Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng tinh hoa, sáng tạo nghệ thuật của dân tộc. Việc bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Mảng đang được các cấp chính quyền, địa phương, cơ quan chuyên ngành chú trọng bảo tồn bằng nhiều giải pháp thiết thực...
Nhằm thúc đẩy, duy trì hoạt động của các đội văn nghệ văn hóa dân gian, UBND huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã xây dựng kế hoạch và triển khai hỗ trợ kinh phí, mua sắm trang phục, đạo cụ, trang thiết bị cho các đội văn nghệ và các nhà văn hóa thúc đẩy hoạt động văn hóa.
Media -
BDT -
08:00, 13/02/2025 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 13/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Giữ tiếng khèn ngày Xuân. Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc . Chàng trai 9X Tiên Phước khởi nghiệp từ gỗ địa phương. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thi "Trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà" năm 2024 nằm trong chuỗi các hoạt động Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024 với chủ đề "Nghiêng say mùa Đông".
Sắc màu 54 -
Phạm Thị Phương Thái – Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) -
20:15, 01/03/2025 Người Lô Lô đen, một nhánh thuộc dân tộc Lô Lô - là một trong những dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống chủ yếu tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa bản sắc dân tộc. Trong đó, trang phục truyền thống là điểm nhấn độc đáo.
Media -
BDT -
20:00, 16/12/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 16/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 . Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao . Chàng trai dân tộc Nùng làm kinh tế giỏi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, lần thứ XI, năm 2024 vừa được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn. Nhiều nghệ nhân, đồng bào DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước về nét đẹp văn hoá các DTTS.
Photo -
Thanh Thuận -
09:53, 29/06/2024 Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hằng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.
Dân tộc Gié Triêng sinh sống tập trung ở tỉnh Kon Tum và một bộ phận cư trú ở huyện Nam Giang, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là dân tộc còn bảo tồn nhiều dấu ấn văn hóa cổ xưa, đặc biệt là trong tập quán, lễ hội và phục sức và những trang phục truyền thống để thực hành trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội mang đậm sắc màu hoang sơ và giàu tính nhân văn.
Media -
BDT -
17:00, 03/02/2024 Trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống luôn là một yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào DTTS. Đành rằng theo thời gian, cùng với những giá trị văn hóa khác, trang phục truyền thống đã có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu và điều kiện sống thực tế của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, dù xuất hiện ở đâu, trong hoàn cảnh nào, ngoài đời hay trên sân khấu, trang phục truyền thống cũng cần phải được trân trọng bằng cách sử dụng chúng một cách phù hợp. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về “Giới hạn nào cho cách tân trang phục truyền thống”?
Nhằm giới thiệu, quảng bá, kích cầu, thu hút khách du lịch đến Bắc Kạn, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trong năm 2023 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức sự kiện “Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn”. Trong khuôn khổ sự kiện, du khách sẽ được tham gia Hội thi “Người đẹp trong trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Bắc Kạn”.
Tại tỉnh Yên Bái, cộng đồng dân tộc Phù Lá (người Xa Phó) sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Một thời gian dài, trang phục người Phù Lá đứng trước nguy cơ mai một, nhưng những năm gần đây, nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống.
Media -
Thùy Anh -
19:10, 26/05/2023 Nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của trang phục truyền thống dân tộc Giáy trên địa bàn, Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu đã kết hợp cùng những nghệ nhân người Giáy mở lớp truyền dạy kỹ thuật tạo hình trang phục dân tộc Giáy cho đông đảo chị em phụ nữ theo học, qua đó lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc và khơi dậy niềm say mê với trang phục truyền thống, đồng thời tạo thêm sinh kế cho các chị em trong những ngày nông nhàn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền sử dụng trang phục truyền thống trên địa bàn tỉnh. Theo đó Sở yêu cầu tuyên truyền, vận động việc thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc trong sinh hoạt cộng đồng, dịp lễ hội tại di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh; các khu, điểm du lịch, các làng văn hóa du lịch cộng đồng...
Giải trí -
Minh Nhật -
07:38, 02/04/2024 Những trang phục làm từ chất liệu lá dứa vùng đồng bào DTTS ở miền núi phía Bắc mang đến tuần lễ thời trang thế giới lớn nhất lại là các nhà thiết kế Việt Nam, chứ không phải từ Philippines là nước đi đầu trong việc xuất khẩu vải sợi và giả da từ sợi lá dứa đi khắp thế giới.
Media -
Thùy Anh -
04:50, 22/05/2023 Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La vừa tổ chức tập huấn, truyền dạy cách trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao tiền tại huyện Mộc Châu.
Mặc trang phục truyền thống các DTTS tại các điểm du lịch, chụp ảnh đăng tải trên các trang mạng xã hội... đang là trào lưu yêu thích của khách du lịch. Nắm bắt xu hướng đó, dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc nở rộ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy nhiên, gần đây, nhiều du khách xuất hiện trong các trang phục lạ, ngoại lai khác xa với trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc địa phương, gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong cộng đồng.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2019, tỉnh Bắc Giang có trên 1,8 triệu người, với 45 thành phần dân tộc. DTTS có hơn 257.000 người, chiếm 14,26% dân số toàn tỉnh, trong đó có 7 DTTS có dân số đông, sinh sống thành cộng đồng.
Thời gian qua, trước dư luận về tình trạng xuất hiện nhiều bộ trang phục cách tân, trang phục “lạ” và có yếu tố “ngoại lai”, gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong xã hội, nhiều địa phương, đặc biệt là ngành Văn hóa đã vào cuộc. Song, hơn ai hết, chính cộng đồng các DTTS, người dân địa phương và khách du lịch cần có lòng tự tôn dân tộc và tình yêu văn hóa truyền thống.
Media -
Thúy Hồng -
18:29, 15/03/2023 Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là nét đẹp văn hóa của từng dân tộc. Trang phục truyền thống không chỉ được người dân mặc trong những dịp Lễ, Tết, mà hiện nay một số địa phương vùng cao của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, những cán bộ, công chức, viên chức mặc trang phục dân tộc ở công sở vừa để gần dân hơn, vừa để giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.