Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chát mặn nghề “cướp nắng với trời”

PV - 11:40, 24/08/2020

Từ bao đời nay, diêm dân các làng muối tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) miệt mài “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên các ô nại. Trời càng nắng, diêm dân đổ ra đồng càng đông. Khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc diêm dân tranh thủ thời gian “cướp nắng với trời” với mong mỏi chắt chiu được thêm vài ba lạng muối trong ngày.

Làm muối tại xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Ảnh: Hồ Phương
Làm muối tại xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Ảnh: Hồ Phương

“Cướp nắng với ông trời”

Mặc cho cái nắng và gió Lào phả vào rát mặt, ông Lê Doãn Sơn (thôn Yên Thọ, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) vẫn miệt mài thu hoạch thành quả sau một ngày lao động vất vả trên các ô muối. Gia đình ông Sơn có 3 sào muối với 15 ô nại. Đây cũng là kế sinh nhai nuôi sống vợ chồng ông và đứa cháu nội qua ngày. Một ngày, vợ chồng ông đều bắt đầu công việc từ tờ mờ sáng đến lúc chiều tối. Công đoạn làm muối nghe chừng rất dễ, nhưng để làm ra được một hạt muối thì công đoạn nào cũng vất vả, mất sức như ngâm cát, lọc nước, trang đất...

Phải chờ đợi đến trưa, khi những ánh nắng gay gắt của mặt trời kết tinh từng hạt muối trên những ô nại, người ta bắt đầu cào thành từng đống nhỏ, trắng xóa. Nắng càng gắt, hạt muối kết tinh càng nhiều, đây cũng là thời điểm diêm dân tranh thủ thu hoạch muối. Cứ liên tiếp hết đống này đến đống khác, mặc gió Lào và cái nắng miền Trung phả vào mặt, diêm dân tại đây vẫn lầm lũi cào muối thành gò nhỏ để phơi khô. Quệt những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mặt, bà Ngô Thị Hạnh (xã Hộ Độ) cho biết: “Trong suốt thời gian mùa vụ, mỗi ngày nhà tôi chỉ có thể nghỉ ngơi được chừng hơn một tiếng đồng hồ, còn lại luôn thấp thỏm canh nắng, canh mưa, túc trực ngoài ruộng”. Và khi hoàng hôn buông xuống, diêm dân tiếp tục gánh những hạt muối trên lưng, đưa về những cơ sở chế biến muối sạch. Thành quả sau một ngày làm việc dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, thu nhập của họ được khoảng 100.000 đồng/người.

Tuy nhiên, đã nhiều tháng qua, những thúng muối sau khi được thu hoạch không được đưa về kho vì không còn chỗ đựng. Muối được bỏ ngay trên các ruộng muối vì không bán được. “Thứ gì thì còn cần người trông coi, chứ muối giờ rẻ, cho họ còn không lấy chứ nói gì đến trộm” - Vừa lấy bạt phủ lên những thúng muối vừa thu hoạch, ông Sơn vừa chua chát nói.

Đó là thực trạng đáng buồn cho nghề muối ở huyện Lộc Hà trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi diêm dân phải bỏ sức lấy công làm lãi thì đầu ra không có, dù muối rớt giá vẫn không có nơi tiêu thụ. Theo những diêm dân tại đây, sự xuất hiện của nhiều loại gia vị phụ gia khác trên thị trường khiến nghề làm muối và sản phẩm muối cứ thế lao đao. Dù nai lưng cả ngày với trời, nhưng 1kg muối làm ra có khi chẳng đủ để mua một ổ bánh mỳ. Cũng chính vì vậy, khoảng 5 năm nay, những ruộng muối bị bỏ hoang tại các làng muối huyện Lộc Hà ngày càng nhiều.

Làng nghề truyền thống 60 năm điêu đứng vì giá rẻ mạt

Đang chính vụ sản xuất nhưng vựa muối ở Lộc Hà chỉ có khoảng 10,5% tổng quỹ đất làm muối được sản xuất. Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn huyện Lộc Hà có tổng 197ha đất sản xuất diêm nghiệp. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, số diện tích này đang dần bị bỏ hoang, một số khác đã và đang được quy hoạch để chuyển đổi sang mục đích khác, chỉ rất ít diện tích được sản xuất. Số diện tích đất còn sản xuất từ lâu không được đầu tư, làm manh mún.

Xã Hộ Độ là một trong những vùng muối truyền thống lâu đời tại huyện Lộc Hà. Nghề muối xuất hiện tại đây đã gần 60 năm. Toàn xã có hơn 1.900 hộ với khoảng 8.000 dân, tuy nhiên, số hộ làm muối đến năm 2020 chỉ còn khoảng 29 hộ. Các ô muối bị bỏ hoang quá nửa, phần bị hư hỏng, phần còn lại cỏ mọc um tùm.

Làng muối Hộ Độ được hình thành cách đây gần 60 năm thì có 40 năm bà Ngô Thị Hạnh gắn bó với nghề. Dù vậy, cuộc sống của gia đình bà không khấm khá lên, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Sự khó khăn trong nghề khiến gia đình từng phải bỏ nghề đi lên thành phố, vào Nam ra Bắc xuôi ngược mưu sinh.

