Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

“Dải thổ cẩm” ở núi rừng Trường Sơn

Tấn Vịnh - 22:04, 14/11/2019

Thổ cẩm, trang phục là diện mạo của di sản văn hóa tộc người. Dệt vải thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống lâu đời và phổ biến của các dân tộc miền núi. Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với cuộc sống của đồng bào, là một phần quan trọng của tri thức dân gian, là di sản văn hóa, tài nguyên nhân văn quý giá của các dân tộc thiểu số.

Các thợ dệt ký văn bản cam kết tham gia mạng lưới dệt thổ cẩm
Các thợ dệt ký văn bản cam kết tham gia mạng lưới dệt thổ cẩm

Trong quá khứ, các dân tộc đã có quan hệ giao lưu, học hỏi lẫn nhau về nghề dệt thổ cẩm, trao đổi với nhau các sản phẩm dệt, đồ trang sức, ảnh hưởng qua lại về kiểu cách trang phục... Xuất phát từ yếu tố lịch sử, văn hóa đó, Tổ chức Cứu trợ/Phát triển quốc tế của Nhật Bản (FIDR) đã khai sinh ra “Dải thổ cẩm” mang đậm dấu ấn, sắc màu đại ngàn, khởi động mạng lưới thổ cẩm của nhiều nhóm nghệ nhân dệt thuộc các dân tộc sinh sống ở vùng cao.

Trong cuộc sống mưu sinh ở các buôn làng, thôn bản hiện nay, nghề dệt truyền thống của đồng bào vẫn còn giữ gìn, bảo lưu ở một số buôn làng. Tuy nhiên, nguyên liệu dệt đã thay đổi, không giữ được hồn cốt của thổ cẩm truyền thống, nhất là hoa văn và sắc màu.

Mặc dù nghề dệt của các dân tộc như Cơ-tu, Tà Ôi, Hrê đã được vinh danh là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, nhưng không nhận được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng để tiếp tục giữ gìn, phát huy di sản quý báu của dân tộc...

Cơ duyên đến với nghề dệt thổ cẩm của đồng bào vùng cao từ khi FIDR (trụ sở tại Đà Nẵng) quan tâm đến việc hỗ trợ, giúp đỡ sinh kế cho bà con sinh sống ở địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam. Qua thời gian gắn bó với các thôn bản vùng cao, những người bạn đến từ Nhật Bản đã bị cuốn hút bởi vốn văn hóa truyền thống của người Cơ-tu, trong đó có nghề dệt thổ cẩm.

Nhìn thấy tiềm năng, triển vọng phát triển sản phẩm làng nghề nói riêng, di sản văn hóa truyền thống dân tộc nói chung, có thể khai thác phục vụ hoạt động du lịch, bà Nobuko Otsuki - Trưởng Đại diện Tổ chức FIDR tại Việt Nam, cùng với các cộng sự của mình đã có nhiều năm ấp ủ hình thành “mạng lưới dệt” để đánh thức nghề truyền thống của cả vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.

Qua nhiều lần vận động, khảo sát, tổ chức tập huấn, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con, nhân dịp Hội thảo Khởi động mạng lưới thổ cẩm các dân tộc miền Trung - Tây Nguyên “mạng dưới dệt” đã chính thức ra mắt vào ngày 10/10 tại đô thị cổ Hội An. Mạng lưới gồm 17 nhóm nghệ nhân dệt thuộc các dân tộc Cơ-tu, Xơ-đăng, Ba Na, Ê-đê, M’nông, Mạ, Giẻ-triêng... đang sinh sống ở 5 tỉnh, thành phố như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Đăk Nông.

Bà Nobuko Otsuki - Trưởng đại diện FIDR và các thợ dệt thổ cẩm trong buổi ra mắt khởi động mạng lưới thổ cẩm miền Trung - Tây Nguyên
Bà Nobuko Otsuki - Trưởng đại diện FIDR và các thợ dệt thổ cẩm trong buổi ra mắt khởi động mạng lưới thổ cẩm miền Trung - Tây Nguyên

Riêng trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam, nhóm dệt của làng Zara còn có nhiều làng khác tham gia mạng lưới như La Dêê, La Êê, Dak Tôi, Tà Pơ, Zuôih, Chơ Chun (huyện Nam Giang), Dhờ Rồng, Bhà Hôồn (Đông Giang). Đặc biệt, xã Zuôi có đến 120 thợ dệt thổ cẩm tham gia mạng lưới.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Kim Lan (Hợp tác xã thổ cẩm Zara) được chọn trong Ban điều hành mạng lưới, cho biết trong tương lai mạng lưới sẽ mở rộng nhiều địa bàn, thu hút nhiều nhóm nghệ nhân thuộc các thành phần dân tộc tham gia.

Để hỗ trợ công tác truyền thông, tổ chức FIDR còn hình thành trang web mang tên weaving network. Những ai quan tâm có thể truy cập vào trang mạng này để tìm kiếm thông tin và các thành viên có thể liên lạc với nhau nhanh nhạy hơn để trao đổi, chia sẻ thông tin, hình ảnh, các hoạt động của nhóm...

Việc khởi động mạng lưới thổ cẩm mang ý nghĩa nhiều mặt. Tham vọng của mạng lưới là tạo điều kiện, cơ hội để nghệ nhân các dân tộc trong khu vực, trong các tỉnh thành liên kết với nhau nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, bí quyết, nâng cao tay nghề, chia sẻ những thông tin để quảng bá, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nghề truyền thống của bào được duy trì cũng góp phần thay đổi diện mạo ở buôn làng, vừa giúp giữ gìn sắc phục dân tộc, vừa tạo công ăn việc làm, có thêm nguồn thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào.

Dải thổ cẩm là “sân chơi” của các thợ dệt - chủ nhân của các sản phẩm thổ cẩm. Đây là một hoạt động ý nghĩa nhằm tạo ra cơ hội và môi trường thuận lợi, thích hợp nhất để giúp bà con được kết nối và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 17 phút trước
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 5 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 5 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 5 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 9 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.