Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Giải mã” những phục sức trong lễ hội của người Gié Triêng

Tấn Vịnh - 19:34, 22/08/2024

Dân tộc Gié Triêng sinh sống tập trung ở tỉnh Kon Tum và một bộ phận cư trú ở huyện Nam Giang, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là dân tộc còn bảo tồn nhiều dấu ấn văn hóa cổ xưa, đặc biệt là trong tập quán, lễ hội và phục sức và những trang phục truyền thống để thực hành trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội mang đậm sắc màu hoang sơ và giàu tính nhân văn.

Trong Lễ hội ăn than, những người ăn than đội chiếc mũ làm bằng lá cây vừa gùi than về làng, vừa thổi đinh tút
Trong Lễ hội ăn than, những người ăn than đội chiếc mũ làm bằng lá cây vừa gùi than về làng, vừa thổi đinh tút

Trong Lễ hội ăn than, người được cử đi đốt than phải đội chiếc mũ làm bằng lá của cây thuộc họ lồ ô, gọi là long kliă klao. Lá của cây này có cọng dài, lá mỏng, màu sáng hơi trắng và chắc bền, không dễ bị rách. Phía trước mũ tạo hình chóp như mỏ chim và phía sau tạo tua rua. Theo quan niệm của đồng bào Gié Triêng, chiếc mũ chính là lễ vật kết nối con người với thần linh.

 Những người ăn than được cõng lên nhà rông để ăn mừng
Những người ăn than được cõng lên nhà Rông để ăn mừng

Khi thực hành nghi lễ, thanh niên trai tráng, khỏe mạnh cõng những người đi đốt than lên nhà Rông để ăn mừng. Sau khi già làng cầu khấn thì những người đi lấy than đồng loạt ném chiếc mũ hình chim lên trên mái nhà, nơi đặt các sọ thú. Khi những chiếc mũ ấy trúng đích, vành mũ treo vào chiếc sừng tức là lời khấn đã linh ứng, mọi người đều toại nguyện, hứa hẹn mùa rẫy mới bội thu, ngô, lúa đầy kho, cuộc sống dân làng no ấm.

Những người đàn ông mặc váy, cải trang thành phụ nữ khi thổi đinh tút
Những người đàn ông mặc váy, cải trang thành phụ nữ khi thổi đinh tút

Nét khác lạ trong trang phục truyền thống dân tộc Gié Triêng so với các dân tộc khác thể hiện ở tấm áo khoác thổ cẩm. Tấm áo khoác được đồng bào sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong các sinh hoạt lễ hội. 

Những người ăn than ném chiếc mũ hình chim lên nơi đặt các sọ thú trong nhà làng để mong những lời cầu khấn được linh ứng
Những người ăn than ném chiếc mũ hình chim lên nơi đặt các sọ thú trong nhà làng để mong những lời cầu khấn được linh ứng

Phụ nữ khoác tấm áo choàng lên vai, thả dài xuống lưng, buộc cố định về trước ngực. Tấm áo choàng vào thân người, tạo nên nét dịu dàng, nữ tính của các cô gái Gié Triêng. Khi múa, tấm áo khoác nhẹ nhàng chuyển động theo nhịp điệu nhún nhảy, tạo thành “dòng suối” thổ cẩm tươi tắn sắc màu.

Trước Lễ hội cúng lúa trăm, bà chủ nhà cùng một số phụ nữ trong làng sẽ đi hái lá, hoa cỏ để chuẩn bị kết thành từng chùm trang trí trên mái tóc
Trước Lễ hội cúng lúa trăm, bà chủ nhà cùng một số phụ nữ trong làng sẽ đi hái lá, hoa cỏ để chuẩn bị kết thành từng chùm trang trí trên mái tóc

Một điều đặc biệt nữa trong phục sức của người Gié Triêng là khi thổi đinh tút - một loại nhạc cụ làm bằng ống nứa, thường được sử dụng trong Lễ cúng lúa thì người thổi phải cải trang. Chỉ có cánh mày râu mới được biểu diễn loại nhạc cụ này. Dẫu già hay trẻ họ đều phải cải trang thành phụ nữ. Theo quan niệm của đồng bào, âm thanh của đinh tút có thể mời gọi hồn lúa từ nương rẫy về với buôn làng. Nữ thần lúa là một cô gái hồn nhiên, xinh đẹp nhưng rất yếu đuối và nhút nhát. Nếu thấy bóng dáng đàn ông, thần lúa sẽ xấu hổ, bỏ chạy, không về với buôn làng nữa. Cho nên khi thổi nhạc cụ đinh tút, đàn ông dứt khoát phải mặc trang phục của phụ nữ!

