Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đặc sắc trang phục của người Dao Tiền ở Bắc Kạn

Thúy Hồng - 10:15, 07/03/2023

Người Dao ở Bắc Kạn sống rải rác ở các huyện Bạch Thông, Ba Bể, Ngân Sơn… Trong nhiều yếu tố để làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Dao phải kể đến trang phục. Đặc biệt, trang phục của người Dao Tiền cầu kỳ, tinh tế nhưng vẫn rất phù hợp với tập quán lao động sản xuất.

Người Dao Tiền luôn có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc
Người Dao Tiền luôn có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc

Người Dao Tiền ở Bắc Kạn nói chung, người Dao Tiền ở xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông nói riêng, luôn ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua bộ trang phục độc đáo rất riêng, không trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào khác. Khác với người Dao đỏ họa tiết trong trang phục chủ yếu là màu đỏ, thì người Dao Tiền ở Bắc Kạn màu sắc chủ đạo trong trang phục là màu chàm và màu trắng rất tinh tế, nhã nhặn, hài hòa. Người Dao Tiền thường trang trí bộ trang phục của mình bằng những đồng tiền bạc. Đó là lý do vì sao họ có tên gọi là "Dao Tiền".

Trang phục của người Dao Tiền cầu kì, tinh tế nhưng phù hợp với tập quán lao động sản xuất của mình
Trang phục của người Dao Tiền cầu kỳ, tinh tế nhưng vẫn rất phù hợp trong lúc lao động sản xuất

Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua những công đoạn rất công phu và tỷ mỉ, có khi mất cả vài tháng mới hoàn chỉnh. Do vậy, người Dao Tiền rất tự hào về trang phục truyền thống của mình. Họ luôn mặc các trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội, đi chợ… Ở đó, chị em phụ nữ rất duyên dáng như những cánh bướm của núi rừng trong trang phục truyền thống.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Dao Tiền lấy màu chàm đen, chỉ màu xanh, trắng làm chủ đạo, tạo nên nét độc đáo riêng biệt
Trang phục của phụ nữ dân tộc Dao Tiền lấy màu chàm đen, chỉ màu xanh, trắng làm chủ đạo, tạo nên nét độc đáo riêng biệt

Chị Lý Thị Xuân, xã Đông Phong, huyện Bạch Thông cho biết: Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao Tiền gồm: Yếm, xà cạp, dây lưng, khăn vấn đầu, váy dài cùng đồ trang sức.Thân áo dài, xẻ tà và có nẹp nhỏ thêu hoa văn, khuy áo được làm bằng những đồng bạc chạm trổ khá công phu móc lại với nhau thành hình chéo, tay áo được khâu theo dạng tay ống và thêu nẹp bằng hoa văn.

Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua những công đoạn rất công phu và tỉ mỉ
Để hoàn thành một bộ trang phục, những phụ nữ Dao Tiền phải thực hiện nhiều công đoạn rất công phu và tỷ mỉ

Khéo léo trong thiết kế trang phục, là hình tam giác đính vào gần cổ áo để làm yếm tạo sự kín đáo và tinh tế. Người phụ nữ Dao Tiền còn dùng dây lưng được dệt bằng sợi bông quấn sát vòng eo, ôm gọn lấy người tạo nét uyển chuyển khi lên nương, xuống chợ. Trang phục của người Dao Tiền chủ yếu thêu trên áo, phần váy họ vẽ sáp ong. Hầu hết phụ nữ đều có những mẫu thêu truyền thống rất tinh xảo… Màu sắc hoa văn ưa dùng là màu đen và trắng.

Những mẫu thêu truyền thống rất tinh xảo
Những mẫu thêu truyền thống rất tinh xảo

Theo phong tục người Dao, con gái trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, các thiếu nữ được bà, mẹ dạy cách thêu thùa, từ những công đoạn giản đơn đến phức tạp. Đến khoảng 15 tuổi là có thể thành thạo để tự làm cho mình chiếc váy hay chiếc khăn vấn đầu...

 Bộ trang phục của người Dao Tiền ngoài mặc để lao động sản xuất hằng ngày, còn được sử dụng trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi và đặc biệt trong lễ cấp sắc dành cho con trai. Việc may, thêu váy, áo... sẽ theo những người phụ nữ suốt cuộc đời.

Khuy áo được làm bằng những đồng bạc chạm trổ khá công phu móc lại với nhau thành hình chéo
Khuy áo được làm bằng những đồng bạc chạm trổ khá công phu móc lại với nhau thành hình chéo
Đặc sắc trang phục Dao Tiền ở Bắc Kạn 6
Cô gái Dao Tiền nổi bật với trang phục truyền thống
Phụ nữ Dao Tiền luôn nổi bật với trang phục truyền thống đặc sắc và khá riêng biệt

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 6 phút trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 10 phút trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13 phút trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 15 phút trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.