Chương trình trình diễn nghệ thuật và trang phục diễn ra tối 29/5 đã khép lại Ngày hội Vietnam Summer Fair 2022 do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Trang phục truyền thống chứa đựng giá trị văn hóa, tâm linh, tạo ra bản sắc văn hóa của một dân tộc. Tại Thanh Hóa, việc bảo tồn và phát huy các giá trị trang phục truyền thống của người Thổ ở huyện Như Xuân đang được những người làm công tác văn hóa và chính đồng bào quan tâm sâu sắc.
Thời gian qua, trên diễn đàn của cộng đồng người Thái sôi nổi vấn đề cách tân trang phục Thái có nên không? Có luồng ý kiến cho rằng, việc cách tân là phù hợp với thẩm mỹ, xu thế thời trang của giới trẻ; tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng, cách tân ở một mức độ cho phép để bảo tồn bản sắc văn hóa. Việc có nên cách tân hay không, cách tân làm sao để vừa gìn giữ bản sắc văn hóa, vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, hợp xu hướng thời trang đang là vấn đề đặt ra.
Đồng bào Mông ở Lào Cai đều có trang phục truyền thống, mỗi trang phục có nét đẹp riêng. Nếu như trang phục người Mông hoa ở Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, người Mông trắng ở Bát Xát có phần rực rỡ thì trang phục người Mông đen Sa Pa và người Mông xanh ở Văn Bàn lại có phần thâm trầm hơn.
Trang phục của người Mnông có những đặc tính chung với nhiều dân tộc Tây Nguyên, phổ biến là các loại trang phục kiểu choàng quấn. Nhắc đến y phục truyền thống của nam giới Mnông là nhắc đến chiếc khố và áo choàng hình chữ X mang dáng dấp dũng mãnh như một chiến binh thời xưa.
“Áo chàm đưa buổi phân ly/ Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc - Tố Hữu). Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nếu chiếc áo dài thướt tha với màu tím hoa cà là biểu trưng của các cô gái Huế, chiếc áo bà ba đen tuyền gợi hình ảnh các má, các chị vùng quê Nam bộ; thì chiếc áo chàm dân dã lại gợi cho chúng ta hình dung ra sắc màu trang phục các dân tộc ít người vùng miền núi...
Photo -
Văn Hoa -
17:26, 26/12/2021 Lào Cai có những nhóm ngành Mông hoa, Mông đen, Mông trắng, Mông xanh… Đến với Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III, Đoàn diễn viên dân tộc Mông tỉnh Lào Cai đã có màn biểu diễn trang phục truyền thống đầy màu sắc.
Với phụ nữ Hà Nhì chỉ cần nhìn cách vấn tóc là có thể phân biệt được cô gái đã có chồng hay chưa. Còn với phụ nữ Si La chỉ qua một chiếc khăn đội đầu có thể biết được rất nhiều thông điệp về tình trạng hôn nhân.
Không thướt tha như tà áo dài của người Kinh, không rực rỡ sắc màu như trang phục của người Mông..., trang phục phụ nữ Pa Dí có những nét đẹp riêng, không lẫn được với bất cứ dân tộc nào trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất Na Hang (Tuyên Quang) còn ẩn chứa trong mình những báu vật vô giá. Một trong những báu vật đó chính là những bộ trang phục rực rỡ mà người phụ nữ Dao đỏ mặc trên mình.
Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Xơ Đăng thường có màu đen và màu chàm. Hoa văn trên trang phục chủ yếu được trang trí xung quanh áo, váy. Các thiếu nữ Xơ Đăng đến tuổi trưởng thành thường dùng tấm choàng khoác qua người như một tín hiệu ngầm của thông điệp “tôi chưa lấy chồng”.
Không sặc sỡ như trang phục Hà Nhì, Lô Lô phía Bắc, trang phục dân tộc của người Bru -Vân Kiều hài hoà với hai gam màu chủ đạo là đen và đỏ. Sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự gắn bó và giao hoà với thiên nhiên, cây cỏ.
Trong những dịp lễ hội của buôn làng, ngoài trang phục phổ biến được làm bằng thổ cẩm, người Cơ Tu ở các huyện biên giới của Quảng Nam còn diện trang phục rất độc đáo làm từ vỏ cây rừng.
Giống như trang phục của người Tày, trang phục truyền thống của người Nùng rất giản dị, được cắt may từ loại vải chàm do tự tay họ làm nên. Hiện nay, người Nùng không thường xuyên mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình trong ngày thường mà chỉ mặc trong những ngày lễ, tết hay khi đi làm.
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao đỏ gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp cuốn chân. Để bộ trang phục thêm phần rực rỡ và ấn tượng hơn các cô gái người Dao đỏ đã đính những quả bông len màu đỏ, to tròn được được đặt liền kề nhau, chạy dọc từ vai đến thắt lưng. Những quả bông len này đã tạo ra nét đặc trưng riêng trên trang phục người phụ nữ. Đây cũng là điểm nổi bật để phân biệt người Dao đỏ với các nhóm Dao khác trong cộng đồng người Dao.
Khi mô tả về trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Từ Chi đã từng viết: "Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ! Cạp váy ở đây, là như tượng, như tranh!”. Quả thật cái hay, cái đẹp, tinh túy và thâm sâu nhất đã được khắc họa trên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường.
Trên đường vào thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi bắt gặp dưới những mái nhà sàn lợp lá cọ, thấp thoáng vành khăn quấn trên tóc của những chị em phụ nữ Dao tiền (nhóm Dao địa phương). Đây là vật không thể thiếu trên bộ trang phục của người phụ nữ. Khi các chị em phụ nữ vấn khăn đẹp, nghĩa là trong bản sắp có hội.
Với màu chàm đen chủ đạo, trang phục của thầy cúng người Dao tiền mang nét huyền bí, linh thiêng như chính các nghi lễ cúng truyền thống của dân tộc họ. Khoác trên mình trang phục nghi lễ, người thầy cúng như trở thành cầu nối giữa thế giới dương linh với thế giới tâm linh (giữa người sống với thần linh, linh hồn người chết).
Sắc màu 54 -
Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng- Lời dẫn: Sông Lam -
06:41, 01/05/2021 Dân tộc Dao có số dân là 891.151 người (năm 2019) đứng thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Với những nét riêng về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, người Dao được chia thành nhiều nhóm (ngành) khác nhau như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Tiền, Dao Quần trắng, Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn…
Chủ đề tập trung, hình thức đơn giản và tinh tế, trang phục của người dân tộc Pu Péo tại huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã gây được ấn tượng mạnh mẽ về mối tương quan, sự chuyển động của sắc mầu, tượng trưng cho sự biến chuyển của thiên nhiên, sự biến ảo kỳ diệu của vũ trụ, vạn vật. Tuy có nhiều khó khăn bởi hạn chế của nghệ thuật trang trí, người Pu Péo đã thực hiện được trên trang phục của mình với một mỹ cảm độc đáo.