồng bông, lanh, dâu tằm để tạo sợi dệt vải”.

Ông Sùng A Xá, bản Khua Chá, xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo (Điện Biên)


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 30/9, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo UBND Tp. Vũng Tàu và Ban Quản lý Di tích Đình thần Thắng Tam
Tin nổi bật trang chủ
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Media - Thuý Hồng - 30 phút trước
Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Trang địa phương - Mỹ Dung - 22:47, 30/09/2023
Ngày 30/9, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng tiếp và làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc do ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) đã đến thăm, khảo sát và tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh.
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Lê Hường - 22:38, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trung tá Thái Khắc Chính - Trưởng Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tiếp tục xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý 4 cửa hàng kinh doanh hơn 100 chiếc xe đạp, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Trang địa phương - Ngọc Chí - 22:36, 30/09/2023
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh - Kon Tum, Việt Nam, với mục tiêu tạo động lực thu hút đầu tư đưa các sản phẩm của cây Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm dược liệu khác trở thành những sản phẩm có thương hiệu.
Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Pháp luật - Thiên An - 22:35, 30/09/2023
Ngày 30/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng Vi Văn Huấn (SN 1985), trú tại thôn Suối Chạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn về hành vi “Hủy hoại rừng” quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Tin tức - Thiên An - 22:32, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu (Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai) đã tiến hành trao trả chiếc túi xách có chứa tiền và các loại giấy tờ quan trọng cho người đánh rơi.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Thời sự - Hoàng Quý - 22:31, 30/09/2023
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 9 và 9 tháng năm 2023, cùng một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo.
Festival Áo bà ba góp phần định vị thương hiệu tỉnh Hậu Giang

Festival Áo bà ba góp phần định vị thương hiệu tỉnh Hậu Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 21:55, 30/09/2023
Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 diễn ra từ ngày 29/9 đến 1/10 với nhiều hoạt động ý nghĩa và giá trị. Sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Hậu Giang, góp phần bảo tồn những nét đẹp truyền thống và phát huy giá trị của chiếc áo bà ba trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trải nghiệm Đồng Văn

Trải nghiệm Đồng Văn

Media - Hồng Phúc - Hoàng Quý - 20:59, 30/09/2023
Đồng Văn (Hà Giang) cùng với vẻ đẹp nguyên sơ và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ đã trở thành niềm khao khát chinh phục của biết bao tâm hồn đam mê xê dịch. Đồng Văn mùa nào cũng đẹp đến nao lòng, mùa nào cũng có những điểm nhấn rất riêng, tạo nên sự khác biệt của vùng lõi Công viên địa chất toàn cầu.
Truy tố 2 cựu Bộ trưởng và các bị can trong vụ án Công ty Việt Á

Truy tố 2 cựu Bộ trưởng và các bị can trong vụ án Công ty Việt Á

Pháp luật - PV - 19:55, 30/09/2023
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh cùng 36 bị can trong vụ án Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19.