Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo trang phục bằng vỏ cây của người Cơ Tu

Pơloong Plênh - 18:30, 14/11/2021

Trong những dịp lễ hội của buôn làng, ngoài trang phục phổ biến được làm bằng thổ cẩm, người Cơ Tu ở các huyện biên giới của Quảng Nam còn diện trang phục rất độc đáo làm từ vỏ cây rừng.

Nghệ nhân Cơ Tu vui hội thổi khèn trong lễ hội tạ ơn rừng trong trang phục bằng vỏ cây
Các Nghệ nhân người Cơ Tu mặc trang phục bằng vỏ cây, biểu diễn khèn trong lễ hội tạ ơn rừng

Xa xưa khi chưa biết đến sự tồn tại của cây bông, chưa biết kỹ nghệ dệt vải, người Cơ Tu phải vào rừng sâu tìm vỏ của các loại cây như t'cóng, t'dúi, amướt, tr'rang... (loại cây nhiều mủ, vỏ dày) để làm trang phục, trang sức cho riêng mình, cho gia đình và tặng cho bà con thân quý. Người đàn ông Cơ Tu ngoài săn, bắt, dựng nhà cửa, chạm khắc gỗ, làm nương rẫy giỏi còn phải giỏi chế tác nhạc cụ, trình diễn nhạc cụ, nói lý-hát lý. Đặc biệt, họ phải giỏi làm trang phục, trang sức bằng cây rừng để tặng người thương.

Già làng Cơlâu Bhlao (thôn Voòng, xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) cho biết: “Trước đây, khi chưa phát hiện cây bông kết sợi, chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Cơ Tu chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Phải chọn những cây vừa đủ độ rộng, độ dài, độ dẻo, mềm và bền để có thể làm tấm khố, tấm váy”.

Nghệ nhân ưu tú Cơlâu Bhlao (ngoài cùng, bên trái) trong trang phục truyền thống bằng vỏ cây
Nghệ nhân ưu tú Cơlâu Bhlao (ngoài cùng, bên trái) trong trang phục truyền thống bằng vỏ cây


Thường người Cơ Tu chọn vỏ cây pơ plem- một loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở rừng làm các tấm khố, váy, còn đối với áo, mũ thì chọn giây cây zilang - loại cây này thân giây có đường kính 05cm, mọc thành từng bùi 5 đến 7 cây.

Tìm được vỏ cây ưng ý đã không dễ, nhưng để làm được những chiếc áo vỏ cây còn rất kỳ công và đòi hỏi sự khéo léo. Sau khi vỏ cây pơ plem, zilang kết thành tấm to, dài có thể làm khố, váy, áo, mũ...phải đem ra suối, sông ngâm ba đến bốn ngày để cho ra hết chất nhựa, rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời một, hai ngày.  Khi đã phơi khô xong, các tấm vỏ cây sẽ được cắt, khâu lại thành những chiếc áo, khố, váy và mũ theo kích cỡ của người mặc. Để chắp nối các mảnh vỏ cây lại, người Cơ Tu dùng dây gai, cây bhơ nương (loại cây rất dẻo và chắc) làm chỉ khâu. Nếu có tấm vỏ cây lớn, người ta chỉ cần khoét lỗ làm thành cổ áo, rồi gài thêm các sợi dây vào bên mép áo để khi mặc thì thắt lại với nhau thay cho nút áo. Người thợ giỏi nhất một ngày cũng chỉ có thể làm được từ 02-03 bộ. Già Cơlâu Bhlao cho biết thêm.

Tác giả trong trang phục truyền thống bằng vỏ cây của người Cơ-Tu
Tác giả trong trang phục truyền thống bằng vỏ cây của người Cơ-Tu


Dẫu đã qua 70 mùa rẫy nhưng đôi tay già Cơlâu Bhlao vẫn khéo léo, đôi chân vẫn khoẻ, vẫn thoăn thoắt đi rừng tìm cây pơlem, cây zilang miệt mài đêm ngày làm thành cái áo, cái khố, cái váy... Làm xong trang phục, già lại cất đầy không gian nhà và đem gửi tặng bà con, cán bộ văn hóa nếu ai có nhu cầu.

Khi được hỏi về giá trị của trang phục làm bằng vỏ cây, già Cơlâu Bhlao cười hiền từ: “Khi xưa, áo vỏ cây thời ông cha mình làm ra có thể đổi một con heo 3 gang tay, thời mình áo vỏ cây có giá 500 đến 800 nghìn. Giờ đây, mình làm để giữ bản sắc, để giữ nghề thôi”.

Với đồng bào Cơ Tu, trang phục bằng vỏ cây không đơn thuần là để che thân mà còn chứa đựng rất nhiều giá trị văn hoá, phản ánh quá trình phát triển của cả tộc người. Nó còn phản ánh tinh thần đoàn kết, thương yêu giữa con người với con người, giữa con người với núi rừng, thiên nhiên cây cỏ.

Hiện nay, trang phục bằng vỏ cây không được sử dụng phổ biến trong các hoạt động thường nhật nhưng trong tiềm thức của già Cơlâu Bhlao và những người yêu văn hoá vẫn luôn đau đáu bảo tồn và trao truyền kỹ nghệ làm trang phục vỏ cây cho lớp trẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 7 phút trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương
Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Công tác Dân tộc - T. Nhân - H.Trường - 12 phút trước
Thời gian qua, Quảng Nam tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, góp phần làm thay đổi nhận thức của đồng bào vùng DTTS trên địa bàn. Đáng chú ý, việc thực hiện hiệu quả nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 10 của Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần rất lớn trong việc đưa các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt và giữ chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới.
Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Nguồn lực từ Dự án 7 về "Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có ý nghĩa rất thiết thực, hỗ trợ rất lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Kinh tế - Phương Nghi - 18 phút trước
Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Để biên giới bình yên, bên cạnh công tác tuần tra không mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Kiên Giang còn có sự góp sức của người dân, trong đó có lực lượng phụ nữ. Nhiều tổ phụ nữ đã được thành lập và tích cực tuyên truyền, vận động bảo vệ đường biên, cột mốc, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội biên phòng trong việc quản lý địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới.
Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế - Nguyên Minh - 1 giờ trước
Nhằm từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã có hằng trăm sản phẩm OCop của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.