Nghi thức cúng thần lúa linh thiêng xung quanh ché rượu cần
Nghi thức cúng thần lúa linh thiêng xung quanh ché rượu cần

Đặc biệt, trước Lễ hội cúng lúa trăm, bà chủ nhà cùng một số người đi hái lá, hoa tươi để bó lại thành hoa cúng và trang trí lên ché rượu cần. Chủ nhà cùng 12 cô gái (đều là chủ bếp) tham gia lễ cúng đều có 2 bó hoa, 1 bó để cài lên đầu, 1 bó cầm trên tay nhằm thực hiện nghi thức cúng. Mọi người ngồi xung quanh mâm cúng và ché rượu cần để thực hiện Lễ cúng mời gọi thần lúa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Những nghệ nhân "nhí" người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi cho cồng chiêng Tây Nguyên. Đây cũng là minh chứng cho lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc của những chủ nhân di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” mang tính kế thừa mạnh mẽ và sáng tạo của đồng bào Ba Na ở Kông Chro.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Phú Thọ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Phú Thọ

Thời sự - PV - 22:45, 12/09/2024
Chiều 12/9, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới kiểm tra công tác phòng chống, khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra và thăm hỏi, động viên Nhân dân vùng lụt bão tại tỉnh Phú Thọ.
Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh BĐBP tại TP. Hồ Chí Minh hướng về đồng bào miền Bắc

Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh BĐBP tại TP. Hồ Chí Minh hướng về đồng bào miền Bắc

Tin tức - Như Tâm - 21:41, 12/09/2024
Chiều 12/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã tổ chức Lễ tiếp nhận ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3. Thiếu tướng Trần Ngọc Hữu - Phó Tư lệnh BĐBP chủ trì buổi lễ.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, hỗ trợ gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong cơn bão số 3 tại Cao Bằng

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, hỗ trợ gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong cơn bão số 3 tại Cao Bằng

Tin tức - Minh Thu - 21:36, 12/09/2024
Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Cao Bằng, chiều tối 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đi thăm, động viên, chia sẻ những khó khăn, mất mát với Nhân dân huyện Nguyên Bình bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão YAGI).
Tổ chức cuộc thi ảnh “Tràng Định xưa và nay” và cuộc thi thiết kế biểu trưng huyện Tràng Định năm 2024

Tổ chức cuộc thi ảnh “Tràng Định xưa và nay” và cuộc thi thiết kế biểu trưng huyện Tràng Định năm 2024

Tin tức - Ngọc Vân - 17:42, 12/09/2024
UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn) vừa ban hành Kế hoạch: Tổ chức cuộc thi ảnh “Tràng Định xưa và nay” và Cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) huyện Tràng Định năm 2024.
Kon Tum: Phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Kon Tum: Phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Nhịp cầu nhân ái - Ngọc Chí - 17:38, 12/09/2024
Chiều 12/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Yên Bái: Công tác cứu trợ người dân bị cô lập do lũ đang gặp rất nhiều khó khăn

Yên Bái: Công tác cứu trợ người dân bị cô lập do lũ đang gặp rất nhiều khó khăn

Tính đến thời điểm hiện tại, giao thông vào xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn đang bị tê liệt hoàn toàn, bởi nước lũ dâng cao suốt nhiều ngày qua. Hàng trăm hộ dân thôn Hạnh Phúc và Minh Tân của xã phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”, không điện, không nước, thiếu lương thực trầm trọng…
Ngành Công tác Dân tộc địa phương cần phối hợp với các đơn vị liên quan để có thông tin chính xác thiệt hại ở vùng DTTS do thiên tai

Ngành Công tác Dân tộc địa phương cần phối hợp với các đơn vị liên quan để có thông tin chính xác thiệt hại ở vùng DTTS do thiên tai

Tin tức - Trọng Bảo - 17:36, 12/09/2024
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tại buổi làm việc, kiểm tra thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
VNPT triển khai gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ đồng, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

VNPT triển khai gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ đồng, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Xã hội - Vân Khánh - 17:04, 12/09/2024
Ngày 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng, đồng thời tổ chức Lễ phát động quyên góp, ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Thiệt hại nặng nề về hạ tầng (Bài 1)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Thiệt hại nặng nề về hạ tầng (Bài 1)

Thời sự - Sỹ Hào - 16:59, 12/09/2024
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 kết thúc chưa được bao lâu thì các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã hứng chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3. Điều này có thể dẫn tới những sai số dữ liệu đã được điều tra so với thực tế hiện nay. Vì vậy, khi phân tích dữ liệu điều tra cần có sự thận trọng, đánh giá đa chiều và cập nhật số liệu mới để tránh sai số, từ đó phục vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới.
Chung tay xóa nhà tạm cho đồng bào DTTS

Chung tay xóa nhà tạm cho đồng bào DTTS

Media - Ngọc Chí - 16:29, 12/09/2024
Huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum có hơn 86% dân số là đồng bào DTTS, chủ yếu là dân tộc Gié Triêng, Xơ Đăng. Những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội hóa giúp đồng bào DTTS xóa nhà tạm. Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Khuyến nông cộng đồng - Mô hình hiệu quả ở Kon Tum

Khuyến nông cộng đồng - Mô hình hiệu quả ở Kon Tum

Media - Ngọc Chí - 16:21, 12/09/2024
Sau 2 năm triển khai, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng tại vùng Tây Nguyên, với sự tham gia tư vấn, hỗ trợ tích cực của đội ngũ khuyến nông cộng đồng đã giúp bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum mạnh dạn thay đổi, phát triển mở rộng diện tích sản xuất cà phê có chứng nhận quốc tế.