Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Một góc nhìn về bảo tồn trang phục truyền thống các DTTS hiện nay: Trang phục “lạ" đang thu hút du khách (Bài 1)

Văn Hoa - 09:30, 24/04/2023

Mặc trang phục truyền thống các DTTS tại các điểm du lịch, chụp ảnh đăng tải trên các trang mạng xã hội... đang là trào lưu yêu thích của khách du lịch. Nắm bắt xu hướng đó, dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc nở rộ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy nhiên, gần đây, nhiều du khách xuất hiện trong các trang phục lạ, ngoại lai khác xa với trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc địa phương, gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong cộng đồng.

Mặc trang phục dân tộc của người dân địa phương để chụp ảnh làm kỉ niệm đang là trào lưu yêu thích của khách du lịch (Trong ảnh, trang phục truyền thống dân tộc Lô Lô huyện Mèo Vạc, Hà Giang)
Mặc trang phục dân tộc của người dân địa phương chụp ảnh kỉ niệm đang là trào lưu yêu thích của khách du lịch. (Trong ảnh: Trang phục truyền thống dân tộc Lô Lô huyện Mèo Vạc, Hà Giang)

Trang phục dân tộc - sản phẩm du lịch tiềm năng

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, ngoài 85,4% dân số là người Kinh, thì 53 DTTS còn lại chiếm 14,6% dân số cả nước, với những bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo. Mỗi dân tộc đều có một nét riêng trong phong tục, tập quán và trang phục. Trong đó, trang phục được ví như đặc điểm nhận dạng của dân tộc.

Nhiều du khách, trong đó có nhiều bạn trẻ, khi đến các điểm du lịch vùng đồng bào DTTS sinh sống, thường có nhu cầu mặc trang phục dân tộc của người dân địa phương để chụp ảnh làm kỉ niệm. Đây là nhu cầu chính đáng, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc tại điểm đến, đặc biệt, giúp địa phương quảng bá hình ảnh du lịch.

Với nhu cầu thực tế đó, nhiều điểm du lịch, nhiều địa phương đã nở rộ dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc, mang lại nguồn thu lớn. Đơn cử như tại bản Cát Cát (Sa Pa, Lào Cai), những ngày cuối tuần có tới hàng nghìn lượt khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm, đa số du khách, nhất là giới trẻ đều có nhu cầu thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh.

Đa số khách du lịch đến với bản Cát Cát và các điểm du lịch khác đều có nhu cầu thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh lưu niệm (Trong ảnh, bản Cát Cát tháng 10 năm 2022)
Đa số khách du lịch đến với bản Cát Cát và các điểm du lịch khác đều có nhu cầu thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh lưu niệm. (Trong ảnh: Bản Cát Cát tháng 10/2022)

Nếu tính sơ sơ, mỗi bộ trang phục nam, thường có giá thuê dao động từ 40 - 60 nghìn đồng/bộ, bộ nữ dao động từ 50 - 150 nghìn đồng/bộ thì thấy rằng, nguồn lợi từ dịch vụ cho thuê trang phục là rất lớn.

Thời gian qua, hầu khắp các điểm du lịch ở Việt Nam đều có dịch vụ cho thuê đồ truyền thống các dân tộc, như tại Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Điện Biên, hầu khắp các điểm du lịch tại Hà Giang… Và ngay cả Thủ đô Hà Nội, dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc cũng rất sôi nổi.

Có thể thấy rằng, dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc mang lại nhiều lợi ích và đầy triển vọng. Với du khách, được trải nghiệm về văn hóa, trang phục các dân tộc tại điểm đến và có những bức ảnh lưu niệm đẹp. Với người dân thì có một khoản lợi nhuận lớn, đặc biệt là quảng bá và lan tỏa hình ảnh du lịch cho địa phương…

Sức hút của trang phục “lạ”

Hiện nay, tại nhiều điểm du lịch nổi tiếng, thật dễ dàng nhận ra nhiều bộ trang phục “lạ”, có yếu tố ngoại lai, không phải trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.

Mới đây, blogger du lịch Khoai Lang Thang đã đăng tải bài viết trên trang cá nhân cho biết, anh rất buồn vì thực trạng nhiều du khách trong nước diện trang phục truyền thống của người Mông Cổ, Tây Tạng khi đến tham quan tại sông Nho Quế (huyện Mèo Vạc, Hà Giang). Điều này đã khiến một số bạn bè người nước ngoài hiểu lầm về định danh của địa điểm. Bài viết của anh đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng mạng và giới truyền thông, báo chí.

Bức ảnh du khách chụp ảnh với bộ trang phục ngoại lai xuất hiện trên sông Nho Quế gây ra nhiều ý kiến trái chiều
Bức ảnh du khách chụp ảnh với bộ trang phục ngoại lai xuất hiện trên sông Nho Quế gây ra nhiều ý kiến trái chiều

Được biết, tại bến thuyền Nho Quế (Mèo Vạc) có 4 hộ kinh doanh cho thuê trang phục phục vụ du khách Cheek-in. Ngoài các trang phục các dân tộc ở Việt Nam, các hộ còn nhập về nhiều mẫu trang phục nước ngoài. Phần lớn thiết kế được may lại theo nguyên mẫu đồ truyền thống của người Mông Cổ, Tây Tạng, Thái Lan, Lào... và chỉ phục vụ kinh doanh cho khách du lịch thuê chụp ảnh, với mức giá khoảng 100.000 đồng/bộ.

Hay tại như ở bản Cát Cát (Sa Pa, Lào Cai), được mệnh danh là ngôi làng người Mông đẹp nhất Tây Bắc. Nhiều du khách chọn khoác lên mình trang phục Mông Cổ, Miêu Cương… Nhiều khách du lịch có trách nhiệm với văn hóa dân tộc tỏ ra khó chịu, rằng đi tham quan bản Cát Cát (Sa Pa) mà ngỡ như lạc sang Mông Cổ, vì đa số du khách đến đây đều thích và mặc trang phục Mông Cổ, nhất là giới trẻ.

Chị N., du khách đến từ Hà Nội chia sẻ, do không có điều kiện đi du lịch Mông Cổ nên khi biết bản Cát Cát có dịch vụ cho thuê và chụp ảnh trang phục Mông Cổ qua các trang mạng xã hội, chị đã rủ người thân lên Cát Cát để trải nghiệm dịch vụ này. 

Anh Xuân Hiến - hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội chia sẻ, du khách tới Cát Cát, đặc biệt là các bạn nữ thường thích mặc những bộ trang phục Mông Cổ, Tây Tạng nhìn khá đẹp mắt. Đây cũng là một điểm nhấn tạo nên sức hấp dẫn cho khu du lịch.

Đại đa số khách du lịch, nhất là các bạn trẻ khi đến Cát Cát đều thích mặc những bộ trang phục Mông Cổ, Tây Tạng
Không ít khách du lịch, nhất là các bạn trẻ khi đến Cát Cát đều thích mặc những bộ trang phục Mông Cổ, Tây Tạng

Có thể thấy rằng, đây là một hiện tượng khá phổ biến, không riêng gì Mèo Vạc và Sa Pa. Điều đáng nói hơn là du khách lại đăng tải bức ảnh mặc trang phục này ở những khung cảnh nổi tiếng, có tính nhận diện ở các điểm đến du lịch trong nước. Và chắc chắn rằng, vô hình chung sẽ gây nên cách hiểu sai lệch văn hóa, dân tộc đối với du khách nước ngoài khi đến với Việt Nam. Thực trạng này thật đáng quan ngại!.

Không phải chuyện mới

Với vai trò là tiếng nói của đồng bào các dân tộc Việt Nam, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải nhiều bài viết, nhằm định hướng bạn đọc có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống các DTTS, như: Tuyên dương về những mô hình hay trong bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc; đặc biệt là phản ánh những bộ trang phục dân tộc bị cách tân lai căng, biến dạng, gây phản ứng trong xã hội...