Cái nghề chủ yếu lấy công làm lãi này dù cực khổ là vậy, nhưng đã gần 5 năm nay, giá muối rớt thê thảm. Hiện nay, giá muối bán lẻ trên thị trường dao động từ 25.000 – 30.000 đồng/yến. Nhưng trên thực tế, muối thu mua lại từ người dân chỉ vào khoảng 12.000 đồng/yến. Sau 5 tháng sản xuất, bà con cũng chỉ thu về được khoảng 10 triệu đồng. Cũng chính vì vậy, từ hơn 70% hộ dân làm muối, giờ toàn xã Hộ Độ chỉ còn 29 hộ tham gia sản xuất.

Ông Trương Bá Khanh, Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Chính quyền xã đã có các chính sách như: Trích ngân sách, lồng ghép các chương trình, dự án cải tạo đồng muối; hỗ trợ ngày công (mức 250.000 - 300.000 đồng/sào/vụ) nhằm khuyến khích sản xuất. Nhưng hiệu quả không cao, vấn đề đầu ra khó khăn vẫn là nguyên nhân chính khiến bà con không mặn mà với nghề làm muối”.

Do bấp bênh đầu ra, giá cả rẻ mạt nên nhiều hộ dân đã bỏ nghề muối truyền thống để chuyển sang các ngành nghề khác. Ảnh: Hồ Phương
Do bấp bênh đầu ra, giá cả rẻ mạt nên nhiều hộ dân đã bỏ nghề muối truyền thống để chuyển sang các ngành nghề khác. Ảnh: Hồ Phương

Còn tại xã Thạch Châu (huyện Lộc Hà), hiện còn khoảng 100 hộ dân thôn Châu Hạ vẫn đang theo nghề làm muối truyền thống. Cán bộ xã cho biết, do tại đây vẫn chưa có cơ sở chế biến công nghiệp nào thu mua muối ổn định, đầu ra cho hạt muối vẫn phải chờ người dân thu mua để ướp thực phẩm, nấu ăn, bỏ ruộng... nên nghề muối của xã gặp rất nhiều khó khăn. Từ những vựa muối có tiếng trong và ngoài tỉnh, hiện nay, những làng muối tại huyện Lộc Hà đang dần thu hẹp diện tích. Những người bám trụ với nghề chủ yếu là người cao tuổi trong làng. Không thể làm nghề phụ khác nên họ đành “đèo bòng” với nghề truyền thống mặn chát này. “Thú thực là sức chúng tôi không biết làm được nghề gì khác, lên thành phố, người già họ không thuê, nên đành quay lại với ruộng muối kiếm đồng nào thêm đồng ấy. Với lại, cái nghề truyền thống nhìn nó mai một, chúng tôi cũng không đành. Chúng tôi chỉ mong có đầu ra nghề muối ổn định, vừa kiếm thêm thu nhập, vừa gìn giữ nghề của cha ông” - Bà Phan Thị Thành (thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu) ngậm ngùi.

Năm 2020, huyện Lộc Hà kế hoạch sản xuất 24,2ha, nhưng đến thời điểm này mới chỉ có 20,6ha. Trong đó, xã Thạch Châu có 13,5ha (ước tính sản lượng khoảng 1.010 tấn); xã Hộ Độ 6,7ha (sản lượng 78 tấn) và xã Thạch Mỹ 0,35ha (sản lượng 4 tấn).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
MB Dream Home – Giải pháp tài chính đột phá cho khách hàng trẻ

MB Dream Home – Giải pháp tài chính đột phá cho khách hàng trẻ

Kinh tế - Tào Đạt - 2 giờ trước
“MB Dream Home”, là minh chứng rõ nét cho sự nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo Ngân hàng Quân đội (MB) trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường. Gói vay này không chỉ xuất phát từ chiến lược kinh doanh mà còn dựa trên phân tích chính xác về tâm lý, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của giới trẻ hiện nay.
Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Từ ngày 21/3 đến 3/4, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Di sản nghề khảm xà cừ tại IDECAF (31 Thái Văn Lung, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo

Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo "nóng" vụ nhiều nữ sinh tiểu học hút thuốc lá trong trường

Giáo dục - Tào Đạt - 5 giờ trước
Đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy có khoảng 6-7 nữ sinh của một trường tiểu học thản nhiên hút thuốc phì phèo và nói tục, chửi thề. Sau xác minh ban đầu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang yêu cầu tăng cường quản lý, giáo dục đạo đức và tác hại thuốc lá cho học sinh.

"Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Hành trình về nguồn"

Sắc màu 54 - Phan Huy - 5 giờ trước
Như lời hẹn ước thiêng liêng, tháng Ba về, triệu triệu trái tim con dân đất Việt lại cùng chung nhịp đập hướng về non thiêng Nghĩa Lĩnh chờ đón nhịp trống đồng khai hội Đền Hùng, tìm về nơi phát tích cội nguồn dân tộc với lòng tôn kính, tri ân công đức tổ tiên khai sơn, phá thạch, gây dựng nền móng giang sơn gấm vóc trao truyền cho cháu con xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử…
Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Xã hội - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Xác định, việc đưa nước sạch về các thôn, xã miền núi vùng cao là một trong những nhiệm vụ mang ý nghĩa thiết thực nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, do vậy thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho 10 xã miền núi, dự kiến có khoảng 4.000 hộ dân được thụ hưởng.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ gần bốn năm nay, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và niền núi tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Pháp luật - Duy Chí - 5 giờ trước
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 979/QĐ-XPHC phạt Công ty CP Johnson Wood số tiền 550 triệu đồng về 2 hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 6 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.