Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cấp thiết bảo tồn trang phục dân tộc thiểu số

PV - 14:30, 05/03/2019

Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS là vô cùng cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay. Thế nhưng, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống của nhiều dân tộc ít nhiều đã mai một, hoặc bị đồng hóa, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng.

Những nét đặc trưng trong trang phục DTTS cần được bảo tồn. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Sơn La trong trang phục truyền thống giới thiệu ẩm thực của dân tộc mình tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam) Những nét đặc trưng trong trang phục DTTS cần được bảo tồn. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Sơn La trong trang phục truyền thống giới thiệu ẩm thực của dân tộc mình tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam)

Báo động đỏ

Theo thông tin từ Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ VH-TT&DL), trước đây, trong cuộc sống hằng ngày, đồng bào DTTS vẫn thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống. Tuy nhiên, những năm gần đây số người sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình ngày càng giảm. Bên cạnh đó, cách mặc của đồng bào các DTTS cũng đã thay đổi, không chỉ ở giới trẻ mà ở cả những người cao tuổi. Theo xu hướng chung của xã hội, nhất là ở lớp trẻ, họ sợ ăn mặc theo kiểu truyền thống sẽ bị coi là lạc hậu, không hiện đại…

Cùng với đó, ở nhiều dân tộc, trang phục không còn giữ được nguyên bản mà bị biến đổi, đồng hóa theo trang phục của các dân tộc khác.

Đơn cử như trang phục của dân tộc Phù Lá trên địa bàn huyện Tuần Giáo và Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên hầu hết đã bị pha tạp với các dân tộc khác. Bản Khua Chá, xã Phình Sáng (huyện Tuần Giáo) có 87 hộ dân thì có 15 hộ dân tộc Phù Lá, còn lại là dân tộc Mông. Cũng bởi vì sống chung với dân tộc Mông nên nhiều nét văn hóa của dân tộc Phù Lá cũng bị lai hóa, trong đó có trang phục. Hiện nay, người Phù Lá ở Khua Chá gần như không mặc trang phục của dân tộc mình mà mặc lẫn lộn, thậm chí mặc trang phục như người Mông.

Ông Sùng A Xá, dân tộc Phù Lá, bản Khua Chá, cho biết: “Hiện nay, người Phù Lá ở bản Khua Chá có khoảng 80 nhân khẩu. Trước đây, người dân thường thêu, dệt và mặc trang phục của dân tộc mình, thế nhưng những năm gần đây, đã không còn duy trì được. Hiện nay, nam giới chủ yếu mặc trang phục người Kinh, phụ nữ mặc trang phục người Mông”.

Ngoài ra, trang phục người Xinh Mun, Kháng và Khơ-mú có nét tương đồng với người Lào, Thái; trang phục nữ của người Phù Lá giống với trang phục người Mông; trang phục người Si La nhiều nét giống người Thái…

Trang phục của người Bố Y trong lễ cưới. Trang phục của người Bố Y trong lễ cưới.

Cần giải pháp cấp thiết

Trang phục truyền thống của các dân tộc là di sản văn hóa, là thông điệp quá khứ để lại. Nếu trang phục truyền thống bị mai một, không còn tồn tại sẽ ít nhiều làm mất đi bản sắc của mỗi dân tộc. Biết rằng, việc bảo tồn trang phục dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng vẫn là yêu cầu cấp thiết.

Trước thực trạng này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” được thực hiện trên phạm vi cả nước. Đề án sẽ thực hiện trong thời gian từ năm 2019-2030 (chia thành 2 giai đoạn).

Mục tiêu của Đề án nhằm đưa trang phục các DTTS phổ biến hơn trong đời sống. Cụ thể, đến năm 2025, hoàn thành kiểm kê, xếp hạng 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công, trang trí hoa văn trang phục DTTS; khôi phục trang phục của 3 dân tộc đã mai một; vinh danh 5 đến 10 nghệ nhân ưu tú liên quan đến trang phục các dân tộc; mở lớp truyền dạy kỹ năng bảo tồn.

Đến năm 2022, tất cả học sinh trường dân tộc nội trú mặc trang phục truyền thống tối thiểu hai buổi mỗi tuần vào dịp lễ, tết, ngày hội. Đến năm 2030, xếp hạng thêm 10 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; vinh danh thêm 20-30 nghệ nhân. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức liên hoan trình diễn trang phục các DTTS; ngày hội sắc màu văn hóa các dân tộc; lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam; xây dựng website giới thiệu các trang phục...

Hy vọng rằng, Đề án khi đi vào đời sống sẽ giúp những chủ thể văn hóa, đồng bào các DTTS nhận thức được vẻ đẹp của các bộ trang phục truyền thống. Đó không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm của người dân trong công cuộc gìn giữ, bảo tồn di sản và truyền lại cho con cháu mai sau.

HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 3 phút trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 4 phút trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 10 phút trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 17 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 27 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 30 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.