Nét đẹp trong trang phục dân tộc truyền thống tại sông Nho Quế. Nguồn ảnh: Minh Đức
Nét đẹp trong trang phục dân tộc truyền thống. Nguồn ảnh: Minh Đức

Như tháng 4/2022, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết “Cách tân trang phục DTTS - Không nên quá đà…” có đề cấp đến một cửa hàng cho thuê trang phục dân tộc Thái tại Điện Biên, đã cho ra nhiều mẫu áo có sự cách tân táo bạo, sử dụng thổ cẩm đỏ (vải khít, tiếng Thái là khít đành, pe đành), mà theo nhiều người Thái có phần giống với những mẫu vải được sử dụng trong đám tang, nhà mồ, có tính chất ma mị, kinh dị.

Mặc dù vậy, nhiều khách du lịch do chưa nhận biết được tầm sâu văn hóa dân tộc Thái, thấy bộ đồ có màu khá bắt mắt nên đã thuê, chụp ảnh những bộ trang phục trên và đăng lên mạng xã hội Facebook. Do đó, cộng đồng người Thái có nhiều ý kiến thể hiện sự bất bình, khó chịu.

Chủ Shop XX (đã được đổi tên) cho rằng, đó là trang phục cách tân, rất mới lạ và phá cách, để tiếp cận giới trẻ hiện nay. Nên có những sự thay đổi mới lạ để thu hút hơn.

Bộ trang phục dân tộc Thái được cách tân sử dụng chất liệu vải không phù hợp gây ra phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái được Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh
Bộ trang phục dân tộc Thái cách tân, sử dụng chất liệu vải không phù hợp gây phản ứng trong cộng đồng dân tộc Thái được Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh

Tuy nhiên, sau khi nghe ý kiến phản hồi của cộng đồng mạng xã hội, những người cao niên trong cộng đồng người Thái và với những phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển, chủ Shop XX đã lắng nghe và tiếp thu, không còn cho thuê trang phục trên nữa.

Ngoài ra ở một số nơi còn có tình trạng sử dụng trang phục được sản xuất công nghiệp dẫn tới thay đổi về họa tiết, hoa văn, đường nét tinh tế. Những trang phục ấy chỉ hao hao, giông giống mà không còn đúng bản sắc, hồn cốt của nó. Một bộ phận không nhỏ đồng bào DTTS lại sử dụng loại trang phục truyền thống là hàng nhái, giả được may sẵn bán trên thị trường về để sử dụng. Điều này tồn tại lâu dài sẽ rất dễ nhận diện sai lệch về trang phục dân tộc.

Có thể thấy rằng, hiện nay dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc khá phát triển, mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm độc đáo khi đi du lịch. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý với những bộ trang phục cách tân, trang phục “ngoại lai” không phù hợp. 

Điều này không chỉ đặt ra vấn đề về sự cẩn trọng của du khách, lòng tự tôn, tình yêu dân tộc của các hộ kinh doanh, mà còn đòi hỏi công tác quản lý hoạt động cho thuê trang phục dân tộc của chính quyền địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Vượt qua vai trò lưu giữ những điều hay, lẽ đẹp phục vụ cuộc sống, bộ chữ Nôm như một cách ghi lại những tinh túy văn hóa của đồng bào Dao. Bộ chữ ấy không nằm yên trong sách vở, mà trở thành nền móng cho một hệ thống đào tạo truyền thống quy củ, chặt chẽ và giàu bản sắc. Nó vượt khỏi vai trò tư liệu, trở thành hơi thở của tinh thần hiếu học ăn sâu trong tâm khảm mỗi người, dẫn họ bước vào hành trình tri thức của chính mình, dù cho có từng tiếp xúc với con chữ Nôm hay không.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, các đại biểu đã nghe lãnh đạo các địa phương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát chia sẻ bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển trích lược ý kiến phát biểu của lãnh đạo một số địa phương.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 1 giờ trước
Vượt qua vai trò lưu giữ những điều hay, lẽ đẹp phục vụ cuộc sống, bộ chữ Nôm như một cách ghi lại những tinh túy văn hóa của đồng bào Dao. Bộ chữ ấy không nằm yên trong sách vở, mà trở thành nền móng cho một hệ thống đào tạo truyền thống quy củ, chặt chẽ và giàu bản sắc. Nó vượt khỏi vai trò tư liệu, trở thành hơi thở của tinh thần hiếu học ăn sâu trong tâm khảm mỗi người, dẫn họ bước vào hành trình tri thức của chính mình, dù cho có từng tiếp xúc với con chữ Nôm hay không.
Phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm ở Sơn La

Phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm ở Sơn La

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Vừa qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp Sơn La đã phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm, trong chuyến khảo sát hệ thực vật tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, địa phận xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Bản sắc văn hóa trong từng nghi thức Mạng Ma của người Xinh Mun

Bản sắc văn hóa trong từng nghi thức Mạng Ma của người Xinh Mun

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Theo quan niệm của người Xinh Mun ở Sơn La, con người có thể tồn tại khỏe mạnh là nhờ sự hội tụ đầy đủ các linh hồn. Khi một phần hồn bị lưu lạc, người đó sẽ ốm đau, bệnh tật. Do đó, mỗi khi bản làng có người ốm lâu ngày không rõ nguyên nhân, gia súc bị dịch bệnh, hay khi thầy mo - người trung gian giữa trần thế và thần linh - cảm thấy bản thân yếu đi, thì sẽ tổ chức nghi lễ Mạng Ma để gọi hồn, cầu sức khỏe và hóa giải tai ương.
Lần đầu tiên có nghệ sĩ Việt Nam nhận Giải thưởng Âm nhạc của Nhật Bản 2025

Lần đầu tiên có nghệ sĩ Việt Nam nhận Giải thưởng Âm nhạc của Nhật Bản 2025

Giải trí - Anh Trúc - 1 giờ trước
Ca sĩ Tùng Dương - một trong những nghệ sĩ có sức ảnh hưởng của âm nhạc Việt Nam đương đại, vừa được vinh danh tại Giải thưởng Quốc tế của Music Awards Japan 2025.
Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5, giới thiệu nhiều tác phẩm điện ảnh giàu cảm xúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh và đề tài cách mạng. Đây là một hoạt động nằm trong Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025, có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, góp phần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm tra, khảo sát tại xã Thổ Châu

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm tra, khảo sát tại xã Thổ Châu

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 1 giờ trước
Ngày 12/5, đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra, khảo sát và làm việc với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã Thổ Châu (Tp. Phú Quốc).
Hành trình của Đức Phật Cồ-đàm

Hành trình của Đức Phật Cồ-đàm

Tin tức - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Tối 12/5, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR) và Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025, Đại sứ quán Ấn Độ và Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda đã tổ chức buổi trình diễn nghệ thuật với chủ đề “Hành trình của Đức Phật Cồ-đàm”.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển lần thứ XV

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển lần thứ XV

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XV năm 2025.
Bình Định: Hơn 95% số hộ đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Hơn 95% số hộ đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Chiều 12/5, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bình Định tổ chức phiên họp thứ 4, đánh giá kết quả thực hiện chương trình và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Phiên họp do ông Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng chủ trì.
Ninh Thuận tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Vesak 2025

Ninh Thuận tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Vesak 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Chiều 12/5/2025, tại chùa Sùng Ân (TP. Phan Rang- Tháp Chàm), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức trọng thể Đại lễ mừng Phật đản Vesak 2025- Phật lịch 2569. Tham dự đại lễ có đông đảo tăng ni giáo phẩm các cơ sở thờ tự, tín đồ Phật giáo các địa phương trên địa bàn tỉnh. Hòa thượng Thích Hạnh Thể, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh chủ trì Đại lễ.