Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Người Ơ-đu ở Nghệ An: Mầm xanh trên đất Văng Môn (Bài cuối)

M. Cường - H. Anh - 11:04, 26/06/2020

Suốt một thời gian rất dài, người Ơ-đu sống du canh, du cư đói khổ quanh các sườn đồi, khe suối, thậm chí, họ từng phải đối diện với nguy cơ bị tuyệt chủng, bị đồng hóa. Thế nhưng, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, phần lớn người Ơ-đu đã được định canh, định cư ổn định, dần tìm về nguồn cội để xây dựng cuộc sống mới.

Bà Lo Thị Thoan (đứng) hướng dẫn kỹ thuật dệt của người Ơ-đu cho người dân
Bà Lo Thị Thoan (đứng) hướng dẫn kỹ thuật dệt của người Ơ-đu cho người dân

Cuộc sống mới

Đến đất Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An), ấn tượng đầu tiên của chúng tôi chính là màu xanh bạt ngàn của gần chục ha cỏ voi đang đến thời kỳ thu hoạch. Chia sẻ về đời sống của người Ơ-đu nơi đây, anh Lo Văn Quyền, Trưởng bản Văng Môn hồ hởi cho biết: Trước đây, người Ơ-đu sống rải rác trong vùng lòng hồ Bản Vẽ, xen kẽ với người Thái, người Khơ-mú. Năm 2004, khi nhà máy Thủy điện Bản Vẽ được xây dựng, 103 hộ với 445 nhân khẩu người Ơ-đu ở các nơi được đưa về tái định cư tại bản Văng Môn, xã Nga My.

Về nơi ở mới, người Ơ-đu có thể tự tin sống với bản sắc nguồn cội. Nhưng do các điều kiện khách quan, đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) của đại bộ phận đồng bào Ơ-đu còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 4,2 triệu đồng/năm; bình quân lương thực là 150 kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 57,28%.

Thế nhưng giờ đây, đến với Văng Môn, chúng tôi cảm nhận một cuộc sống mới đang hiển hiện. Bà Lương Thị Quân, người dân bản Văng Môn chia sẻ: Trước đây, do diện tích đất canh tác ở địa phương rất eo hẹp, lại không có việc làm ổn định nên cuộc sống của gia đình bà luôn thiếu thốn. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, gia đình bà được cấp hàng trăm m2 đất trồng cỏ voi. Sau đó, gia đình được xây dựng một chuồng bò kiên cố và 1 máy băm cỏ hiện đại. Mới đây nhất, đầu năm 2020, gia đình bà Quân được cấp 4 con bò giống. Quá trình nuôi và chăm sóc, bà thường xuyên được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò. Nhờ đó, đời sống kinh tế gia đình đã bước đầu ổn định.

Không chỉ phát triển về sinh kế, đời sống văn hóa của người dân bản Văng Môn cũng luôn được chính quyền quan tâm khôi phục và phát huy. Trong bộ trang phục dân tộc Ơ-đu truyền thống, bà Lo Thị Thoan, 48 tuổi, dân bản Văng Môn bộc bạch: Trước đây, người Ơ-đu có trang phục riêng rất đẹp, nhưng gần như đã biến mất, chỉ có những người già mới còn.

Bản thân bà trước đây cũng không có bộ trang phục này. Năm 2019, từ nguồn vốn của Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, theo Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 2086), dân bản Văng Môn được cấp 20 bộ khung cửi, sợi bông dệt vải; phụ nữ trong bản được truyền dạy các kỹ năng sang sợi, dệt lại bộ quần áo truyền thống của dân tộc mình. Nhờ vậy, mà giờ đây, hầu hết phụ nữ Văng Môn đã có 1 bộ trang phục truyền thống để mặc mỗi dịp lễ tết, hoặc những sự kiện quan trọng.

Lan tỏa niềm tự hào dân tộc

Những đổi thay mà bản Văng Môn ngày này có được không thể không nhắc đến một bệ đỡ chính sách vô cùng quan trọng, là Đề án 2086.

Ông Lương Thanh Hải, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho biết, năm 2018 - 2019, tỉnh Nghệ An được Trung ương cấp hơn 28 tỷ vốn sự nghiệp theo Đề án 2086. Trên cơ sở nguồn vốn đó, Ban Dân tộc đã tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ bảo tồn phát triển văn hóa cho đồng bào Ơ-đu ở bản Văng Môn. Cụ thể, Nghệ An đã hỗ trợ 280 con bò giống vàng địa phương, với kinh phí gần 4,4 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 67 chuồng trại theo quy hoạch, hỗ trợ khai hoang cải tạo 8,7ha đất trồng cỏ voi… Ngoài ra, tỉnh cũng tích cực hỗ trợ người dân khôi phục trang phục truyền thống, lễ hội và hỗ trợ học tiếng Ơ-đu theo hình thức truyền khẩu.

Có thể nói, với những việc làm cụ thể thiết thực, Đề án 2086 đã giúp cho bản Văng Môn, xã Nga My có những sự đổi thay rõ rệt. Không những vậy, Đề án còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong cộng đồng người Ơ-đu trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An.

Song song với việc triển khai Đề án, thời gian qua,  cũng đã có văn bản đề nghị các địa phương chú trọng công tác tuyên truyền vận động, tạo điều kiện hướng dẫn đồng bào Ơ-đu xác định lại thành phần dân tộc. Trên thực tế, đến đầu tháng 6/2020 đã có 3 hộ với 30 nhân khẩu ở xã Yên Na, huyện Tương Dương làm đơn xin xác định lại thành phần dân tộc Ơ-đu.

Trong khi chờ chính quyền địa phương xác nhận chính thức, những hộ này đã tìm đến bản Văng Môn xin tham gia lớp học tiếng Ơ-đu do Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An tổ chức. Đây thực sự là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy người Ơ-đu đang hồi sinh và khát khao vươn lên trong phát triển KT-XH.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Thời sự - Duy Chí - 5 giờ trước
Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 6 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 6 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 6 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 6 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 6 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.