Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang phục cưới truyền thống của một số quốc gia Châu Á

Nguyệt Anh - 16:26, 02/08/2022

Trang phục truyền thống là một thành tố văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Trang phục truyền thống thường được người dân mỗi nước sử dụng trong các dịp lễ tết, lễ cưới... Trang phục truyền thống trong ngày cưới của mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có kiểu dáng đặc biệt hơn so với bình thường và mang nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

     

Trang phục cưới truyền thống của người Hàn Quốc
Trang phục cưới truyền thống của người Hàn Quốc

Trang phục cưới truyền thống của người Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có trang phục truyền thống là Hanbok. Khác hẳn với người Nhật là có một loại lễ phục riêng cho lễ cưới chứ không chỉ Kimono, người Hàn Quốc sử dụng Hanbok là lễ phục truyền thống chính trong các nghi lễ cưới của họ.    

Cô dâu, chú rể Hàn Quốc trong trang phục cưới truyền thống
Cô dâu, chú rể Hàn Quốc trong trang phục cưới truyền thống

Các bộ Hanbok dành cho đám cưới được các nghệ nhân thêu dệt các hoa văn họa tiết tỉ mỉ và rực rỡ. Một bộ Hanbok đầy đủ sẽ gồm 1 chiếc áo cánh ngắn hoặc áo khoác lửng (gọi là Jeogori) và phần đầm xòe bên dưới (gọi là Chima)

Trang phục cưới truyền thống của người Nhật

Nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn mọi người nghĩ ngay đến chiếc Kimono huyền thoại của đất nước mặt trời mọc. Tuy vậy, trong lễ cưới, họ lại có một loại trang phục khác.

Trang phục cưới truyền thống của người dân Nhật Bản
Trang phục cưới truyền thống của người dân Nhật Bản

Về trang phục trong lễ cưới, cô dâu sẽ mang trang phục màu trắng tinh khiết từ đầu tới chân thật kín đáo và e thẹn bước đi bên cạnh chú rể. Người Nhật quan niệm đây là cách để cô dâu tương lai thể hiện sự trinh trắng, nguyên vẹn với các vị thần trước khi bước sang một bước ngoặc thiêng liêng trong cuộc đời. Ngoài ra, vật đội đầu cũng là một phụ kiện không thể thiếu. Tùy theo ý nghĩa, vật đội đầu chia làm hai loại: wataboshi hoặc tsunokakushi, có nghĩa là “giấu sừng” với ý nghĩa sẽ là tượng trưng cho một cô dâu đảm, một người vợ hiền và biết vâng lời. Còn chú rể mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng gọi là hakama.

Hiện tại, đám cưới của người Nhật thường chia làm 2 phong cách rõ rệt: truyền thống và hiện đại. Trong ngày cưới, các đôi bạn trẻ thường diện trang phục truyền thống khi làm lễ nghi và diện bộ cánh mang phong cách váy cưới phương tây hiện đại trong bữa tiệc chiêu đãi hay chụp ảnh cưới.

Trang phục cưới truyền thống của người TrungQuốc

Trang phục cưới truyền thống người Trung Quốc
Trang phục cưới truyền thống người Trung Quốc

Trung Quốc với nền văn hóa truyền thống lâu đời. Trải qua hàng loạt các triều đại phong kiến, mà mỗi triều đại lại để lại cho đất nước này một nền văn hóa riêng, một trang phục truyền thống riêng. Các triều đại Tống, Minh, Nguyên Mông, Đường, Mãn Thanh… đều có một trang phục đặc trưng khác biệt. Đến đời Mãn Thanh- triều đại phong kiến cuối cùng của nước Trung Hoa kết thúc, chiếc áo dài Thượng Hải mà người Việt hay gọi là xườn xám lại lên ngôi.

Nhìn chung, đến thời nay, phần lớn các bạn trẻ người Trung Quốc chọn bộ trang phục truyền thống cưới là áo khỏa Trung Hoa màu đỏ tươi có thêu hình rồng phụng. Ngoài ra, một số lại chọn bộ áo dài Thượng Hải màu đỏ được thiết kế cách điệu.

Trang phục cưới truyền thống của người Ấn Độ

Trang phục cưới truyền thống của người Ấn Độ
Trang phục cưới truyền thống của người Ấn Độ

Sari là “quốc phục” cưới của người Ấn Độ. Sari là chiếc khăn dài từ 4 - 9 mét được quấn quanh người nàng dâu, Sari thường được quấn quanh eo rồi vắt qua vai. Người Ấn Độ thường chọn Sari có màu đỏ hoặc hồng, biểu hiện cho may mắn và hạnh phúc. Tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi gia đình, bộ trang phục cưới này có thể được đính theo đá quý hay kim sa, điều này như khẳng định gia thế của nhà cô dâu.

Trang phục cưới truyền thống của người Việt Nam

Cô dâu, chú rể người Việt (giữa) trong trang phục cưới truyền thống
Cô dâu, chú rể người Việt (giữa) trong trang phục cưới truyền thống

Trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chính là áo dài. Vào ngày cưới, ngoài những bộ váy cưới lộng lẫy, cô dâu Việt Nam sẽ mặc những chiếc áo dài lễ cầu kỳ, thêu nhiều họa tiết và có màu đỏ, màu vàng tượng trưng cho may mắn, phúc lộc.

Trang phục cưới của người Malaysia

Trang phục cưới của người Malaysia
Trang phục cưới của người Malaysia

Malaysia là đất nước hồi giáo nên đa phần các đám cưới truyền thống tại đây được tổ chức theo nghi thức Hồi giáo. Trang phục cưới truyền thống tại đây thường được gọi là “Baju Kurung” cho cô dâu và “Baju Melayu” cho chú rể. Bộ trang phục này thường có màu kem hoặc tím.

Trang phục cưới truyền thống của người Thái Lan

Trang phục cưới truyền thống của Thái Lan là một loại trang phục nhìn rất sang trọng và tinh tế. Bộ trang phục dành cho ngày lễ trọng đại này được chọn lựa kỹ rất càng từ chất liệu đến kiểu dáng tới màu sắc. Chủ yếu được làm bằng vải tơ tằm mỏng nhẹ với khuôn màu tươi sáng như xanh pastel, camel, hồng,…

Trang phục cưới truyền thống của người Thái Lan
Trang phục cưới truyền thống của người Thái Lan

Đi kèm với bộ váy là chiếc khăn làm từ lụa và vắt bên vai. Trông cô dâu rất sang trọng và quyến rũ trong bộ trang phục truyền thống này.

Trang phục cưới của người Indonesia trên đảo Bali

Trang phục cưới của người Indonesia trên đảo Bali
Trang phục cưới của người Indonesia trên đảo Bali

Đám cưới của người Bali luôn làm cho bạn bè quốc tế cảm thấy ngạc nhiên và xuýt xoa với sự phong phú và lộng lẫy trong trang phục truyền thống của cô dâu và chú rể. Trang phục cưới truyền thống của họ gồm rất nhiều chi tiết phức tạp. Hơn nữa, trong buổi lễ cả chú rể lẫn cô dâu thường đội vương miện vàng trên đầu.

Trang phục cưới truyền thống của người Campuchia

Đất nước chùa tháp Campuchia nổi tiếng với bộ trang phục Sampot truyền thống. Sampot truyền thống là một mảnh vải dài, hình chữ nhật được quấn quanh phần eo che phần bụng, chân và được buộc lại ở ngay trước bụng. Phần cơ thể phía trên, theo truyền thống, người Campuchia sẽ dùng Chang Pong - một loại vải có màu bất kỳ vắt chéo ngang một bên vai và che đi phần ngực của người phụ nữ, chỉ để hở một ít phần bụng nhằm tôn lên nét quyến rũ của phụ nữ Á Đông.

Trang phục cưới truyền thống của người Campuchia
Trang phục cưới truyền thống của người Campuchia

Ở Campuchia, Sampot được chia thành nhiều loại khác nhau với đôi chút đặc điểm riêng. Sampot Chang Kben không giống như Sampot thông thường mà là một chiếc quần dạng hình chữ nhật dài khoảng 2,7m và rộng khoảng 1m. Kiểu sampot này thường được quấn ngang eo, thả dài và thắt thành một nút nhỏ trước bụng, được giữ cố định bằng một sợi dây đai kim loại. Hầu hết tất cả phụ nữ Campuchia đều mặc Sampot Chang Kben vào những dịp lễ hay sự kiện đặc biệt như lễ cưới.

