Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang phục của phụ nữ người Pa Dí: Hòa quyện giữa nghệ thuật và triết lý sống

Lam Anh (t/h) - 18:48, 28/11/2021

Không thướt tha như tà áo dài của người Kinh, không rực rỡ sắc màu như trang phục của người Mông..., trang phục phụ nữ Pa Dí có những nét đẹp riêng, không lẫn được với bất cứ dân tộc nào trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Độc đáo chiếc mũ hình mái nhà của người Pa Dí
Độc đáo chiếc mũ hình mái nhà của người Pa Dí

Mũ đội đầu hình mái nhà

Người Pa Dí là một nhóm địa phương của dân tộc Tày. Ở Lào Cai, dân tộc Pa Dí có khoảng 2.000 người, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao thuộc huyện Mường Khương. Trong rừng hoa đầy sắc màu của các dân tộc Việt Nam, bộ trang phục của phụ nữ Pa Dí có vẻ đẹp vô cùng độc đáo.

Ấn tượng nhất phải kể đến chiếc mũ đội đầu. Người Pa Dí có cả một truyền thuyết về chiếc mũ đội đầu của phụ nữ. Tương truyền, xa xưa người Pa Dí vì không muốn sống xa con cháu, nên tất cả gia đình, họ hàng cùng chung sống trong một mái nhà lớn. Sau này, khi con cháu quá đông, ăn ở chật chội, phải cho con cái ra ở riêng. Để thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn, về bố mẹ, dòng tộc, người Pa Dí lấy hình tượng mái nhà sáng tạo ra chiếc khăn (mũ) truyền thống của dân tộc mình.

Mũ được làm từ vải lanh dệt thủ công. Phụ nữ Pa Dí với đôi tay khéo léo đã lắp ghép, phết hồ sáp ong nhiều lượt để tạo độ cứng cho vải, sau đó gấp thành hình mái nhà. Phần vòng tròn để đội đầu được làm rất kỳ công với những hạt bạc trắng được đính theo hình sin. Những hạt bạc này là hình ảnh ước lệ, tượng trưng cho hạt ngô, hạt gạo và sự no đủ. Ngoài ra có một dải khăn ôm gọn cả phần trán và vòng ra phía sau đầu. Mặt sau của mũ cũng có một khuôn bạc hình chữ nhật, được chạm khắc hình cây cối và chim muông.

Trước khi đội mũ, phụ nữ Pa Dí búi tóc cao lên tận đỉnh đầu, sau đó úp phần trên của mũ lên. Phần dưới của mũ được quấn tròn ngay sát trán để giữ cho tóc và phần trên của mũ được chặt, giúp người đội có thể cử động thoải mái mà không bị xô lệch. Người Pa Dí gọi chiếc mũ này là “Khùn Tằng”.

Áo của phụ nữ Pa Dí

Nghệ nhân Pờ Chin Dín (thôn Chúng Chải B, thị trấn Mường Khương) hướng dẫn chị em thực hiện công đoạn trang trí cho chiếc mũ
Nghệ nhân Pờ Chin Dín (thôn Chúng Chải B, thị trấn Mường Khương) hướng dẫn chị em thực hiện công đoạn trang trí cho chiếc mũ

Với chất liệu vải tự dệt, màu chủ đạo là xanh chàm, điểm màu xanh lá mạ và màu đen, áo phụ nữ Pa Dí may ngắn kiểu xẻ nách, cúc cài bên phải, thân áo ôm sát vòng eo, điểm nổi bật là mảng trang trí hoa văn bằng những chiếc cúc bạc nhỏ xíu đính liền nhau tạo thành đường chéo từ cổ áo xuống ngang hông.

Cổ áo nữ thường cắt theo kiểu cổ tròn, là một miếng vài dài khoảng 40 cm, rộng 6 cm, viền mép khâu chỉ trắng trên nền vải xanh, vải hoa trông rất đẹp. Phía ngoài là bản vải hoa ghép hai màu xanh, đỏ, phía trong là lớp vải hoa hoặc vải đỏ lộ ra khiến bộ trang phục thêm ấn tượng. Ngoài ra, người Pa Dí dùng các hạt bạc, cúc bạc để đính trên bề mặt cổ áo, cúc bạc to được đính để cài khóa ở hai đầu, tạo điểm nhấn cho trang phục.

Váy của phụ nữ Pa Dí

Chiếc váy dài đến mắt cá chân thiết kế gần giống váy của người Thái. Choàng ra ngoài váy là chiếc tạp dề cùng màu, nẹp và gấu tạp dề có đường viền màu trắng, hoà với khoanh vải màu trang trí ở tay áo, tạo sự hài hoà cân đối, nét duyên dáng của người phụ nữ. Đây là sự khác biệt căn bản so với bộ nữ phục Tày, Nùng cùng nhóm.

Các hạt bạc, cúc bạc để đính trên bề mặt cổ áo, cúc bạc to được đính để cài khóa ở hai đầu, tạo điểm nhấn cho trang phục
Các hạt bạc, cúc bạc để đính trên bề mặt cổ áo, cúc bạc to được đính để cài khóa ở hai đầu, tạo điểm nhấn cho trang phục

Để tạo bộ y phục rực rỡ sắc màu với bố cục, đường nét, mô típ hoa văn, phụ nữ Pa Dí sáng tạo vận dụng kỹ thuật thêu thùa với 2 thủ pháp chính là thêu và ghép vải. Sử dụng 3 kiểu kỹ thuật thêu: Thêu buộc, thêu xuyên và thêu luồn chỉ. Cả 3 cách thêu này được sử dụng thêu trên phần hoa văn dây thắt lưng của phụ nữ.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Pa Dí
Trang phục truyền thống của phụ nữ Pa Dí

Các biện pháp thêu, ghép vải kết hợp với nhau tạo ra những mẫu hoa văn phong phú, nhiều màu sắc, đồng thời với những khổ vải ghép đậm sắc màu bên cạnh các đường thêu thanh mảnh, tạo cho người nhìn có cảm giác như các hoa văn luôn biến đổi.

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ còn là của hồi môn khi người con gái Pa Dí đi lấy chồng. Với giá trị và nghệ thuật thêu trang trí trên trang phục, năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Pa Dí là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Vừa qua, tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển (UBDT) và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 20:18, 25/03/2023
Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Media - BDT - 18:30, 25/03/2023
Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Thời sự - PV - 17:58, 25/03/2023
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), sáng 25/3, tại Hà Nội, Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thời sự - PV - 17:56, 25/03/2023
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 16:22, 25/03/2023
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, đây là một thảo mộc quý có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt, cảm cúm, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu... Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe của con người nhé.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Môi trường sống - PV - 15:54, 25/03/2023
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 14:49, 25/03/2023
Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Thời sự - Lê Vũ - 13:54, 25/03/2023
Đây là chủ đề sự kiện đánh dấu cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong hơn 25 năm qua, với thành quả đột phá về cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chính sách thông thoáng, cởi mở, tư duy phát triển không ngừng đổi mới sáng tạo... vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng 25/3.
Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Du lịch - Hồng Phúc - 13:33, 25/03/2023
Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349 m tại Quảng Bình.
Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Nghề nghiệp - Việc làm - P.V - 12:44, 25/03/2023
Lựa chọn ngành nghề nào để có tương lai sau này mà phù hợp với bản thân mình đang là nỗi băn khoăn đối với các em học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh. Ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam Global đã có trao đổi về vấn đề này.