Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rmah Mich và tình yêu văn hóa truyền thống

Thùy Dung - 15:20, 30/03/2021

Với tình yêu và nỗi lòng trăn trở với văn hóa truyền thống dân tộc, anh Rmah Mich, Phó Bí thư Đoàn xã, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã đi tìm gặp các già làng để học hỏi, sưu tầm một số loại hình văn hóa, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ba Na có nguy cơ mai một, sau đó anh thành lập các đội cồng chiêng và truyền dạy cho thanh niên.

Rmah Mich (thứ tư từ phải qua) và đội chiêng làng Hek đang tập luyện đánh chiêng
Rmah Mich (thứ tư từ phải qua) và đội chiêng làng Hek đang tập luyện đánh chiêng

Tìm lại vốn văn hóa cổ

Vốn yêu thích nghệ thuật từ nhỏ, Rmah Mich đã cố gắng học tập với mong muốn được phát triển trên con đường nghệ thuật sau này. Nhờ quá trình nỗ lực, chàng trai trẻ người Ba Na đã được theo học khoa Thanh Nhạc của Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Gia Lai (nay là Trường Cao đẳng Gia Lai). Đến năm 2013, vì điều kiện gia đình khó khăn, cha mẹ đau ốm, Rmah Mich phải bỏ học để về làm kinh tế phụ giúp gia đình. Cũng từ đây, anh bắt đầu tìm lại các vốn văn hóa cổ và “truyền lửa” sự đam mê và quý trọng văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ trong làng.

Nói về cái duyên đến với văn hóa truyền thống, Rmah Mich bộc bạch: “Như các làng khác, làng Hek cũng rơi vào tình trạng mai một các giá trị văn hóa truyền thống. Một phần vì những người thuộc các bài chiêng cổ đã đi về thế giới kia gần hết. Phần vì âm nhạc hiện đại cũng đã xâm nhập vào làng khiến cho người trẻ không mấy mặn mà với bản sắc văn hóa dân tộc mình. Sợ dân tộc mình mất đi bản sắc văn hóa, mất dần các bài chiêng, điệu hát khan, nên mình đã quyết định đi tìm học để lưu giữ bản sắc dân tộc”.

Kể từ đó, tranh thủ lúc nông nhàn, Rmah Mich lại tìm đến già làng Đinh Nhoeng, Đinh Mập để học. Các già đều là những người am hiểu về văn hóa dân tộc như đánh chiêng, hát khan, các tập tục, lễ nghi văn hóa truyền thống của người làng Hek. Ngoài nghiên cứu, tìm tòi học tập đánh chiêng, Mich còn học đánh đàn ting ning, tơ rưng với hi vọng có thể truyền dạy lại cho thanh niên nam, nữ ở làng.

“Càng tìm hiểu kỹ mình càng thấy rằng, văn hóa của người Ba Na là một kho tàng rất quý báu. Nếu văn hóa cứ bị mai một từng ngày thì sẽ không còn gì để lưu truyền lại cho các đời sau. Khi ấy người làng sẽ không còn biết cội nguồn, gốc rễ, văn hóa truyền thống của mình như thế nào. Khi đã hiểu được giá trị của bản sắc dân tộc thì mình càng có thêm quyết tâm để vực lại và nhân rộng nó ra”, anh Rmah Mich cho biết thêm.

Già Đinh Nhoeng, người đã có công truyền dạy đánh cồng chiêng cho anh Rmah Mich kể: Ở làng này, người trẻ ít ai đến tìm để học đánh chiêng cổ lắm. Từ khi Mich về làng, khi nào rảnh thì Mich tìm già để học đánh cồng chiêng. Nhiều ngày Mich lên rừng để chặt lồ ô về nhờ già làm đàn và dạy lại cho nó. Đến giờ thì cồng chiêng, đánh đàn, hát khan Mich đều thành thạo cả rồi.

Rmah Mich (ở giữa) đang truyền dạy cồng chiêng cho lớp trẻ trong làng tại nhà rông
Rmah Mich (ngồi giữa) đang truyền dạy cồng chiêng cho lớp trẻ trong làng tại nhà rông

Truyền lửa đam mê

Năm 2018, được sự ủng hộ, động viên của các già làng, Rmah Mich bắt đầu đi vận động thanh, thiếu niên trong làng học đánh chiêng cổ. Cứ thế, khi làn khói lam chiều bắt đầu tỏa lên trên các nóc nhà của người dân làng Hek, Mich lại đến thăm từng nhà để thuyết phục đám trai, gái trong làng học đánh bài chiêng, điệu xoang cổ. Ngoài ra, Mich còn chủ động đưa thanh niên làng Hek đi xem các hội thi, hội diễn cồng chiêng để khơi dậy tình yêu văn hóa trong mỗi người.

“Trai, gái trong làng chỉ thích đánh chiêng hiện đại chứ không thích đánh các bài chiêng cổ. Vì các bài chiêng hiện đại rất dễ đánh, tiết tấu vui và gần gũi với họ hơn. Các bài chiêng cổ thì khó đánh nên để vận động họ tìm học là cả một quá trình dài. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực vận động, đội chiêng ban đầu chỉ có 12 người, đến nay đã lên tới 30 người. Mình còn truyền dạy cho 25 em học sinh cấp I của Trường Tiểu học PTDT Bán trú Nay Der”, Mich chia sẻ.

Trong câu chuyện với chúng tôi, Mich hào hứng cho biết: “Khi đội cồng chiêng làng Hek được thành lập đã lan tỏa tới các làng lân cận. Các làng cũng lấy đó làm động lực để thành lập các đội chiêng. Mình chủ động tập hợp thanh niên đánh chiêng giỏi của 4 làng Pông, Pênh, Hek, Trớ để đi tham dự Festival cồng chiêng Tây Nguyên vào cuối năm 2018".

Cứ thế cho đến nay, khi chuẩn bị cho các hội diễn, hội thi cồng chiêng thì đám trai, gái trong làng Hek lại nô nức kéo nhau về nhà rông để tập luyện. Với sự nỗ lực của Mich và sự cố gắng học hỏi của các thành viên mà đội chiêng làng Hek đã gặt hái được nhiều thành tích như: Giải Nhất diễn xướng cồng chiêng, thể loại hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ trong Hội thi Văn hóa- Thể dục thể thao các DTTS huyện Phú Thiện (năm 2019). Giải A thể loại dân ca, giải B biểu diễn nhạc cụ tại Liên hoan Cồng chiêng, hát dân ca, độc tấu nhạc cụ dân tộc thanh, thiếu niên tỉnh Gia Lai (năm 2019).

Không chỉ tích cực trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống, Rmah Mich còn là một Phó Bí thư Đoàn xã năng nổ, gương mẫu
Không chỉ tích cực trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống, Rmah Mich còn là một Phó Bí thư Đoàn xã năng nổ, gương mẫu

Ngoài việc tích cực trong việc học tập và truyền dạy văn hóa, Rmah Mich gương mẫu trong các công tác hoạt động phong trào của Hội như xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện Đề án xây dựng 4 làng căn cứ kháng chiến thuộc xã Chư A Thai gồm: Pông, Pênh, Hek, Trớ và tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại địa phương.

Ông Nguyễn Chí Cẩn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai nhận xét: “Rmah Mich là một Phó Bí thư Đoàn xã gương mẫu, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác . Đồng thời, Rmah Mich còn là một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương”.

Cuối tháng 12/2020, Rmah Mich vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu, năm 2020, do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 13:30, 17/05/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13:27, 17/05/2025
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.