Khi mô tả về trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Từ Chi đã từng viết: "Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ! Cạp váy ở đây, là như tượng, như tranh!”. Quả thật cái hay, cái đẹp, tinh túy và thâm sâu nhất đã được khắc họa trên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường.
Trên đường vào thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi bắt gặp dưới những mái nhà sàn lợp lá cọ, thấp thoáng vành khăn quấn trên tóc của những chị em phụ nữ Dao tiền (nhóm Dao địa phương). Đây là vật không thể thiếu trên bộ trang phục của người phụ nữ. Khi các chị em phụ nữ vấn khăn đẹp, nghĩa là trong bản sắp có hội.
Với màu chàm đen chủ đạo, trang phục của thầy cúng người Dao tiền mang nét huyền bí, linh thiêng như chính các nghi lễ cúng truyền thống của dân tộc họ. Khoác trên mình trang phục nghi lễ, người thầy cúng như trở thành cầu nối giữa thế giới dương linh với thế giới tâm linh (giữa người sống với thần linh, linh hồn người chết).
Sắc màu 54 -
Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng- Lời dẫn: Sông Lam -
06:41, 01/05/2021 Dân tộc Dao có số dân là 891.151 người (năm 2019) đứng thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Với những nét riêng về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, người Dao được chia thành nhiều nhóm (ngành) khác nhau như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Tiền, Dao Quần trắng, Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn…
Chủ đề tập trung, hình thức đơn giản và tinh tế, trang phục của người dân tộc Pu Péo tại huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã gây được ấn tượng mạnh mẽ về mối tương quan, sự chuyển động của sắc mầu, tượng trưng cho sự biến chuyển của thiên nhiên, sự biến ảo kỳ diệu của vũ trụ, vạn vật. Tuy có nhiều khó khăn bởi hạn chế của nghệ thuật trang trí, người Pu Péo đã thực hiện được trên trang phục của mình với một mỹ cảm độc đáo.
Sáng 18.1, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã tổ chức Lễ công bố trang phục 2021 cho các đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Theo đó, Grand Sport sẽ trở thành nhà tài trợ trang phục chính thức của đội tuyển bóng đá quốc gia.
Ở Phú Yên hiện nay, mặc dù thế hệ trẻ người Chăm (nhóm Chăm H’roi) đã có điều kiện tiếp xúc với những trang phục hiện đại, phổ thông, nhưng trang phục truyền thống vẫn luôn có sức sống bền vững trong tâm thức cộng đồng.
Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS là vô cùng cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay. Thế nhưng, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống của nhiều dân tộc ít nhiều đã mai một, hoặc bị đồng hóa, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng.
“Các bạn trẻ dân tộc Chơ Ro chưa mất đi niềm yêu thích với các trang phục truyền thống. Qua trao đổi, lớp trẻ vẫn mong có được những bộ trang phục mới để mặc trong những dịp trọng đại nhất của đời mình. Từ những mong muốn này, chúng tôi tiếp tục sửa lại vài chi tiết nhỏ để trang phục thêm hoàn chỉnh”, ông Trần Tấn Vĩnh, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh bà Rịa-Vũng Tàu, người con của dân tộc Chơ Ro chia sẻ.
“Trang phục truyền thống của các dân tộc là di sản văn hóa tồn tại từ nhiều đời, là thông điệp quá khứ để lại cho ngày nay. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống là vô cùng cần thiết. Nếu trang phục truyền thống không còn tồn tại, bị mai một sẽ làm mất đi giá trị tín ngưỡng, giá trị tâm linh và bản sắc của các dân tộc. Những bộ trang phục của đồng bào dân tộc gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người”.
Tỉnh Ninh Thuận hiện có trên 70.000 người Chăm sinh sống tập trung ở 22 làng thuộc các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam và TP. Phan Rang- Tháp Chàm. Đến với các làng Chăm, du khách bị cuốn hút trước vẻ đẹp độc đáo của trang phục phụ nữ địa phương. Đặc sắc nhất là trang phục áo dài không xẻ tà với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai hoặc buộc ngang lưng và chiếc khăn thêu đội đầu… tạo nên nét đẹp duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm Ninh Thuận.
Cùng ngắm những hình ảnh độc đáo sau đây tại cuộc thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên.