Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhà thơ Pờ Sảo Mìn Niềm tự hào của người Pa Dí

PV - 21:18, 30/01/2018

“Người con trai Pa Dí”-nhà thơ Pờ Sảo Mìn sinh ra và lớn lên ở thôn Nà Bủ, xã Tung Chúng Phố, huyện Mường Khương (Lào Cai). Ông là cử nhân Văn chương đầu tiên của cộng đồng dân tộc Pa Dí-một nhánh địa phương dân tộc Tày), được đào tạo qua Trường Bồi dưỡng viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI, Trường Viết văn Nguyễn Du khóa II, sau đó công tác tại Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mường Khương. Năm 1991, ông nghỉ hưu, trở về cuộc sống “uống sương mù và ăn sỏi đá/Ép đá xanh thành rượu uống hằng ngày”.

Nhà thơ Pờ Sảo Mìn (ngồi giữa) hàn huyên cùng các bạn thơ ở góc quán trà đá. Nhà thơ Pờ Sảo Mìn (ngồi giữa) hàn huyên cùng các bạn thơ ở góc quán trà đá.

 

Hồn dân tộc trong thơ Pờ Sảo Mìn

Pờ Sảo Mìn sáng tác khá nhiều, tính đến nay, ông đã xuất bản được 9 tập thơ gồm “Cây hai ngàn lá”, “Bài ca hoang dã”, “Mắt lửa”, “Con trai người Pa Dí”, “Cung đàn biên giới”, “Lời dân tộc tôi”, “Mắt lửa rừng xanh”, “Đôi cánh chim rừng”, “Tiếng chim cao nguyên” và 3 tập thơ in chung với Lò Ngân Sủn: “Hoa trên núi đá”, “Rừng sáng”, “Núi mọc trong mặt gương”. Thơ ông nổi tiếng khá sớm, từ những năm 1970, ông đã có những bài thơ được bạn đọc biết đến như : “Cây ống khói” (được nhạc sĩ Trần Long Ẩn phổ nhạc), “Thị trấn đôi ta”, “Cô gái Mèo và chiếc máy cày”, “Biển chàm trên núi”. Đặc biệt là bài thơ “Lời dân tộc tôi” và “Cây hai ngàn lá”- được Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam trao giải “Tác giả DTTS năm 1995”, “Tác giả DTTS năm 1996”.

Tập thơ “Cây hai ngàn lá” cũng đã được giải thưởng Phan Si Păng năm 2002 với trị giá 10 triệu đồng (giải thưởng Phan Si Păng là giải thưởng cao nhất về văn học-nghệ thuật của UBND tỉnh Lào Cai xét tặng 5 năm một lần).

Trong bài thơ “Cây hai ngàn lá”, nhà thơ tự sự: “Dân tôi chỉ có hai ngàn người/Như cái cây hai ngàn chiếc lá/Ai nuôi ai cái rễ cái cây/Ai yêu ai trong tình yêu thầm lặng/Cái tình yêu bé nhỏ trong cây/Rễ nuôi lá, lá nuôi cây cùng lớn/Dân tôi chỉ có hai ngàn người/Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng/Muốn hiểu mình qua bao chịu đựng/Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình…”.

Pờ Sảo Mìn cho biết, từ thủa nhỏ, ông được đắm mình trong nguồn mạch dân ca của dân tộc Pa Dí, được thừa hưởng vốn sống, vốn văn hóa của dân tộc mình. Dường như rừng núi quê hương đã hun đúc ra ông để rồi ông lại là người tô vẽ cho núi non, sông suối ấy tươi đẹp hơn, lộng lẫy hơn với sự tôn trọng và yêu mến.

Nhiều độc giả đọc thơ Pờ Sảo Mìn đã cảm nhận tâm hồn ông như một thân cây bám rễ sâu vào lòng đất mẹ, bởi vậy nên thơ ông luôn gắn bó sâu nặng với quê hương bằng nghĩa tình và lòng biết ơn sâu nặng của một người con trai Pa Dí: “Con trai người Pa Dí/Mắt một mí, tóc đen, mũi tẹt, da vàng/Dáng ngang tàng vẻ quẫy đạp trần gian/Những chàng trai/Chân đất/Mặc khố/Đi như gió thổi qua rừng/Con trai trần trong mặt trời nắng cháy/Ép đá xanh thành rượu uống hằng ngày”.

Gia đình điển hình hiếu học

Làm công tác văn hóa rồi nghỉ hưu, sáng tác thơ, làm công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian, với đồng lương hưu và nhuận bút thơ eo hẹp nhờ có người vợ đảm mà Pờ Sảo Mìn nuôi được 3 người con học hành thành đạt. Con trai cả của ông là Pờ Vần Nam (SN 1975), tốt nghiệp Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thể thao huyện Mường Khương. Con gái thứ của ông là Pờ Sử Quý (SN 1977) có tới 2 bằng cử nhân (ngành Du lịch và Ngoại ngữ) của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, hiện đang làm việc trong ngành Du lịch tại Hà Nội.

Cậu con trai út Pờ Sủ Cường (SN 1978) là cử nhân ngoại ngữ của Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, hiện là giáo viên Trường THCS xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nhiều năm nay, gia đình nhà thơ Pờ Sảo Mìn luôn là gương sáng và là niềm tự hào về sự hiếu học của cộng đồng người dân tộc Pa Dí.

Nhà giáo Ưu tú Cao Văn Tư, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Lào Cai, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai nhận xét: “Gia đình ông Pờ Sảo Mìn xứng đáng là một tấm gương điển hình về tinh thần vượt khó để học tập và đỗ đạt cao của tỉnh Lào Cai rất cần được biểu dương cổ vũ.”

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:13, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Tin tức - Việt Cường - 21:00, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Văn phòng Ủy ban phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Lò Quang Tú - Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc dự và khai mạc Lớp tập huấn.
Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 20:46, 28/03/2023
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu mát của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 20:29, 28/03/2023
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 20:14, 28/03/2023
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 20:12, 28/03/2023
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.