Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc: Cách làm hay của Bình Liêu

PV - 10:41, 05/06/2019

Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với 9 dân tộc cùng sinh sống. Trước nguy cơ trang phục truyền thống của các dân tộc đang dần bị mai một, huyện Bình Liêu đã có nhiều nỗ lực, đưa ra các giải pháp để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS.

Các em học sinh ở Bình Liêu thường xuyên mặc trang phục dân tộc khi đến trường. Các em học sinh ở Bình Liêu thường xuyên mặc trang phục dân tộc khi đến trường.

Từ trường học

Tại điểm trường Bản Ngày, Trường Tiểu học Vô Ngại, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, chúng tôi khá ấn tượng với hình ảnh các em học sinh, thầy cô giáo trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. Em Trần Thùy Linh, dân tộc Tày, học sinh lớp 4, điểm trường Bản Ngày cho biết, em chỉ có một bộ trang phục dân tộc truyền thống nên phải giữ gìn rất cẩn thận. Mỗi sáng thứ Hai đầu tuần hay trong các dịp lễ, tết, ngày hội trường, em lại mang ra mặc với niềm tự hào riêng về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Được biết, phong trào mặc trang phục dân tộc không chỉ được nhân rộng ở Trường Tiều học Vô Ngại mà lan tỏa đến tất cả các nhà trường trên địa bàn huyện Bình Liêu. Việc mặc trang phục dân tộc không còn là quy định mà đã dần trở thành niềm yêu thích, tự hào của mỗi học sinh.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Ngô Văn Mậu, Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Bình Liêu cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phương, Phòng Giáo dục đã triển khai phong trào mặc trang phục dân tộc khi đến lớp. Phong trào này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thầy cô giáo, các em học sinh và phụ huynh học sinh. Bên cạnh việc khuyến khích các thầy cô giáo, các em học sinh mặc trang phục dân tộc, Phòng còn chỉ đạo các trường học trên địa bàn huyện lồng ghép đưa vào chương trình giảng dạy những nội dung liên quan đến văn hóa dân tộc. Qua đó, giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, bồi đắp thêm niềm tự hào về truyền thống dân tộc.

Đồng bào các dân tộc Tày, Dao ở Bình Liêu thường xuyên mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt ngày thường. Đồng bào các dân tộc Tày, Dao ở Bình Liêu thường xuyên mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt ngày thường.

Đến công sở

Việc mặc trang phục dân tộc không chỉ dừng lại ở các trường học mà lan tỏa đến đông đảo cán bộ, công nhân viên chức và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Bình Liêu. Đầu năm 2019, UBND huyện Bình Liêu đã ban hành Công văn số 367/UBND-VHTT của UBND huyện về việc triển khai mặc đồng phục và trang phục truyền thống dân tộc trong cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Bên cạnh đó, Huyện ủy Bình Liêu cũng đã ban hành công văn về việc triển khai mặc trang phục dân tộc tại các cơ quan, đơn vị nhằm bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống, tạo nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS huyện Bình Liêu. Theo đó, huyện sẽ triển khai đồng loạt mặc trang phục truyền thống 2 ngày/tuần và vào các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu cho biết: Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, huyện đã triển khai nhiều biện pháp, bước đầu đã tạo được thói quen mặc trang phục dân tộc cho cán bộ, học sinh. Qua đó tạo sự chuyển biến về ý thức và hành động, sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, góp phần gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc.

NGHĨA HIỆP

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã có bước chuyển mình tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt ở các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng và xúc tiến du lịch địa phương, Bắc Trà My đã tạo điều kiện cho đồng bào Co, Ca Dong, Mường từng bước tiếp cận mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Tin tức - Minh Anh - 3 giờ trước
Thuận Châu, tỉnh Sơn La là Huyện miền núi, với trên 90% dân số là đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 18,16%, giao thông đi lại còn khó khăn; một số hủ tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại; trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ được tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em DTTS ngày càng tăng.
Tâm là gốc của phước lành

Tâm là gốc của phước lành

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hà - 3 giờ trước
Không cần nhiều tài sản, người nghèo vẫn có thể tạo nên phước báu lớn nếu biết thực hành bố thí bằng tâm thanh tịnh, đúng như lời dạy của Đức Phật.
Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 21:02, 14/06/2025
Mưa lũ phức tạp do bão số 1 đã khiến 7 người chết, mất tích, hàng nghìn ngôi nhà, hàng chục ha hoa màu bị ngập, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 18:01, 14/06/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắt kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 2.000 tỷ đồng qua mạng hoạt động tại nhiều địa phương

Bắt kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 2.000 tỷ đồng qua mạng hoạt động tại nhiều địa phương

Pháp luật - Minh Nhật - 18:01, 14/06/2025
Phạm Công Lộc - kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 2.000 tỷ đồng, bị Công an Đà Nẵng bắt giam.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chính thức một số loại hàng hóa dịch vụ áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Chính thức một số loại hàng hóa dịch vụ áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Tin tức - Minh Nhật - 17:08, 14/06/2025
Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, đồ uống có đường sẽ chịu thuế 8% từ năm 2027, năm 2028 lên 10%; áp thuế tuyệt đối với thuốc lá; rượu - bia lộ trình tăng từ 35-90%...
Ninh Thuận: Đạt được 100% chỉ tiêu cốt lõi Dự án 8

Ninh Thuận: Đạt được 100% chỉ tiêu cốt lõi Dự án 8

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 16:39, 14/06/2025
Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025, tỉnh Ninh Thuận triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn. Sau 5 năm triển khai Dự án 8, tỉnh Ninh Thuận đã đạt được 100% chỉ tiêu cốt lõi, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Điện Biên đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8

Điện Biên đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8

Tin tức - Minh Anh - 13:29, 14/06/2025
Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I từ 2021-2025, tỉnh Điện Biên huy động được 52.842 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách Trung ương là 52.450 triệu đồng và ngân sách địa phương là 392 triệu đồng. Kết quả giải ngân đạt 41.297 triệu đồng, tương đương 78% kế hoạch vốn giao.
Ninh Thuận: Dòng vốn tín dụng đổi thay vùng đất khó

Ninh Thuận: Dòng vốn tín dụng đổi thay vùng đất khó

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 13:25, 14/06/2025
Vùng đất đầy nắng và gió Ninh Thuận đang đổi thay từng ngày, nhất là trong công tác giảm nghèo ở vùng có đông đồng bào DTTS. Một trong những “cú hích” cho sự phát triển ở những địa bàn khó khăn của Ninh Thuận là dòng vốn tín dụng chính sách đang được triển khai trúng nhu câu của người dân.
Chuyển đổi số cho chợ truyền thống và tiểu thương: Bắt đầu từ thanh toán số

Chuyển đổi số cho chợ truyền thống và tiểu thương: Bắt đầu từ thanh toán số

Tin tức - Minh Anh - 13:24, 14/06/2025
Ngày 14/6/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chính thức phát động Chương trình Chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chương trình Ngày không tiền mặt 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đến dự và chỉ đạo sự kiện.