Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Tatars và nét đẹp văn hóa Âu - Á

Duy Ly (theo Moscowtimes) - 11:36, 04/10/2021

Lãnh thổ của Tatarstan hiện đại từng là một phần của Volga Bulgaria cổ đại, sau đó là Golden Horde. Trong nhiều thế kỷ, nó là một phần của Con đường tơ lụa, nơi hàng hóa và ý tưởng vĩ đại được trao đổi giữa Đông và Tây. Vào thế kỷ 16, người Tatars mất độc lập vào tay Ivan bạo chúa và trở thành một phần của nước Nga. Sau đó khi Catherine Đại đế nắm quyền, ý thức về bản sắc dân tộc Tatars đã có sự phát triển vượt bậc. Đến nay, những bản sắc văn hóa dân tộc đó vẫn đang được người Tatars bảo tồn và phát triển.

 Những cô gái người Tatar trong trang phục dân tộc tinh tế
Những cô gái người Tatar trong trang phục dân tộc tinh tế

Nét đẹp trong trang phục truyền thống

Trang phục của người Tatars bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lối sống du mục của họ. Quần áo thường được thiết kế theo cách thoải mái để di chuyển, giúp không bị lạnh vào mùa đông và không nóng vào mùa hè.

Trang phục của người Tatars chủ yếu làm từ da, len hoặc vải lạc đà (tự làm hoặc nhập khẩu). Một số bộ quần áo được làm từ nhung, lụa và thêu rất đẹp. Việc trang trí cho trang phục bằng bạc và vàng là đặc trưng của người Tatars. Nhìn chung trang phục truyền thống của người Tatars mang màu sắc tươi sáng với hơi hướng lễ hội.

Trang phục của nam và nữ có nhiều điểm khác biệt. Yếu tố quan trọng của trang phục là một chiếc áo dài rộng, với đường viền cổ sâu trên ngực hình chữ V. Áo của phụ nữ thường dài đến gần mắt cá chân. Tay áo thường khá rộng và xếp ly bồng bềnh.

Mũ và giày là phụ kiện không thể thiếu của người Tatars. Họa tiết trang trí trên mũ và giày khá công phu, chủ yếu họ dùng chỉ thêu nên những họa tiết truyền thống, đồng thời gắn trên đó các hạt hoặc tiền xu.

Phụ nữ Tatars cùng vặt lông ngỗng chuẩn bị cho lễ hội
Phụ nữ Tatars cùng vặt lông ngỗng chuẩn bị cho lễ hội

Lễ hội dân gian của người Tatars

Tatars là một quốc gia mang hình ảnh năng động, tươi vui và đầy màu sắc. Người Tatars ưa dịch chuyển, coi trọng tình yêu, yêu nhảy múa và âm nhạc. Trong văn hóa Tatars, có khá nhiều ngày lễ và phong tục, trong đó có lễ hội dân gian truyền thống “Lông ngỗng”.

Đã thành thông lệ, cứ trung tuần tháng 12 hằng năm, người Tatars lại tổ chức lễ hội dân gian truyền thống mang tên “Lông ngỗng”. Đây là hoạt động chuẩn bị thịt cho mùa đông của người Tatars, là nét văn hóa đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân từ xa xưa.

Theo truyền thống, khi thời tiết bắt đầu lạnh giá và tuyết phủ trắng các ngôi làng của người Tatars, dân làng bắt đầu tổ chức sự kiện quan trọng mang tên “Lông ngỗng”. Để chế biến ngỗng nhanh hơn, tạo bầu không khí vui vẻ, chủ nhà thường mời người thân, bạn bè, hàng xóm qua nhà giúp. 

Lễ hội này không chỉ là nơi để xây dựng các mối quan hệ mới phục vụ sự nghiệp kinh doanh, mà còn là nơi các chàng trai, cô gái có thể tìm kiếm cho mình người bạn đời. Lễ hội cũng chính là trường học, giúp các cô gái rèn luyện nữ công gia chánh, để sau này về nhà chồng có thể chế biến được các món ăn ngon.

Người Tatars quan niệm về mục đích chính của lễ hội truyền thống “Lông ngỗng”, không phải chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị thực phẩm, mà còn là tăng cường giao tiếp giữa mọi người và kết nối giữa các thế hệ, khơi dậy tình yêu lao động trong tâm hồn mỗi người. Vì vậy, họ luôn giữ gìn và trân trọng truyền thống này của cha ông.

Người dân Tatars cùng điệu nhảy truyền thống trong lễ hội
Người dân Tatars cùng điệu nhảy truyền thống trong lễ hội

Nghề thủ công truyền thống

Người Tatars đạt được trình độ nghề thủ công “vô song” trong thêu thùa, làm đồ trang sức, gốm sứ, điêu khắc và thư pháp. Một nghề thủ công độc đáo của người Tatars, là nghệ thuật khảm da, có từ thời Volga Bulgaria. Những đôi bốt da có hoa văn nhiều màu truyền thống của người Tatars được gọi là “Ichigi”, là ứng dụng thực tế và thú vị nhất của nghệ thuật khảm.

Năm 1895, trường nghệ thuật hiện đại đầu tiên được mở ở Kazan, nơi thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật phong cách châu Âu như hội họa và điêu khắc. Các họa sĩ nổi tiếng nhất của Tatars có thể kể đến như là Nicolai Fechin (người di cư đến Hoa Kỳ vào những năm 1920), Baqi Urmance, hay Ildar Zaripov… Ngày nay, các tác phẩm của họ đều được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Bang Tatarstan.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thời sự - PV - 21:45, 25/09/2023
Sáng 25/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Kinh tế - Phạm Văn Phú - 21:38, 25/09/2023
Những năm gần đây, chính quyền huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Hiệu quả từ chăn nuôi gia súc đã góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 21:33, 25/09/2023
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk đợt 2, năm 2023. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Hà Huy Quang tham dự Hội nghị.
Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 21:29, 25/09/2023
Ngày 25/9, các thành viên Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An tổ chức thăm, tặng quà cho các em học sinh người DTTS ở xã tái định cư Thanh Sơn (Thanh Chương, Nghệ An) và các cháu tại Trung tâm mồ côi khuyết tật mẹ Terexa, xã Nghi Vạn (Nghi Lộc, Nghệ An).
Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Trang địa phương - Tào Đạt - 21:27, 25/09/2023
Chiều 25/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn Tp. Huế sáng cùng ngày đã khiến 46 nhà bị tốc mái và 6 người bị thương.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Trang địa phương - H. Tá - M. Triết - 21:26, 25/09/2023
Ngày 25/9, tại 02 điểm trường Tiểu học 2 Đông Hưng (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) và trường Tiểu học 2 Tam Giang Tây (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức tặng quà Tết Trung thu cho các cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 21:20, 25/09/2023
Trong những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo… Kết quả đó một phần nhờ sự đóng góp tích cực của các điển hình tiên tiến người DTTS, là những cán bộ cốt cán, nhân sĩ tri thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu… trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 20:53, 25/09/2023
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Kinh tế - Hoàng Trung - 20:31, 25/09/2023
Những ngày này, đến sân vận động UBND các xã Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong trong Khu Kinh tế Quốc phòng A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi được hoà vào niềm vui của bà con nơi đây. Bởi những ngày này, bà con Nhân dân nơi biên cương xứ Huế phấn khởi được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Đoàn 92), Quân khu 4 hỗ trợ trâu, bò sinh sản.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:27, 25/09/2023
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.