Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Còn mãi những sắc màu dân tộc

Hồng Minh - 14:11, 22/01/2020

Một mùa Xuân nữa lại về, sắc màu trên những bộ trang phục độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc lại có dịp khoe sắc cùng hoa đào, hoa mận, hoa mơ,…

Sắc màu độc đáo trên nhưng bộ trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc vẫn được giữ gìn trong nhịp sống hiện đại
Sắc màu độc đáo trên nhưng bộ trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc vẫn được giữ gìn trong nhịp sống hiện đại

Năm 2019 đã khép lại, đong đầy trong tôi là ấn tượng lưu lại được sau những chuyến đi. Rong ruổi qua những bản làng còn lưu giữ được nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc, tôi được nhìn những sắc màu của mỗi dân tộc vẫn hiện hữu rõ nét trong cuộc sống hằng ngày; được nghe những câu chuyện rất đời thường nhưng cũng không dễ thực hiện.

Thấp thoáng trong làn sương mờ ảo của thời tiết se lạnh đầu đông là hình ảnh những người phụ nữ Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) trong bộ trang phục truyền thống dân tộc, đang ngồi thêu, in họa tiết lên những tấm thổ cẩm. Bản Sưng với 100% là người dân tộc Dao tiền sinh sống, vẫn giữ nguyên những bản sắc văn hóa dân tộc trong nếp sống sinh hoạt hằng ngày, nhất là gìn giữ trang phục truyền thống. Dù cuộc sống đang đổi thay từng ngày, nhưng những trang phục của người Dao tiền nơi đây vẫn giữ nguyên được nét nguyên bản qua thời gian, từ kiểu dáng, màu sắc cho đến họa tiết, hoa văn.

Cầm trên tay tấm thổ cẩm đang dần hoàn thiện, bà Lý Thị Tiến, năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng như khẳng định của bà, lúc nào bà cũng mặc trang phục của dân tộc mình. Không chỉ vậy, bà còn biết thêu, in họa tiết lên trang phục, một cách để bà gìn giữ nghề và và truyền lửa cho con cháu về đức tính của một phụ nữ dân tộc Dao Tiền. 

Bà Tiến bảo, trong cộng đồng người Dao, chỉ có duy nhất phụ nữ Dao Tiền là mặc váy, màu chàm đen làm tông màu chủ đạo.Váy của phụ nữ Dao Tiền dài gần đến mắt cá chân và dùng sáp ong vẽ trang trí hình tròn, hình tam giác hay những họa tiết gần gũi với thiên nhiên cây cỏ. 

“Với những giá trị văn hóa đó, tôi luôn khuyến khích và truyền dạy cho con cháu trong gia đình, trong bản cách làm ra một bộ trang phục”, bà Tiến bày tỏ.

Không sai khi nói rằng, cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu quan trọng để nhận biết nét đặc trưng của mỗi cộng đồng dân tộc. Cũng là dân tộc Dao, nhưng khác với màu sắc tối giản trong bộ trang phục của người Dao Tiền, bộ trang phục của người Dao Đỏ lại nổi bật với màu sắc rực rỡ.

Bà Phùng Thị Tòng, dân tộc Dao Đỏ thôn Bản Lục, xã Đà Vị (Na Hang, Tuyên Quang) chia sẻ, ngay từ khi còn nhỏ, bà đã được dạy may, thêu trang phục truyền thống của dân tộc. Vì vậy, đến khi trưởng thành bà đã biết may, thêu một bộ trang phục hoàn chỉnh cho mình và những người thân trong gia đình. Hiện nay, bà cũng thường xuyên dạy các con, các cháu cách làm trang phục truyền thống, qua đó vừa thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Dao, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Trong những chuyến rong ruổi về những bản làng, ấn tượng khắc chạm trong tôi là khát khao giữ sắc màu dân tộc của đồng bào trên những bộ trang phục truyền thống. Không chỉ sử dụng hằng ngày mà ở nhiều nơi đang có những tổ hợp tác, hợp tác xã dệt truyền thống đã được thành lập, duy trì. Dẫu giá trị kinh tế đem lại là chưa nhiều nhưng ý nghĩa là vô cùng lớn khi từ những tổ hợp tác, hợp tác xã này, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc được bảo tồn, phát huy. 

Những người phụ nữ Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) vẫn đang giữ gìn những bộ trang phục truyền thống của dân tộc
Những người phụ nữ Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) vẫn đang giữ gìn những bộ trang phục truyền thống của dân tộc

Tổ dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Thái ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong (Nghệ An) là một địa chỉ như thế. Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Mường Nọc. Nhưng một thời gian dài, địa phương vắng hẳn tiếng lách cách từ những khung dệt. Hình ảnh những bé gái 13, 14 tuổi không còn cầm kim chỉ để thêu, không còn ngồi bên khung dệt xuất hiện nhiều hơn. 

