Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề dệt thổ cẩm của người Jrai

PV - 10:38, 19/07/2019

Nghề dệt thổ cẩm là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Jrai tại tỉnh Gia Lai. Tại làng Choét Ngol (xã Chư Á, TP. Pleiku) và làng Chuét 2 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku), nhiều phụ nữ vẫn cần mẫn, miệt mài gìn giữ nghề dệt để bảo tồn nghề truyền thống bao đời nay của dân tộc mình.

Hai mẹ con chị RaLan Yưng miệt mài dệt thổ cẩm để kịp hoàn thành sản phẩm giao cho khách hàng. Hai mẹ con chị RaLan Yưng miệt mài dệt thổ cẩm để kịp hoàn thành sản phẩm giao cho khách hàng.

Chúng tôi đến thăm nhà của nghệ nhân RaLan Yứt, một trong những hộ dệt thổ cẩm có tiếng của làng Choét Ngol, xã Chư Á (TP. Pleiku). Bước vào nhà đã thấy có mấy người đang miệt mài ngồi dệt vải. Chị RaLan Yứt cho biết: “Nhà mình có 4 người làm (dệt), toàn là chị em trong nhà cả. Công việc dạo này nhiều lắm, nhà mình đang làm để kịp giao hàng cho khách…”.

Khi thấy chúng tôi quan tâm về công đoạn dệt vải, chị Yứt ngừng tay giới thiệu tỉ mỉ và tận tình về những bộ phận của khung dệt, cách xe chỉ luồn kim đến thế ngồi, thế dệt... “Dụng cụ dệt thổ cẩm gồm có nhiều bộ phận rời, là những thanh gỗ dài dùng để luồn sợi dọc và dập sợi ngang. Khung dệt thường có 2 dạng là khung ngắn và khung dài. Khi dệt, phải ngồi xuống sàn nhà, lưng thẳng và hai chân duỗi thẳng để làm căng mặt sợi trên khung. Sau khi dệt xong, những tấm vải sẽ được chuyển qua máy may, hoàn thành công đoạn cuối cùng”, chị Yứt chia sẻ.

Tiếp lời chị Yứt, chị RaLan Yưng, em gái chị Yứt hồ hởi: “Không làm nghề thì thôi chứ làm rồi không bỏ được. Khách càng ngày càng đông, nhà mình có 4 người mà vẫn làm không kịp để giao cho khách hàng. Tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018, bọn mình được mời tham gia trình diễn dệt thổ cẩm, còn được cấp cả bằng chứng nhận, nhờ đó mà có thêm động lực phát triển nghề này”.

Chị Yứt cũng cho biết, tại làng Choét Ngol vẫn còn nhiều hộ giữ gìn nghề dệt. Các làng khác gần như không làm nữa, vì thu nhập ít. Nếu có nhu cầu thì họ đặt mua. Còn đối với gia đình của chị Yứt, chị vẫn truyền dạy nghề cho con gái, con dâu với hy vọng mai này, những đứa con trong gia đình lại kế nghiệp mẹ.

Mỗi nét thổ cẩm trên tấm vải, đều thể hiện được sự tinh tế của người dệt cũng như thể hiện được đời sống tinh thần của người Jrai. Cách nhà chị RaLan Yứt không xa, chúng tôi ghé thăm nhà của chị BLoi ở làng Chuét 2 (trú phường Thắng Lợi, TP. Pleiku), chị BLoi tâm sự: Trước đây, người ta hay lấy sợi bông để dệt vải, nhưng theo năm tháng không còn ai dùng nữa. Các hộ dệt đều đi chợ để mua sợi công nghiệp về làm thay thế cho sợi bông. Để dệt một tấm thổ cẩm và hoàn thành một sản phẩm, chúng tôi mất hơn 1 tuần.

Màu sắc mà khách hay lựa chọn thường là tông đỏ và đen. Họa tiết thường là những thứ đơn giản, gắn liền với đời sống tinh thần của người Jrai như cây lá, hoa, cỏ, cũng có khi là con vật,… Đây cũng là thành phần quyết định giá của một bộ đồ. Với hoa văn đơn giản thì giá thành rẻ, hoa văn càng phức tạp, giá thành sẽ cao hơn. Giá một bộ đồ em bé có giá 600-800 ngàn đồng. Đồ người lớn có giá từ 1 triệu đồng trở lên, còn váy thì dao động từ 800-1 triệu đồng. Những bộ đồ truyền thống này thường được người dân mặc vào các dịp lễ hội để thể hiện được bản sắc dân tộc mình.

Chị BLoi cũng cho biết, nghề dệt thổ cẩm là do mẹ truyền lại. Chị làm nghề đã nhiều năm, có uy tín nên nhiều khách hàng tự tìm đến nhà mua hàng. Tuy nghề này không mang lại thu nhập cao, nhưng gắn bó với nó rồi thì không bỏ được. Có những ngày để trả hàng cho khách đúng hạn, chị BLoi phải dậy từ sớm tinh mơ ngồi bên khung dệt cho đến khi tối muộn mới được nghỉ ngơi.

Trao đổi với Phó Chủ tịch UBND xã Chư Á, ông Trương Văn Minh cho biết: “Năm 2017, chúng tôi cũng đã phối hợp với nhiều ban, ngành để mở lớp dạy thổ cẩm. Điểm mạnh của làng Choét Ngol là các sản phẩm thổ cẩm phục vụ du lịch rất nhiều. Hiện tại, chúng tôi đang dự kiến thành lập hợp tác xã để bán các mặt hàng truyền thống giúp tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tạo hướng đi mới cũng như phát triển, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm.”.

THÙY DUNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.