Trang phục cưới truyền thống của người Lào

Trang phục truyền thống của người dân “đất nước triệu voi” rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới). Những họa tiết trên trang phục được tạo thành bởi kỹ thuật dệt điêu luyện, sự cẩn thận, tỉ mỉ của người Lào.

Trang phục cưới truyền thống của người Lào
Trang phục cưới truyền thống của người Lào

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh – phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Khi người phụ nữ mặc Sinh người ta sẽ quấn chiếc khăn cùng màu ngang qua phần trên cơ thể để tăng thêm phần duyên dáng.

Trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, người Lào thường mặc trang phục truyền Sinh và Salong với nhiều màu khác nhau, tùy vào dịp họ mặc trang phục.

Cô dâu, chú rể người Lào trong bộ trang phục truyền thống
Cô dâu, chú rể người Lào trong bộ trang phục truyền thống

Trong lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ mặc màu vàng tươi sáng. Trong các lễ hội mọi người sẽ mặc trang phục nhiều màu sắc tươi sáng.

Trang phục cưới truyền thống của người Mông Cổ

“Deel” là tên gọi của trang phục cưới truyền thống lãnh thổ của Mông Cổ. Bộ “Deel” có màu sắc rực rỡ, chủ yếu là gam màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, vui vẻ.

Trang phục cưới truyền thống của người Mông Cổ
Trang phục cưới truyền thống của người Mông Cổ

Cô dâu sẽ được trang điểm, làm tóc xinh đẹp, sắc sảo và đặc biệt sẽ được đội những chiếc mũ đính vòng hạt tỉ mẩn. Bộ váy cưới truyền thống của Mông Cổ xuất hiện lâu đời, là đặc trưng cho hình ảnh người Mông Cổ và những bộ tộc du mục vùng lân cận.

Trang phục cưới của người Yemen

Yemen là một quốc gia theo đạo Hồi nằm ở phía Tây của Châu Á. Đất nước này nằm trong khu vực Trung Đông.

Trang phục cưới của người Yemen
Trang phục cưới của người Yemen

Ở Yemen, lễ cưới kéo dài 3 ngày hoặc hơn và cô dâu sẽ có những bộ trang phục khác nhau cho mỗi ngày cho đến ngày cưới. Họ thường mang mạng che bằng vàng và đeo tất cả trang sức vàng họ có.

Trang phục cướicủa người Pakistan

Mặc dù là một nước Hồi giáo song truyền thống của Pakistan có nhiều điểm giống với tập quán Ấn Độ. Trong ngày cưới cô dâu sẽ vẽ henna lên tay và mặc váy đỏ.

Trang phục cưới của người Pakistan
Trang phục cưới của người Pakistan
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Lai Châu: Tăng cường kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR

Lai Châu: Tăng cường kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR

Kinh tế - Vân Khánh - 14:34, 19/04/2024
Những năm qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu luôn chú trọng làm tốt công tác kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Từ đó, góp phần đảm bảo chính sách của Nhà nước về chăm sóc, phát triển và bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao, cải thiện sinh kế cho người dân.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 07:54, 19/04/2024
Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 07:40, 19/04/2024
Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Được chuyển về những khu tái định cư mới, có đầy đủ hạ tầng, điện, nước, người dân vô cùng phấn khởi. Từ đây người dân được an cư, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Phóng sự - Thanh Hải - 07:35, 19/04/2024
Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Công tác Dân tộc - Hồng Diễm - Minh Ngân - 06:52, 19/04/2024
Không khí Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang tiếp tục rộn ràng khắp các phum sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

Kinh tế - Khánh Sơn - 06:48, 19/04/2024
Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024” . Báo cáo là sản phẩm phối hợp của ba cơ quan nhằm đánh giá toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng - Chứng khoán - Bảo hiểm và Quỹ đầu tư.
Ninh Bình: Nhiều sai phạm tại khu công nghiệp được Thanh tra Chính phủ làm rõ

Ninh Bình: Nhiều sai phạm tại khu công nghiệp được Thanh tra Chính phủ làm rõ

Pháp luật - Thiên An - 06:39, 19/04/2024
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra, chỉ ra hàng loạt sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai, cấp phép khai thác các mỏ đất làm vật liệu xây dựng, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, thanh tra tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại khu công nghiệp (KCN) này.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Kinh tế - Ngọc Thu - 06:35, 19/04/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 06:29, 19/04/2024
Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Trang địa phương - Thiên An - 06:22, 19/04/2024
Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.