Khoảng 2 năm trở lại đây, không chỉ tại xã Mường Nọc mà trên toàn huyện Quế Phong tiếng cọc cạch của những khung dệt lại được vang lên trong mỗi nếp nhà sàn. Nếu trước đây cả huyện chỉ có một vài gia đình dệt vải, mà chủ yếu cũng chỉ dệt để phục vụ cho gia đình, thì nay đã trở thành phong trào của chị em phụ nữ. 

Được biết, cũng từ hoạt động của tổ dệt thổ cẩm, mà giờ đây nhiều trường học trên địa bàn huyện Quế Phong đã và đang khuyến khích học sinh mặc trang phục dân tộc truyền thống đến trường.

Để có được kết quả đó, chính người dân là yếu tố quyết định. Văn hóa dân tộc chỉ có thể được lưu giữ khi ý thức, trách nhiệm của người dân - những chủ thể văn hóa được hiện thực hóa bằng hành động.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh giầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh giầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Lai Châu lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Thành phố Lai Châu - 20 năm đổi mới và phát triển" diễn ra từ ngày 18-20/10, đã khép lại. Tuy nhiên, Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã để lại rất nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người dân và du khách về những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực... của đồng bào các dân tộc thành phố Lai Châu.
Tin nổi bật trang chủ
"Tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc"

"Tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc"

Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 24/10/2024, tại TP. Thái Nguyên.
Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Media - BDT - 20:00, 24/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. Du lịch sinh thái Cà Mau hút khách. Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Truyền thông nâng cao nhận thức cho phụ nữ DTTS huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

Truyền thông nâng cao nhận thức cho phụ nữ DTTS huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

Công tác Dân tộc - Kim Anh - 19:42, 24/10/2024
Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025), Ban Công tác phía Nam – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức chuỗi các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Sự kiện thu hút hơn 350 phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện Tánh Linh tham gia.
13 gian hàng sản phẩm OCOP trưng bày tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV

13 gian hàng sản phẩm OCOP trưng bày tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:40, 24/10/2024
Chiều 24/10, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 diễn ra phiên trù bị. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính; Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lê Ngọc Vinh và Phó trưởng Ban Dân tộc Nay H’Nan. Tham dự còn có, 250 đại biểu chính thức đại diện cho 715 nghìn đồng bào DTTS trên địa tỉnh.
Vang vọng âm thanh đại ngàn

Vang vọng âm thanh đại ngàn

Media - Ngọc Chí - 19:39, 24/10/2024
Những ngày này, Nhà Rông Kon Klor, phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng trở nên rộn ràng với âm thanh của đại ngàn. Hơn 600 nghệ nhân trên địa bàn Tp. Kon Tum đã hội tụ về đây để tham gia Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đối thoại nhiều vấn đề về dân sinh với đại biểu tham dự Đại hội các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đối thoại nhiều vấn đề về dân sinh với đại biểu tham dự Đại hội các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:30, 24/10/2024
Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024, Ban Chỉ đạo Đại hội đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu tham dự Đại hội. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn chủ trì Hội nghị. Cùng dự có: Trưởng ban Dân tộc Nguyễn Kinh và Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk Y Jăn Buôn Krông; lãnh đạo các sở, ban, ngành
Dang dở những dự án tái định cư ở Mường Lát

Dang dở những dự án tái định cư ở Mường Lát

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát. Dang dở những dự án tái định cư ở Mường Lát. Lan tỏa phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Phục dựng lễ cúng giang sơn của đồng bào Rục dân tộc Chứt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại năm 2024

Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại năm 2024

Tin tức - Hồng Phúc - 19:01, 24/10/2024
Ngày 24/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 10/2024. Hội nghị có sự tham dự của đại diện 50 cơ quan báo chí và các báo cáo viên.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Đầu tư 46 công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Đầu tư 46 công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 17:31, 24/10/2024
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã đầu tư xây dựng 46 công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom

Thời sự - PV - 17:15, 24/10/2024
Sáng 24/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng năm 2024, tổ chức tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom).
Đắk Nông: Quy hoạch khoáng sản bôxít khiến hàng loạt dự án đầu tư “mắc kẹt”

Đắk Nông: Quy hoạch khoáng sản bôxít khiến hàng loạt dự án đầu tư “mắc kẹt”

Xã hội - Hoàng Thùy - 16:34, 24/10/2024
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có hàng loạt dự án không thể triển khai, dừng thi công do vướng quy hoạch khoáng sản bôxít, việc giải ngân vốn đầu tư gặp không ít khó khăn.
Bình Thuận: Khai mạc Tuần lễ Du lịch năm 2024

Bình Thuận: Khai mạc Tuần lễ Du lịch năm 2024

Du lịch - Minh Nhật - 16:29, 24/10/2024
Sáng 24/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc Hội chợ trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch, ẩm thực, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP Bình Thuận và các tỉnh, thành phố cả nước, diễn ra từ ngày 24-27/10 tại khuôn viên Quảng trường Bikini Beach NovaWorld Phan Thiet (xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết), mang đến những trải nghiệm phong phú về văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực.